CÁC NHÀ TRÍ THỨC VÀ CÁC TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN TRANH ĐẤU ĐÒI TỰ DO TÔN GIÁO VÀ DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM

 

 

Linh Mục Chân Tín Nói Về

Chuyện Bầu Cử Quốc Hội Tại Việt Nam

 

From: ...

To: ...

Subject: tham Van

Date: Fri, 24 May 2002 20:58:57 -0700 (PDT)

Qua chau Van.

Anh Duc men

Email cua anh bi fire wall. May ma bai 17/5 den tay anh. Ngay 19/5 bai cua toi khong den tay anh vi khong thay tren Internet nhu bai 17/5. Hom 24/5 gui lai nhung khong duoc - co gui qua dia chi anh Lien cung bi tra. Vay toi gui qua dia chi chau Van. De chau Van gui nho anh len mang. Cam on anh.

Thuong tham chi Duong.

C Tin

 

Tôi Không Ði Bầu

 

Hôm nay, ngày 19 tháng 05 năm 2002, Ðảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam tổ chức cái gọi là bầu cử quốc hội thứ 11.

Cách đây hơn một tháng, hai anh công an của Quận 3 và của Phường 9 đến "thăm" tôi và đề cập đến việc bầu quốc hội.

- Tôi cho hai anh biết tôi sẽ không đi bầu, tôi nói ngay với họ, phòng phiếu đứng chờ tôi đến hết giờ, tôi biết dân chúng sẽ kết thúc vào khoảng trưa, vì họ muốn đi bầu cho xong chuyện, chẳng có gì phấn khởi như trong các nước tự do dân chủ, ứng cử và bầu cử tự do, họ biết toàn là đảng viên cộng sản, chẳng có gì mới, chẳng có gì thay đổi.

- Sao linh mục không đi bầu ?

- Có bầu cử gì đâu, đây chỉ là một trò chơi xổ số cho mấy ông đảng cộng sản, mà Ðảng và Nhà Nước cùng mấy ông Mặt Trận đã chọn rồi, một trò xổ số tốn kém, bắt buộc mọi người phải tham gia, trăn phần trăm. Muốn có bầu cử phải có tự do ứng cử và tự do bầu cử, ở cái đất nước xã hội chủ nghĩa, dân chủ hơn mô�t trăm lần các nước tư bản, thì Ðảng và Nhà Nước đã chọn sẵn rồi, giới thiệu để được bầu theo ý Ðảng, nếu có một số nhỏ "tự ứng cử" thì cũng là người Ðảng chọn qua Mặt Trận Tổ Quốc, có đi nhiều hay ít cũng vậy thôi. Ðàng khác, quốc hội này không phải là quốc hội của toàn thể 80 triệu dân, đảng viên cộng sản chỉ chừng khoảng 2 triệu, mà chiếm trọn quốc hội 500 ghế, còn 78 triệu dân gồm bao nhiêu tài năng đức độ là con số không ? Hai triệu đảng viên có được mấy người tài năng đức độ ? Ða số vào đảng để có chỗ đứng, để có bàn đạp tiến thân, để vinh thân phì da. Những người được bầu vào quốc hội không phải là dân biểu, nhưng là đảng biểu, đảng biểu sao làm vậy. Mấy năm gần đây cũng có cãi cọ, trao đổi, chất vấn người nhà nước thì cũng là trên những chuyện nhỏ, chứ đâu dám đụng những chuyện lớn của đất nước, như chuyện bỏ điều 4 hiến pháp, là điều buộc 78 triệu dân không cộng sản phải theo học thuyết Mac Lênin, chuyện xóa bỏ hiến pháp 1992 là hiến pháp của Cộng sản Việt Nam chứ không phải của toàn dân, chuyện vi phạm nhân quyền và dân quyền, v..v.. Ðó là những vấn đề cấm kỵ, quốc hội không được đề cấp tới.

Cả năm nay, từ trung ương đến tỉnh thành, quận huyện, phường xã, người ta tổ chức bao nhiêu hội nghị, bao nhiêu cuộc họp mặt giới thiệu ứng cử viên, tất cả là hình thức, vừa tốn kém vừa mất thì giờ. Như trong giới Công Giáo thành phố, có một linh mục ứng cử đại biểu quốc hội thay cho đại biểu cũ, số dân công giáo trên 500 ngàn người chẳng hay biết gì. Một buổi sáng đẹp trời, có tên một ứng cử viên mới, Ðảng và Mặt Trận đã chọn để làm đại biểu cho giới công giáo, họ chẳng cần hỏi ý kiến trên 500.000 giáo dân, chế độ xhcn. dân chủ hơn cả triệu lần chế độ tư bản ! Thật mỉa mai. Và tình hình này chung cho các giới.

Mấy ông dân biểu là những bù nhìn, chẳng dám nói những sai trái tày trời của Ðảng và Nhà Nước, như trong các năm 2000-2001, Ðảng CSVN. đã ký tặng 700 cây số vuông lãnh thổ VN. và 9% lãnh hải Bắc Việt cho Trung Quốc, thế mà chẳng có dân biểu nào lên tiếng phản đối việc bán nước đó, họ đã ém nhẹm cái nhục nhã ấy đối với nhân dân Việt Nam.

Chỉ nói đến Nhà Nước CS. làm lễ cắm mốc mới, lùi biên giới cho Trung Quốc, không hổ thẹn với Tổ Tiên và Dân Tộc Việt Nam, khi ngày nay đất nước VN. không còn bắt đầu tại ải Nam Quan anh dũng, mà lại bắt đầu từ "cọc mốc số không" nhục nhã kia, thế mà có dân biểu nào lên tiếng phản đối ? Ông Nông Ðức Mạnh, chủ tịch quốc hội thời bấy giờ đã lén lút ký nhượng đất và biển cho Trung Cộng. Ðể khỏa lấp cái nhục nhã đó, Ðảng và Nhà Nước năm nay ồn ào tổ chức lễ giỗ tổ Hùng Vương hơn các năm trước, tại đền Hùng ngoài bắc cũng như trong nam. Riêng tại thành phố này, người ta long trọng khởi công xây dựng khu tưởng niệm các vua Hùng, thật là trái khuấy, thật trơ trẽn, khi họ can tâm nhường đất của vua Hùng, tổ tiên ta cho Trung Quốc.

Ngày19/05/2002 là ngày bầu cử quốc hội khoá 11, ngày này cũng là ngày Ðảng CSVN. Mừng sinh nhật ông Hồ, đó cũng là ngày đau buồn của gia đình tôi. Năm 1954, cũng vào ngày này, Việt Cộng đã dâng cho ông Hồ một món qùa sinh nhật đẫm máu. Việt Cộng đã cho nổ mìn chiếc tàu chợ Huế-Ðà Nẵng, bao nhiêu hành khách vô tội đã chết, trong đó có người anh cả của tôi, ông Nguyễn văn Quy, đang phục vụ trên chiếc tàu ấy.

Hôm nay ngày 19/05/2002, tôi tưởng nhớ đến anh tôi, đến hàng triệu người đã chết một cách oan uổng trong cuộc chiến tranh anh em nam bắc tương tàn, để đưa tới một chế độ độc tài đảng trị hôm nay.

 

Lm. Chân Tín

Saigon, ngày 19/05/2002

 

 

Các nhóm nhân quyền lên án Hà nội

về việc đối xử những người miền núi

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Các nhóm nhân quyền lên án Hà nội về việc đối xử những người miền núi.

Rome (Zenit 26/04/2002) - Một nhóm nhân quyền nói, nhà cầm quyền Hà nội đang tiếp tục chính sách đàn áp và sự phân biệt chủng tộc của họ, chống lại những người thượng, những người nông dân tại vùng trung nguyên Việt nam.

Trong một bản tường trình mới xuất bản, Cơ quan theo dõi nhân quyền kết án Hà nội đang khuyến khích việc di dân từ những vùng đông dân miền bắc, đến những vùng mà từ lâu  người thượng làm chủ; và đa số những người thượng vùng cao nguyên nầy là Kitô hữu.

Theo phúc trình của cơ quan theo dõi nhân quyền, những người thượng nầy đã mất đi quyền sở hửu chủ đất đai của họ và đang bị khổ cực vì giá cà phê đang bị xuống giá.

Bản tường trình nhấn mạnh rằng, lý do tôn giáo cũng là nguyên nhân cho sự đàn áp của nhà cầm quyền Hà nội. Nhiều người thượng tự cho họ là những người tin lành "Dega", một nhóm mà nhà cầm quyền Việt nam cho là một phong trào ly khai.

Cơ quan theo dõi nhân quyền nói khoảng 1,000 người thượng đã chạy trốn sang quốc gia láng giềng Cambodia và hiện đang yêu cầu xin tị nạn chính trị tại Hoa kỳ. Nhóm theo dõi nhân quyền đã yêu cầu Hà nội hãy chấp dứt việc bắt giam tùy hứng,  hãy cải tiến luật đất đai nông nghiệp và tôn trọng quyền của các công dân.

 

 

7 nhân vật tranh đấu nhân quyền ở VN

tuyên bố sẽ tuyệt thực

nếu không cho gắn điện thoại lại cho họ

 

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

7 nhân vật tranh đấu nhân quyền ở VN tuyên bố sẽ tuyệt thực nếu không cho gắn điện thoại lại cho họ.

Hà Nội - (Tuesday 16/10/2001) - Bảy nhân vật tranh đấu cho tự do, nhân quyền tại Hà Nội vừa gửi thư cho nhà nước Cộng Sản Việt Nam tuyên bố sẽ tuyệt thực nếu không cho gắn lại đường giây điện thoại cho họ.

Sau nhiều ngày được mời đến trụ sở công an thẩm vấn liên tục vì lá đơn xin lập "Hội Nhân Dân Việt Nam giúp Ðảng và Nhà Nước chống tham nhũng" của hai ông Trần Khuê và Phạm Quế Dương, hơn 20 nhà tranh đấu trong nước đã bị đưa ra phường "đấu tố", bị quản chế và nhiều người trong bọn họ còn bị cắt điện thoại, cắt Internet, ngăn chận hết mọi phương tiện  liên lạc với thế giới bên ngoài.

Sự việc này không những gây phiền phức đến cá nhân họ mà cả gia đình của họ cũng chịu chung số phận. Các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Ðắc Kính, Hoàng Tiến, Trần Dũng Tiến cùng đứng tên chung trong bức thư phản đối được chuyển qua Internet mà chúng tôi đăng tải nguyên văn dưới đây:

 

Thư gửi các nhà lãnh đạo Ðảng và Nhà Nước Việt Nam

Kính gửi:

Ông Nông Ðức Mạnh, Tổng bí thư Ðảng

Ông Trần Ðức Lương, Chủ tịch Nước

Ông Nguyễn văn An, Chủ tịch Quốc hội

Ông Phan văn Khải, Thủ tướng Chính phủ

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, khẩn thiết đề nghị ông Tổng bí thư, ông Chủ tịch nước, ông Thủ tướng Chính phủ, ông Chủ tịch Quốc hội xem xét và giải quyết một việc như sau:

Ðiện thoại nhà chúng tôi bỗng nhiên bị cắt mà không hề được thông báo. Khi chúng tôi đến Sở Bưu Ðiện Hà Nội hỏi mới được ông Phó Giám đốc trả lời cắt điện thoại theo lệnh của công an. Ðiều kỳ lạ là, khi chúng tôi đề nghị cho xem lệnh đó thì ông không đáp ứng. Chẳng những thế, khi ghi biên bản ông cũng không dám nói thẳng ra là ông làm theo lệnh của công an.

Hiện tượng này gây nghi vấn về một uẩn khúc hay điều bất chính nào đấy. Theo lời ông Phó Giám đốc Bưu điện Hà Nội thì công an Hà Nội chỉ ra lệnh miệng, không có văn bản, và giải thích rằng lý do cắt điện thoại vì các chủ gia đình này đã sử dụng điện thoại để xâm hại an ninh quốc gia. Ðây là những lời luận tội chủ quan, tùy tiện, độc ác; là sự vu khống trắng trợn.

Kính mong ông Tổng bí thư, ông Chủ tịch Nước, ông Chủ tịch Quốc hội, ông Thủ tướng Chính phủ quan tâm tìm hiểu cụ thể vụ việc. Rất có thể việc làm nhẫn tâm rất không cần thiết này chỉ xuất phát từ những nhận thức cổ hủ, xơ cứng của công an hoặc do sự lộng hành của công an, muốn tỏ rằng họ có quyền bất chấp luật pháp, bất kể đạo lý, sẵn sàng thẳng tay trừng trị tất cả những ai họ muốn trừng trị.

(Sự thực là, trong thời đại thông tin, việc cắt điện thoại hầu như không có tác dụng gì đến cái gọi là ngăn chặn hành động xâm hại an ninh quốc gia mà chỉ gây bực tức cho chúng tôi và làm cho các thành viên trong gia đình oán thán, cho rằng Nhà nước vì giận cá chém thớt đã làm việc thất đức khi vô tội mà bỗng nhiên bị cô lập với tất cả. Mấy ngày qua đã có gia đình bị ngộ độc thực phẩm, cả nhà nằm liệt nhưng không gọi điện được cho họ hàng!)

Kể từ hai ngày sau khi tân Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh nhậm chức, họ đã mở chiến dịch khủng bố các lão thành cách mạng, các nhà trí thức nhiệt tâm với đất nước. Chiến dịch đó kéo dài đến nay đã gây phẫn nộ và dư luận xấu trong xã hội ta, kích thich quốc tế có những phản ứng quyết liệt đối với Nhà nước ta. Việc cắt điện thoại này, trong dư luận quốc tế sẽ được xem là sự tàn bạo quái gở. Ai cũng có thể liên hệ với trường hợp Slobodan Milosevich bị nhốt trong tù mà vẫn được sử dụng mobai để nói chuyện với gia đình, với báo chí, với luật sư, từ đấy cho rằng ta chà đạp nhân quyền đến mức đối xử với công dân nước mình tồi tệ hơn người tù trong hệ thống tư bản!

Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu lệnh cắt điện thoại sai trái này sẽ được huỷ bỏ ngay. Cùng với hàng loạt hành động khủng bố, đàn áp quá tệ của công an, việc cắt điện thoại một cách bất lương, bất chính đang gây căm phẫn tột độ cho chúng tôi. Nếu nỗi uất ức này không được giải toả, chúng tôi thậm chí có thể phải tuyên bố tuyệt thực tập thể để phản đối và tố cáo.

Tuy nhiên, mong rằng dự định cay đắng đó sẽ không phải thực thi nhờ sự quan tâm thấu đáo của quý vị.

 

Hà Nội 22 tháng 9 năm 2001

Kính đơn

- Nguyễn Vũ Bình - Nhà 26, tổ 67b, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng

- Hoàng Minh Chính - 26 Lý Thường Kiệt

- Phạm Quế Dương - 37 Lý Nam Ðế

- Nguyễn Thanh Giang - Nhà A13P9, TTPK Hoà Mục, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy

- Nguyễn Ðắc Kính - 91 Trần Quốc Toản

- Hoàng Tiến - P420 A11, Thanh Xuân Bắc

- Trần Dũng Tiến - Nhà 12, Ngõ 95, phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân

 

*************

 

Cộng Sản Việt Nam

thường xuyên đọc lén e-mails

của những người dùng dịch vụ

mạng lưới quốc nội

 

Công an CSVN thường xuyên đọc lén e-mails các những người dùng dịch vụ mạng lưới quốc nội.

HÀ NỘI (VB) - 13/08/2001 - Theo tin từ tờ báo San Jose Mercury News loan hôm Thứ Hai 13-8-2001 thì công an CSVN đang theo dõi để tìm bắt một số người lập trang web có tính cách chống đối tại quốc nội. Hơn thế, công an còn thường xuyên vào lục lọi các hộp thư e-mails của người mua dịch vụ Internet, kể cả các nhà ngoại giao nước ngoài. Tuy nhiên người đứng đầu internet VN cũng phải công nhận là bức tường lửa không còn hữu hiệu nữa, nhiều tổ chức Việt kiều hải ngoại đã phá thủng bức tường đó.

Ông Ðỗ Quý Ðoàn, chủ tịch Dự Án Vietnam Website Project thuộc Bộ Văn Hóa Thông Tin, thú nhận với ký giả Mark McDonald của báo Mercury News rằng "Kiểm soát bằng bức tường lửa không còn hữu hiệu nữa. Nếu có ai muốn vượt bức tường lửa, họ sẽ vượt được. Ðây chỉ là biện pháp kỹ thuật. Nếu chúng ta đặt tất cả hy vọng tương lai của chúng ta vào tường lửa, thì hỏng cả."

Lời thú nhận đó từ một cán bộ kỹ sư cao cấp của Cộng Sản không có nghĩa là dẹp bỏ Bức Màn Sắt Internet của Hà Nội hoàn toàn đâu. Từ vài năm qua, CSVN vẫn chăm chỉ học hỏi cách thức và đường lối từ Trung Quốc làm thế nào ngăn chặn các trang chống cộng từ hải ngoại.

Báo Mercury cho biết là hiện nay tại Việt Nam, bức tường lửa đã ngăn chận hơn 3,000 trang webs có tính cách dâm đãng và không lành mạnh.

Nhưng những trang Web về tôn giáo và các tổ chức chính trị hải ngoại cũng bị Cộng Sản nghi ngờ và ngăn chặn.

Ðỗ Quý Ðoàn tuyên bố rằng: "Dĩ nhiên, chúng ta có những trang web chính trị xấu", và vì thế nhiệm vụ của ông ta là không làm cho chúng ảnh hưởng vào dân chúng VN được.

Tuy nhiên ông ta cũng tự thú bất lực trong việc chặn tin tức khi ông ta nói: "nhưng người ta cũng có thể nhận thông tin đó xuyên qua email, fax hay radio. Không ai kiểm soát nổi cả."

Nhà nước thú nhận là bức tường lửa làm nản lòng nhiều doanh gia vì mạng lưới trở nên quá chậm.

Công an gần đây cũng bắt đầu khám phá một hiện tượng mới - các trang web chống đối chính trị thực hiện từ trong nước VN.

Ðỗ Quý Ðoàn thú nhận, "Vâng, chúng tôi đang truy tìm các trang đó," mà không bàn thêm gì.

Ðể đối phó với các nhà bất đồng chính kiến, Hà Nội như dường liên tục chiến lược bố ráp nhà cửa, cắt dây phone và tịch thu máy vi tính.

Các nhà bất đồng chính kiến phải dùng các tiệm cà phê Internet - đang mọc ở nhiều thành phố lớn - để gửi các bản văn chống đảng. Một nhà hoạt động đã có 2 máy vi tính và 1 máy fax bị công an tịch thu đã kể rằng bây giờ ông phải đội nón và hóa trang khi đi quán cà phê Internet. Ông dùng các quán khác nhau mỗi lần đi và thường đổi xe taxi khi tới đó.

VN mới có Internet ba năm rưỡi nay, có 5 hãng cung cấp dịch vụ Internet, tất cả đều là quốc doanh, cho thuê lối vào Internet xuyên qua 1 cổng duy nhất của VN từ hãng quốc doanh Vietnam Data Communications Co. Ngay cả với dân số 77 triệu người, VN chỉ có 135,000 người dùng Internet, phần lớn vì giá quá cao.

Lục lọi các hộp thư email cũng là trò thường dùng của công an cộng sản Việt Nam, ngay cả đối với người nước ngoài, và cả các nhà ngoại giao quốc tế.

Theo SJ Mercury, một nhà ngoại giao Tây Phương nói tiếng Việt lưu loát kể lại rằng một hôm có hai thợ sửa chữa tới tòa đại sứ của ông để sửa 1 chỗ hư hỏng trong mạng lưới gửi email. Trong khi họ sửa máy vi tính, nhà ngoại giao này nghe lỏm được người này nói với người kia rằng chuyện hư hỏng xảy ra vì 1 trong những tay dòm lén của nhà nước đã chui vào lục lọi quá đà.

****

 

Hoa Kỳ sẽ giúp các Nhà Dân Chủ ôn hoà giải thể Cộng sản khi thời gian chín mùi

Vietnam's Communist Party Secretary General Nong Duc Manh (R) shares a light moment with visiting U.S. Secretary of State Colin Powell (L) underneath the bust of Ho Chi Minh at the Communist Party headquarters in Hanoi July 26, 2001. Powell, on his first visit in the country since his wartime service, is attending the Association of South East Asian Nations Regional Forum in the Vietnamese capital. (Rathavary Duong/Reuters)

 

Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam ôn hòa lật đổ Cộng Sản Việt Nam.

"Hoa Kỳ Vẫn Còn Có Thể Thắng Ở Việt Nam" (US Can Still Win in Vietnam). Ðó là nhan đề bài viết của dân biểu Henry J. Hyde (Cộng Hòa, Ill.), chủ tịch Ủy Ban Quan Hệ Quốc Tế Hạ Viện, đăng trên báo Wall Street Journal hôm Thứ Tư 25-7-2001. Dưới đây là bản dịch toàn văn của Việt Báo:

Ngoại Trưởng Colin Powell đã tới Hà Nội hôm Thứ Tư để dự hội nghị ASEAN. Ông Powell nên đưa thông điệp công khai tới các bạn đồng minh của chúng ta, nhân dân Việt Nam. Ông nên nói với họ rằng chúng ta vẫn quyết tâm chiến thắng tại Việt Nam. Thực sự, chiến thắng là chắc chắn, nhưng chỉ nếu chúng ta muốn tiếp tục cuộc chiến.

Lời này có thể ngạc nhiên cho nhiên co những ai nhìn trên TV năm 1975 cảnh xe tăng Bắc Việt đẩy sập cổng dinh tổng thống Việt Nam Cộng Hòa và sứ quán Mỹ. Nhưng ngay cả khi Nam Việt Nam sụp đổ, mục tiêu mà chúng ta chiến đấu - thiết lập 1 Việt Nam tự do và độc lập - vẫn còn có thể đạt được.

Sự giúp đỡ của chúng ta vẫn còn được cần tới, nếu dân Việt Nam muốn thắng cuộc chiến không cân sức chống lại kẻ thù chung của chúng ta: chế độ đàn áp ở Hà Nội. Mục tiêu chúng ta phải rõ ràng: giúp dân Việt Nam sáng lập 1 chính phủ dân chủ.

Ðể giúp được dân Việt Nam, chúng ta phải làm sáng tỏ các huyền thoại đã làm chúng ta tê liệt. Thí dụ, không như trường hợp Pháp, Mỹ chưa bao giờ thất bại quân sự ở Việt Nam. Khi Mỹ tham chiến đầu thập niên 1960s, chính phủ Sài Gòn chỉ kiểm soát được ít vùng quê và đang co cụm lại, với Cộng Sản Việt Nam chiếm đa số vùng đất. Khi chúng ta rút quân năm 1973, tới 80% hoặc hơn của lãnh thổ và dân số là do Sài Gòn kiểm soát, và hạ tầng cơ cấu và cán bộ Cộng Sản ở Nam Việt Nam gần như bị quét sạch.

Sự chinh phục, khi xảy tới 2 năm sau, là trong tay những người lính Bắc Việt. Ðó bởi vì Việt Cộng, nguyên được khai sinh để làm lực chính kình lại quân đội Mỹ trong thập niên trước, đã bị đánh tơi tả. Hà Nội đã phải đưa quân đội xâm chiếm Miền Nam chỉ sau khi Quốc Hội Mỹ cấm trợ giúp thêm cho Việt Nam Cộng Hòa.

Vậy thì, làm sao mà chiến thắng quân sự của chúng ta lại bị gọi là thảm bại? Bởi vì Nam Việt Nam bị địch tràn ngập? Ðó có thể là 1 loại thất trận, nhưng không nhất thiết là 1 trận cuối. Có phải việc Pháp đầu hàng Ðức là thảm bại cuối cùng đối với Ðồng Minh, hay đó chỉ là một màn giữa cho tới khi 1 cuộc giải cứu có thể được tổ chức và tự do được hồi phục? Chúng ta có nghĩa vụ với chúng ta, với các quân nhân Mỹ đã tham chiến ở Việt Nam, và quan trọng nhất là với nhân dân Việt Nam, để nhập cuộc lại tác chiến. Chúng ta có cơ hội tuyệt diệu để khởi đầu: Quốc Hội đang cứu xét bản thương ước với Việt Nam mà chế độ Hà Nội rất mong muốn, và cũng sẽ bỏ phiếu tuần này về quan hệ mậu dịch bình thường với Việt Nam. Tôi ủng hộ những bản thương ước này, bởi vì tôi tin chúng có lợi cho cả dân Mỹ và dân Việt. Nhưng chúng at nên dè dặt đừng cho cảm nghĩ rằng chúng ta đã quyết định bỏ lơ các tàn ác của chế độ để ôm lấy quyền lợi thương mại, hay là chúng ta đã quên nhân quyền của dân Việt Nam.

Cho nên, tôi thúc giục rằng, trong khi ở Hà Nội, Ngoại Trưởng Powell phải công khai, trong khi bày tỏ ủng hộ thương ước, nói lên rằng chúng ta có ý định hoàn tất nhiệm vụ nguyên khởi bằng cách giúp dân Việt Nam thành lập 1 chính phủ dân chủ 1 cách ôn hòa.

Mặc dù sức mạnh quân sự và kinh tế Mỹ cho chúng ta nhiều cơ hội để ảnh hưởng, vũ khí quan trọng nhất của chúng ta chỉ đơn giản là nói lên công khai, lớn tiếng, và thường xuyên, vượt quá khả năng của Hà Nội để im lặng. Hoa Kỳ có thể bị đánh bại ở Việt Nam chỉ nếu chúng ta quên đi vì sao chúng ta tham chiến ở đó, và chỉ nếu chúng ta thường trực bỏ rơi nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến bất cân sức của họ chống độc tài.

 

 

 

"Tự Do Tôn Giáo hay là chết"
những anh hùng tiền phong sẵn sàng hy sinh
không sợ chết để tranh đấu
cho dân chủ và dân quyền của Việt Nam

 

Tâm thư của Linh Mục Nguyễn Hữu Giải

và Linh Mục Phan Văn Lợi

gửi các Linh Mục Quốc Nội

 

Tâm thư của Linh Mục Nguyễn Hữu Giải và Linh Mục Phan Văn Lợi gửi các Linh Mục Quốc Nội.

 

Kính gởi Quý Anh Em trong hàng linh mục Việt Nam tại quê nhà

Kính thưa Quý Cha,

 

Theo dõi các phương tiện truyền thông quốc nội lẫn hải ngoại, Quý Cha vừa được tin một người anh em của chúng ta, linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, giáo phận Huế, đã lãnh án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế, sau một "cuộc xét xử" quái đản rất sơ sài (không luật sư biện hộ), vội vã (chưa tới 2 tiếng đồng hồ), chùng lén (chỉ có người của nhà nước) hôm 19-10-2001 vừa qua tại thành phố Huế.

Bản án nặng nề này, như Quý Cha biết, là hậu của việc cha Lý đã đưa ra 9 Lời Kêu Gọi cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền trên đất nước, 2 Lời Chứng trước Quốc Hội Hoa Kỳ về hiện trạng các tôn giáo (đặc biệt là Công giáo) tại Việt Nam, 19 Biên Bản về những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Cộng sản, và nhiều lá thư gởi đến từng vị trong Hội Ðồng Giám Mục, xin các Ðức Cha can đảm dành lại tự do cho Giáo hội và cho con người... Ðó cũng là hậu quả của việc cha Lý đã leo lên tháp nhà thờ Nguyệt Biều treo hai bảng "Chúng tôi cần tự do tôn giáo" và "Tự do tôn giáo hay là chết", đã cùng giáo dân Nguyệt Biều lội xuống ruộng dành lại (cách bất bạo động) tài sản của Giáo hội, đã bất chấp "lệnh quản chế tại gia" và "lệnh cấm thi hành chức vụ linh mục" dựa trên Nghị định vi hiến 31/CP, đã dạy cho giáo dân An Truyền về tuyên ngôn Tự do tôn giáo của Công đồng Vatican II, đã phê bình phản kháng Nghị quyết 26/CP trước giáo dân và nhà nước, đã cùng với nhiều vị lãnh đạo tôn giáo bạn thành lập Hội đồng Liên tôn Ðoàn kết Quốc nội nhằm tranh đấu cho tự do tôn giáo...

Quý Cha cũng biết sự kiện gần 150 anh em linh mục Việt Nam hải ngoại đã tung ra Bản Lên Tiếng về "hiện tình cấp bách của đời sống tôn giáo nói chung và đời sống của Giáo Hội Công Giáo nói riêng tại Việt Nam" dịp lễ Mẹ lên trời ngày 15/8/2001; sự kiện anh chị em giáo dân Việt Nam hải ngoại (nay thêm những người ngoài công giáo) đang lấy chữ ký cho Bản Lên Tiếng của mình về vấn đề "đàn áp nhân quyền" lẫn "tự do tôn giáo" tại Việt Nam và sẽ kết thúc việc đó ngày lễ Các Thánh tử đạo 24/11/2001. Cả hai Bản Lên Tiếng này, sáng kiến của người Công giáo hải ngoại trước trách nhiệm lịch sử với Giáo hội và Dân tộc, đều minh nhiên ủng hộ cuộc đấu tranh do cha Lý khởi xướng.

Trong bầu khí ấy, hai anh em chúng con là linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải và Phêrô Phan Văn Lợi, hiện ở tại Giáo phận Huế, trong mối hiệp thông tinh thần với cha Lý vừa lãnh một bản án bất công tàn bạo, xin có đôi lời tâm sự cùng Quý Cha.

Kính thưa Quý Cha,

Là những người trong cuộc, sống giữa cộng đồng dân tộc và cộng đồng dân Chúa, hơn ai hết, giới linh mục chúng ta hiểu rất rõ hoàn cảnh đất nước và Giáo hội Việt Nam hôm nay, ý thức sâu sắc những vấn đề nhức nhối nơi xã hội và tôn giáo hiện tại, cảm nghiệm thấm thía bao nỗi khổ của đồng bào và của đoàn chiên trong lúc này. Chính vì thế, hai anh em chúng con muốn được thưa chuyện với Quý Cha về những gì mà thân phận và nếp sống linh mục của chúng ta không nhiều thì ít đang gặp phải.

1- Với tư cách linh mục, chúng ta, nhất là những anh em được thụ phong sau năm 1975, đã thấy con đường tiến lên bàn thánh của mình thật chông gai và bất bình thường, đặc biệt vì có sự xen mình của nhà nước vô thần cộng sản. Họ đã ngang nhiên và thô bạo can thiệp vào cuộc sống tận hiến của chúng ta qua các bước tuyển mộ chủng sinh, tấn phong linh mục và bổ nhiệm quản xứ. Biết bao người trong chúng ta đã phải trầy trật trên các chặng đường này. Nhiều anh em đã chỉ bước lên được bàn thánh khi lưng đã còng, tóc đã bạc, sức phục vụ đã giảm. Nhiều anh em đành chấp nhận số phận được thụ phong không "xin phép" nhà nước, gánh chịu lắm hậu quả của sự "bất hợp pháp thánh thiện" này và chẳng bao giờ được làm mục vụ công khai. Nhiều anh em bị giăng bẫy để bất đắc dĩ trở thành công cụ của chế độ. Cộng sản còn tạo sự nghi ngờ chia rẽ trong hàng ngũ linh mục chúng ta. Ðó là chưa nói đến lắm bạn bè của chúng ta đã không tiến được đến đích, chẳng phải vì lý do bản thân, ý muốn bản quyền, nhưng vì quyết định tùy tiện võ đoán của quyền lực thế tục.

2- Với tư cách cộng tác viên của hàng giáo phẩm, chúng ta đã đau đớn nhìn các vị bản quyền của chúng ta gặp khó khăn đủ điều, bị hạn chế đủ cách, chịu áp lực đủ kiểu bởi các văn bản pháp luật về tôn giáo, bởi Ban tôn giáo nhà nước, bởi nhà cầm quyền và công an tôn giáo địa phương. Nhiều quyền giám mục hay quyền linh mục bị thế gian đoạt lấy để làm con bài mặc cả, trao đổi, hòng buộc Giáo hội tương nhượng, thỏa hiệp. Có những chương trình mục vụ mà chủ chăn giáo phận cùng linh mục đoàn đã bàn thảo và quyết định thực hiện, nhưng rồi gặp cản trở tứ phía vì thái độ "dành quyền ban phép", hay đôi lúc đành dẹp bỏ vĩnh viễn vì hành động "thọc gậy bánh xe" của nhà cầm quyền. Chúng ta đã chứng kiến nhiều giám mục và nhiều anh em linh mục, vì lên tiếng cho sự thật mà đã bị bách hại, thậm chí đến vong mạng. Nói chung, chúng ta đã từ lâu nhận ra ý đồ thâm độc là biến tôn giáo, đặc biệt Công giáo, thành công cụ trong tay nhà cầm quyền, thành thuốc phiện ru ngủ các tín hữu và cuối cùng thành vô nghĩa vô ích cho xã hội.

3- Với tư cách chủ chăn, chúng ta đã gặp biết bao khó khăn trong việc thi hành phận sự�: nào bị theo dõi đường đi nước bước, chương trình mục vụ, bài giảng thánh lễ, bài dạy giáo lý...; nào bị hạch sách trong những hoạt động thuần túy tôn giáo như sửa sang xây dựng thánh đường, tổ chức lễ hội to nhỏ, thiết lập các ban ngành trong giáo xứ... Thậm chí có những anh em còn bị buộc phải xin phép (mà chưa hẳn đã được) khi dựng bia kỷ niệm, dâng lễ đồng tế, mở khóa huấn luyện giáo dân...

Chúng ta đã từng chứng kiến con cái chúng ta là các ứng sinh chủng viện, hội dòng gặp nhiều khó dễ trong việc hiến mình theo ơn gọi: bị hạch sách, bị đặt điều kiện, có lúc bị loại khỏi danh sách ứng sinh cách phi lý tức tưởi. Chúng ta đau đớn và bất lực nhìn những cảnh não lòng của đoàn chiên: bao thiếu nhi phải thất học, bao thiếu nữ phải bán thân vì kiệt quệ kinh tế; bao vợ chồng bị bó buộc phá thai, triệt sản nghịch với luật đạo; bao giáo dân bị kỳ thị trong học hành, trong công ăn việc làm do lý lịch Công giáo; bao gia đình phải điêu đứng vì nạn phụ phí học thêm; bao phụ huynh không thể chọn lựa trường học và đường hướng giáo dục như ý cho con cái (vì các tôn giáo không được phép mở trường); bao học sinh phải bị nhồi nhét những học thuyết dối trá sai lạc, khuyến khích hận thù hay những điều vu khống xuyên tạc tôn giáo; bao cộng đoàn tu sĩ, tông đồ giáo dân -những cộng tác viên của chúng ta- bị làm khó dễ hay thậm chí bị hăm dọa.

4- Với tư cách lãnh đạo quần chúng, chúng ta đã không ít lần gặp khó khăn hay bị chụp mũ có ý đồ trong những công tác cứu trợ, phục vụ xã hội. Chúng ta đã thấy những phát biểu của mình trên báo chí, đài phát thanh truyền hình có khi bị bóp méo, cắt xén, xuyên tạc. Chúng ta đã không thể làm cho sứ điệp Tin Mừng và học thuyết Công Giáo vang ra khỏi bốn bức tường nhà thờ để đi vào lòng trần thế. Chúng ta đã không có quyền sở hữu những phương tiện thông tin đại chúng để truyền bá giáo lý hầu đem lại những giá trị đạo đức và tinh thần cho xã hội, cho nhân dân. Quan hệ của chúng ta với các vị lãnh đạo tôn giáo bạn bị nghi ngờ, theo dõi. Chúng ta từng chứng kiến nạn cường hào ác bá, tham nhũng cửa quyền, nạn giải thích và thi hành luật pháp tùy tiện, nạn suy đồi luân lý (phá thai, giết người êm dịu, ma túy, đĩ điếm, rượu chè...) mà không thể đem hết sức mình để chặn đứng vì bị bao cơ chế cấm đoán, cản trở hay giới hạn, mà cơ bản nhất là cơ chế toàn trị độc tài.

Hậu quả là đất nước ngày càng suy giảm đạo đức và kinh tế mà gia tăng tệ đoan và thảm trạng, bạo tàn lấn lướt tình thương và gian dối đè bẹp sự thật.

Kính thưa Quý Cha,

Chúng ta đã được ở trong Giáo hội, một công trình thần linh siêu vượt mọi chế độ, tổ chức chính trị, để làm Giáo hội trở thành muối men cho đời, ánh sáng cho trần gian, lương tâm cho thế quyền và xã hội, nên chúng ta chẳng có trách nhiệm phần nào về tất cả những điều tiêu cực nhận thấy trên đây trong xã hội và giáo hội sao? Chúng ta đã được Thánh Thần tấn phong làm ngôn sứ của sự thật, chứng nhân của tình thương, kẻ bảo vệ phẩm giá và tự do của con người, cá nhân lẫn tập thể, nhưng phải chăng vì chúng ta không hay không thể hoàn thành nhiệm vụ, nên xảy ra tình trạng đất nước bị tang thương, xã hội bị bất ổn, nhân quyền bị chà đạp, Giáo hội bị khống chế như hôm nay? Trong lúc đó, nhìn vào chúng ta như những con người tận hiến chẳng có gì để mất, tin tưởng chúng ta như những thế lực tinh thần chẳng có gì để sợ, các giáo dân, thậm chí cả lương dân thấp cổ bé miệng chờ mong chúng ta lên tiếng thay cho họ đã mấy chục năm nay rồi.

Vậy trong thời điểm này, thời điểm mà nhiều thành phần ý thức và can đảm trong cộng đồng Công giáo quốc nội lẫn hải ngoại, nhiều tâm hồn thiện chí và dũng cảm trong cộng đồng dân tộc lẫn cộng đồng các tôn giáo đang lên tiếng đòi lại tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền cho mọi con dân đất Việt, hầu đưa đất nước ra khỏi cảnh bế tắc như hiện nay, chúng ta chẳng được mời gọi tự vấn lương tâm để cùng nhau lên tiếng, hợp giọng với họ hay sao?

Ðó là một vài tâm tình mà hai chúng con, sau khi đã cầu nguyện, suy nghĩ, bàn hỏi, muốn bày tỏ cùng Quý Cha, những anh em yêu quý trong hàng ngũ linh mục Việt Nam tại quốc nội. Kính xin Thiên Chúa ban cho tất cả chúng ta tràn đầy Thánh Thần để trở thành ngôn sứ chính danh, chứng nhân đích thực và mục tử như lòng Chúa mong đợi.

 

Lễ thánh Tađêô

Kỷ niệm 36 năm ban hành Sắc lệnh "Ðào Tạo Linh Mục"

Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải và Lm Phêrô Phan Văn Lợi

 

****************

 

"Tự do tôn giáo hay là chết!"

Bài viết của Linh Mục Phê-rô Phan Văn Lợi

 

"Tự do tôn giáo hay là chết!"

Bài viết của Linh Mục Phê-rô Phan Văn Lợi

(Huế - Việt Nam)

Cuối năm 2000, khi bắt đầu phát động tại Huế đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý đã tung ra một câu khẩu hiệu nổi tiếng, mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh hiện đại của dân tộc. Chúng tôi muốn nói đến câu khẩu hiệu "Tự do tôn giáo hay là chết!"

Trong quá khứ, nơi này nơi nọ, nhiều nhà đấu tranh, nhiều nhà cách mạng đã tung ra khẩu hiệu "Tự do hay là chết!". Ðấy là lời hiệu triệu của thủ lãnh, là tiếng thét xung trận của chiến sĩ, là mục tiêu thành đạt của những con người bị áp bức, của những dân tộc bị đọa đày quyết tìm lại danh dự và nhân phẩm. Nay với khẩu hiệu "Tự do tôn giáo hay là chết!", linh mục Nguyễn Văn Lý muốn nói lên một cái gì mới mẻ, độc đáo và sâu xa hơn nữa.

Ðể hiểu rõ hơn khẩu hiệu mới mẻ này, thiết tưởng chúng ta cần xét hai điểm: trước hết, tự do tôn giáo là gì trên định nghĩa lý thuyết; tiếp đến, nó như thế nào trong thực tế Việt Nam hôm nay.

 

1- Ðịnh nghĩa lý thuyết về tự do tôn giáo.

Ðể đưa ra một định nghĩa lý thuyết chính xác và đầy đủ về tự do tôn giáo, có lẽ không gì bằng nghe các văn kiện quốc tế căn bản và các văn kiện tôn giáo chính thức.

- Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị của LHQ năm 1966 (mà Việt Nam ký gia nhập năm 1982) viết ở điều 18 như sau: "1- Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và giảng đạo. 2- Không một ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng" (Các văn kiện quốc tế về quyền con người. Nhà xuất bản Tp Saigon. Bản dịch của Trung tâm nghiên cứu về quyền con người, 1996, trang 116-117).

- Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo do Giáo hội Công giáo đưa ra năm 1965 trong Công đồng Vaticanô II cũng viết tại số 3 rằng: "Không ai bị cưỡng bách hành động trái với lương tâm, cũng như không ai bị ngăn cấm hành động theo tiếng lương tâm, nhất là trong lãnh vực tôn giáo. Vì việc hành đạo, tự bản chất, trước hết ở tại những hành vi ý chí và tự do bên trong, hướng con người thẳng tới Thượng Ðế. Những hành vi này không thể bị một quyền bính thuần nhân loại nào ép buộc hay ngăn cản. Ðàng khác, chính bản tính xã hội của con người đòi họ phải diễn tả những hành vi tôn giáo bên trong ra bên ngoài, thông truyền cho nhau trong lãnh vực tôn giáo, tuyên xưng đạo của mình dưới hình thức cộng đoàn. Vậy chối bỏ quyền tự do hành đạo của con người nơi xã hội, trong trường hợp trật tự công cộng vẫn được bảo đảm, tức là nhục mạ con người và trật tự mà Thượng Ðế đã ấn định cho con người".

Số 4 của Tuyên ngôn nói tiếp: "Các cộng đoàn tôn giáo phải được tự do để hoạt động theo những quy luật riêng, công khai phụng thờ Ðấng Tối Cao, giúp đỡ các tín hữu trong việc thực thi đời sống tôn giáo, nuôi dưỡng họ bằng giáo lý, phát triển các tu hội, trong đó các phần tử cộng tác với nhau để tổ chức đời sống riêng theo những nguyên tắc tôn giáo của họ... Các cộng đoàn tôn giáo cũng có quyền đòi các cơ quan lập pháp, hành pháp dân sự không được ngăn cản việc chọn lựa, đào tạo, bổ nhiệm và thuyên chuyển các viên chức riêng của mình, việc liên lạc với giáo quyền và những cộng đoàn tôn giáo ở những nơi khác trên hoàn cầu, việc thiết lập các cơ sở tôn giáo cũng như thu hoạch và quản trị những tài sản thích hợp. Các cộng đoàn tôn giáo cũng có quyền công khai giảng dạy và minh chứng đức tin của mình bằng lời nói và chữ viết mà không bị cấm cản... Ngoài ra, tự do tôn giáo còn có nghĩa là các cộng đoàn tôn giáo không bị ngăn cản trong việc biểu lộ các hiệu năng riêng của giáo thuyết mình trong việc tổ chức xã hội và làm cho toàn thể sinh hoạt nhân loại được sống động. Sau hết, theo bản tính xã hội của con người, cũng như theo bản chất của tôn giáo, con người có quyền tự do hội họp hay thành lập những hiệp hội giáo dục, văn hóa, từ thiện và xã hội do cảm thức tôn giáo thúc đẩy".

Cuối cùng, số 6 của Tuyên ngôn kết luận: "Quyền bính dân sự phải bảo vệ cách hữu hiệu quyền tự do tôn giáo của mọi công dân bằng những đạo luật chính đáng và những phương tiện thích hợp khác, phải tạo nên những điều kiện thuận lợi giúp phát triển đời sống tôn giáo... Do đó, công quyền không được phép dùng bạo lực, đe dọa hay những phương tiện khác để bắt buộc người dân phải tuyên xưng hay chối bỏ một tôn giáo nào, hoặc ngăn cản không cho họ gia nhập hay rời bỏ một cộng đoàn tôn giáo. Công quyền sẽ đi ngược với ý định của Thượng Ðế và những quyền lợi thiêng liêng của cá nhân cũng như của gia đình các dân tộc, nếu dùng bạo lực dưới bất cứ hình thức nào để tiêu diệt hay cấm đoán một tôn giáo trong toàn thể nhân loại, trong một miền hay một nhóm người nào đó" (Công đồng chung Vaticanô II. Bản dịch của Phân khoa Thần học Giáo hoàng học viện Piô X, Ðà lạt, 1972. Trang 579-584).

- Những điều vừa nói trong Công ước quốc tế và Tuyên ngôn Công giáo trên đây cho thấy tự do tôn giáo là một trong những nhân quyền quan trọng và có thể nói là thiêng liêng nhất. Quả thế, xét như là một hữu thể có tương quan với ba thực tại: thiên (Thượng Ðế), nhân (loài người), địa (thiên nhiên), bất cứ ai (ngoại trừ những kẻ thực sự vô thần từ trong tâm khảm) cũng muốn thực thi các tương quan này trong tự do cũng như thấy trong ba mối tương quan này thì tương quan với Thượng Ðế là quan trọng hơn cả. Nó chi phối cả cuộc đời mình và còn ảnh hưởng lên hai mối tương quan kia (bằng chứng -thê thảm- của điều này là thái độ cuồng tín với những hậu quả tai hại lên xã hội như chúng ta vừa chứng kiến tại Mỹ!). Tự do tôn giáo thành thử là nhân quyền căn bản, làm nền tảng cho mọi nhân quyền, và là tự do chủ yếu, làm cơ sở cho mọi thứ tự do. Chính vì thế mà mọi tổ chức nhân quyền quốc tế hôm nay chỉ cần tìm hiểu tự do tôn giáo tại một quốc gia nào đó trên hành tinh là biết có hay không mọi tự do khác, vì hễ quyền tự do tôn giáo đúng nghĩa, trọn vẹn được tôn trọng thì tức khắc mọi quyền tự do khác được bảo đảm.

Ðây là thứ quyền bao gồm rất nhiều khía cạnh, vì con người quan hệ với Thượng Ðế Tối Cao như một hữu thể có hồn xác và có xã hội tính. Ngoài ra, đó là thứ quyền xuất phát tự bản tính con người chứ không do thừa nhận của tha nhân, lại càng không do sự ban phép của quyền bính dân sự. Nhưng trong thực tế Việt Nam thì sao?

 

2- Tự do tôn giáo trong thực tế Việt Nam

Kể từ lúc nắm quyền cai trị đất nước, đảng Cộng sản Việt Nam đã lập tức dành cho các tôn giáo nhiều biện pháp rất đặc biệt. Vốn là một chủ nghĩa vô thần tranh đấu (athéisme militant), Cộng sản luôn xem tôn giáo như kẻ thù không đội trời chung. Là một chế độ độc tài toàn trị, Cộng sản luôn chống lại nguyên tắc của tôn giáo đặt luật Ðấng Tối Cao lên trên luật loài người, tiếng lương tâm lên trên mệnh lệnh của quyền lực trần gian. Do đó, Cộng sản luôn tìm cách tiêu diệt tôn giáo. Nhưng trong thời đại này không thể áp dụng biện pháp chém giết như chế độ phong kiến ngày trước - vốn chỉ khiến tôn giáo mạnh mẽ hơn và phát triển hơn -, Cộng sản Việt Nam đã và đang tìm cách tiêu diệt tôn giáo bằng các thủ đoạn tinh vi mà thực tế của hơn nửa thế kỷ qua ngày càng cho thấy rõ.

 

a- Cộng sản triệt tiêu ảnh hưởng của tôn giáo trên nhân quần xã hội.

Trước hết bằng cách tịch thu tất cả các cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội to lớn mà các tôn giáo sở hữu một khi Cộng sản lên nắm quyền; bằng cách đóng cửa hay cấm đoán mọi tạp chí và nhà xuất bản riêng của các giáo hội. Các tờ "Giác Ngộ" cũng như "Công giáo và Dân tộc" tại Việt Nam hiện nay chẳng hạn đều là công cụ của Cộng Sản. Tiếp đến, bằng cách không cho các tôn giáo lên tiếng trên các phương tiện truyền thông đại chúng công cộng hay sở hữu các phương tiện truyền thông đại chúng tư nhân; bằng cách cấm các tôn giáo tổ chức bất cứ hội đoàn nào, dẫu thuần túy tôn giáo, nhất là tổ chức đảng phái chính trị theo tinh thần và đường lối của tôn giáo; bằng cách giới hạn mọi sinh hoạt đạo trong khuôn viên nhà thờ, chùa chiền, thánh thất; bằng cách loại trừ các tín đồ thuần thành khỏi các chức vụ cao trong bộ máy hành chánh, quân đội, giáo dục... Cộng Sản còn ghi rõ mục tôn giáo lên thẻ chứng minh nhân dân và mọi giấy tờ hành chánh để dễ kỳ thị các tín đồ hơn nữa.

 

b- Cộng sản biến các giáo hội trở thành công cụ ngoan ngoãn.

Trước hết qua việc tự quyền ra nhiều văn kiện pháp lý để kiểm soát, giới hạn mọi tôn giáo: nghị quyết 297/CP năm 1977, chỉ thị 379/TTg năm 1993, nghị định 26/CP năm 1999, rồi mới đây, tháng 12/2000 là Dự thảo Pháp lệnh Tôn giáo. Thứ đến, Cộng Sản Việt Nam lập ra Ban Tôn giáo từ trung ương cho tới địa phương nhằm kiểm soát hoạt động của mọi giáo hội. Ngành công an cũng có phòng A16 đặc trách gián điệp đồng thời với tôn giáo. Cộng Sản còn lập ra những "giáo hội quốc doanh" hay "ủy ban đoàn kết" nhằm dò xét nội bộ giáo hội, lèo lái hàng giáo phẩm và gây chia rẽ giữa khối giáo đồ. Cộng Sản đặc biệt tìm khống chế cơ cấu điều hành của các giáo hội bằng cách kiểm soát các hội nghị tôn giáo cao cấp, thao túng việc bổ nhiệm hàng lãnh đạo. Cộng Sản cũng luôn rình rập các chức sắc tôn giáo, chộp cho được những lỗi lầm của các vị hay gài bẫy cho các vị sa vào thế kẹt để biến các vị thành những tay sai. Rồi để khống chế hàng lãnh đạo của các giáo hội ngay từ xa, từ đầu, Cộng Sản kiểm soát chặt chẽ việc tuyển mộ và huấn luyện các ứng viên; đó là chưa kể việc móc nối một số trong thành phần này làm báo cáo viên mật cho Cộng Sản. Cộng Sản còn tìm cách gài người vào hàng ngũ những giáo đồ đang cộng tác với các chức sắc lãnh đạo. Cuối cùng, Cộng Sản chen mình vào việc thu hoạch và quản trị các tài sản dùng để sinh hoạt của các tôn giáo.

 

c- Cộng sản làm tôn giáo mất hẳn bản chất bằng sự dối trá giả hình.

Ðây là thủ đoạn tàn phá tôn giáo cách thâm độc, đáng sợ hơn cả. Quả thế, ngoài việc quy hướng tín đồ về với Thượng Ðế như Sự Thiện tự tại, tôn giáo nào cũng dạy Sự Thật và khuyên nhủ người ta sống theo lương tâm đã được giáo dục, đối xử với nhau trong niềm tôn trọng chữ tín, chân thành phát biểu cảm nghĩ của mình. Thế nhưng, Cộng Sản Việt Nam đã và đang sử dụng sự dối trá tràn lan và thành thạo, làm cho dối trá trở nên nguyên tắc trong mọi sinh hoạt nhân dân, ở mọi lãnh vực đời sống, tại mọi cơ quan nhà nước, đưa đến hậu quả là hầu hết mọi người dân Việt hiện nay đều phải biết dối trá để tồn tại, để xuôi thuận công việc. Ðiều này khiến các tôn giáo cũng bị ảnh hưởng mà biến đổi bản chất, chẳng còn nguyên tuyền thánh thiện, khiến các tín đồ cũng bị ảnh hưởng mà hư hỏng lương tâm, chẳng còn đáng tin được nữa. Cộng Sản tiến hành công việc gian dối hóa đáng sợ này bằng ba phương tiện:

- Một là hệ thống tuyên truyền: trên lãnh vực giáo dục, thông tin và luật pháp. Mọi học sinh sinh viên đều được dạy rằng những gì liên hệ tới Cộng Sản là tuyệt hảo, là ưu việt, còn mọi cái khác, đặc biệt các tôn giáo, phần lớn chỉ có xấu xa, mê tín, phản văn hóa, phản khoa học, phản cách mạng. Mọi người dân, qua tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng vốn là của Ðảng, chẳng bao giờ được trình bày sự thật mà chỉ được nghe thấy toàn những tô vẽ về Ðảng, về chế độ, hay ngược lại là những vu khống, mạ lỵ đối với những ai tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Mọi công dân đều thấy Hiến pháp có vẻ dân chủ (trừ những ai thật sự nghiên cứu tìm hiểu). Nhưng đi vào các văn bản pháp luật bên dưới, thì có rất nhiều điểm ngược Hiến pháp hoàn toàn, ví dụ Nghị định 31/CP về quản chế không xét xử hoặc Nghị định 26/CP về tôn giáo. Việc giải thích luật pháp trong thực tế lại rất tùy tiện, luôn có lợi cho Cộng Sản, đặc biệt trong các vụ việc liên quan đến tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Nói tóm, một bầu khí gian dối bao trùm toàn xã hội, phủ lên các tâm trí.

- Hai là thủ tục hành chánh. Cộng Sản dùng thủ tục này để buộc người ta làm ngược lại với lương tâm. Bất cứ công dân Việt Nam nào, đặt bút xuống mọi giấy tờ, đều phải cúi đầu viết những công thức mà mình thấy rõ là dối trá: "Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc"; và dù muốn hay không vẫn phải viết, để bản thân khỏi rắc rối, công việc được xuôi thuận. Chuyện bầu cử Quốc hội cả nước và Hội đồng nhân dân các cấp cũng chỉ là một hình thức dân chủ bịp bợm. Dân bị buộc đi bầu những ai đảng Cộng Sản đã chọn. Việc thường xuyên thực hiện những chuyện gian dối này làm cho lương tâm - vốn là nền tảng của tâm tình tôn giáo - ra cùn mằn, hết bén nhạy, chẳng còn phân biệt thực giả trên phương diện luân ly�.

- Ba là mạng lưới theo dõi. Với một mạng lưới công an chuyên nghiệp khổng lồ, một thế trận công an nhân dân rộng lớn, Cộng Sản theo dõi từng người dân ngày đêm, khiến ai nấy sống trong sự cảnh giác, nghi ngờ, sợ hãi, chẳng dám nói thật, chẳng dám chân thành trình bày cảm nghĩ của mình về xã hội, về chế độ, kẻo gặp rắc rối cho bản thân hay hiểm nguy cho mạng sống. Ðiều này tạo nên thái độ che giấu, hai lòng, nước đôi, nói tóm là thái độ dối trá, giả hình. Hậu quả tai hại là lương tâm cá nhân bị băng hoại, các quan hệ xã hội bị đầu độc, bầu khí cộng đoàn thành khó thở. Tai hại càng ghê gớm hơn nữa trong các cộng đoàn tôn giáo, là nơi mà đúng ra, mọi thành viên phải sống với nhau trong tình yêu thương, sự chân thành và lòng tín nhiệm, nhiều nơi đã không còn như thế nữa!. Con người có tôn giáo đã như thế thì chính tôn giáo cũng dễ đánh mất ý nghĩa, khó thực hiện vai trò mang lại chân thiện mỹ cho xã hội. Rốt cục, nhiều ngôn sứ của sự thật lại im tiếng trước lường gạt, dối trá, nhiều chứng nhân của sự thiện lại lặng câm trước áp bức, bất công của bạo quyền. Người ta im lặng vì đồng lõa hay vì hãi sơ�. Hay có nói lên tiếng nói của tôn giáo thì cũng nói cách vô thưởng vô phạt; lời dạy của tôn giáo chẳng còn sắc bén, tác động thực sự. Người ta phát biểu ngược lại lòng mình để được thí ban vài ân huệ, để được xuôi thuận trong công việc, để được an thân trong cuộc sống, bỏ mặc những anh em đồng đạo của mình tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền.

Nói tóm, gian dối hóa để làm mất hẵn bản chất tôn giáo chính là hiểm họa lớn lao hơn cả mà Cộng Sản gây ra cho mọi giáo hội tại Việt Nam hôm nay. Ðiều này nằm trong yếu tính của chủ nghĩa và chế độ cộng sản. Một văn hào Nga từng nói: Cộng sản không phải là một thất bại kinh tế cho bằng là một băng hoại tâm linh, một sự dữ tinh thần (un mal spirituel).

 

Chính vì ý thức được mối nguy do ba thủ đoạn tinh vi nói trên gây ra cho các tôn giáo - mối nguy vốn đã, đang và sẽ tác động lên toàn xã hội Việt Nam (tình trạng suy thoái đạo đức và đánh mất lương tâm hiện nay tại quê nhà là những bằng chứng rõ rệt) - linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý đã tung ra khẩu hiệu "Tự do tôn giáo hay là chết" vừa như một lời hiệu triệu, vừa như một lời báo động.

Khẩu hiệu đó, nhiều vị trong các tôn giáo tại Việt Nam không nói nhưng đã sống. Họ đã dám chết vì quyền tự do thiêng thánh này: ông Hồ Thái Bạch của Giáo hội Cao đài, cụ bà Nguyễn Thị Thu của Giáo hội Phật giáo Hòa hảo, anh Hồ Tấn Anh của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, tổng giám mục Nguyễn Kim Ðiền của Giáo hội Công giáo là những thí dụ tiêu biểu. Ngoài ra còn hằng hà sa số vị tử đạo vô danh trong các tôn giáo tại Việt Nam nữa. Tất cả các ngài đã lấy máu đào để minh chứng cho chân lý và quyết tâm mà cha Lý đã nêu ra.

Như để phụ họa thêm cho lời hiệu triệu lẫn báo động của vị linh mục công giáo, trong thông điệp Vu Lan 2001 mới đây, Hòa Thượng Thích Huyền Quang đã viết: "Phải biết đem cái chết của mình để thánh hóa cái sống của Phật Pháp". Ngài tha thiết dặn dò: "Ðối với hàng Cư sĩ, hãy tổ chức lễ nghi hiếu hạnh tại nhà để giáo dục con cháu về chữ Hiếu trước cuộc khủng hoảng xã hội và đạo lý trầm trọng ngày nay. Ðối với chư Tăng Ni, thì sự truyền thừa Chánh Pháp và sự sống còn của Dân tộc là đạo Hiếu đối với Ðức Phật: phải biết đem cái chết của mình để thánh hóa cái sống của Phật Pháp!"

Như thế, không có tự do tôn giáo thì không thể làm con người đúng nghĩa, không thể làm tín hữu đích thực, không thể làm công dân xứng danh. Không có tự do tôn giáo thì xã hội con người sẽ biến thành quần thể thú vật, đạo đức con người sẽ trở nên luân lý bầy đàn. Và chỉ còn có nước lấy cái chết để phục hồi mọi giá trị đích thực!

 

Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi

(90/13 Phan Chu Trinh - Huế)

 

 

 

Bài Tham Luận của

Ðức Ông Philippe Trần Văn Hoài

về Tự Do Tôn Giáo Việt Nam

ngày 21-10-2001 tại Paris

 

Bài Tham Luận của Ðức Ông Philippe Trần Văn Hoài về Tự Do Tôn Giáo Việt Nam, ngày 21-10-2001 tại Paris.

Kính gởi Bs. Nguyễn-duy-Tài,

Ủy-ban Liên-lạc TG. Â�u-châu.

Kính quý-vị lãnh-đạo tinh-thần các tôn-giáo,

Kính quý-vị thành-viên của UBLLTG Âu-châu,

Kính toàn-thể quý-vị cư-sĩ, đạo-hữu, tín-hữu các tôn-giáo,

Lời đầu-tiên tôi được hân-hạnh gởi đến toàn thể quý-vị họp mặt trong buổi hội-thảo hôm nay là lời chào mầng trong niềm tin tôn-giáo đồng thời với lời chúc mầng thành-công.

Buổi hội thảo về tự-do tôn-giáo cho Việt-nam được tổ-chức tại Paris, thủ-đô ánh-sáng của một dân-tộc tiền-phong trong cuộc cách-mạng đòi hỏi các nhu-cầu căn bản của con người, đang mang nặng ý-nghĩa vừa lịch-sử vừa nhân bản cũng như về tôn-giáo.

Dân-tộc Pháp, trong cuộc cách-mạng 1789, đã đòi hỏi cho con người 3 nhân-quyền nền tảng nhân-bản là: Tự-do (Liberté), Bình-đẳng (Egalité), và Tình huynh-đệ (Fraternité). Ba nhân-quyền nầy được chứa đựng và giải thích trong bản văn gọi là " Déclaration des droits de l'homme et du citoyen du 26.8.1789."

Trong bối cảnh địa-lý lịch-sử đầy ý-nghĩa nầy, tôi cầu chúc cho buổi Hội thảo đạt được kết-quả mỹ mãn, ngõ hầu cứu nguy được dân-tộc Việt-nam thân yêu của chúng ta khỏi cuộc sống tôi mọi lầm than đau khổ như thực tại đang xảy ra trước mắt chúng ta tại quê nhà.

Lời thứ hai tôi muốn gởi đến quý vị là lời xin lỗi. Bác sĩ Nguyễn-duy-Tài đã dành cho tôi vinh-dự tham gia cuộc hội thảo. Vừa nhận được tin nầy tôi đã không ngần ngại nhận lời. Nhưng vì một hoàn cảnh bất trắc do tình trạng sức khỏe gây ra, tôi phải buộc lòng làm phiền quý-vị mà từ chối. Nhưng từ chối không có nghĩa là chúng ta không sát cánh nhau để chu toàn sứ mạng tôn-giáo và trách-nhiệm nặng nề đối với quốc-gia dân-tộc.

Ðể minh-chứng một cách cụ-thể lời gắn bó nầy, tôi xin gởi đến quý-vị một vài ý-kiến thô thiển mong đóng góp được phần nào với công việc của toàn thể quý vị.

Kính thưa toàn thể quý vị,

Mục-đích buổi hội thảo của chúng ta hôm nay là tìm cách lấy lại quyền tự-do tôn-giáo đã bị nhà nước Xã-hội chủ nghĩa tước đoạt và chà đạp. Tôn-giáo là yếu-tố căn bản xây dựng nhân phẩm con người; tôn-giáo là sức mạnh thiêng liêng xây dựng một xã hội đạo-đức lành mạnh. Khi một quốc gia dân tộc loại bỏ tôn giáo ra ngoài lề cuộc sống, thì chính quốc gia dân tộc ấy tự dẫn mình vào khổ đau, vào sa đọa về mọi mặt và cuối cùng vào bước diệt vong như chúng ta đang thấy hiện tình đất nước của chúng ta. Toàn thể các nước Âu-châu nầy đang vẫy vùng trong một cơn khủng hoảng trầm trọng vì nguyên do nào? Phải chăng vì họ đã loại bỏ tôn-giáo ra ngoài lề cuộc sống để chạy theo hưởng thụ vật chất?

Xã hội chủ nghĩa không những chủ trương loại bỏ tôn giáo ra ngoài lề cuộc sống, ngược lại họ còn cho tôn giáo là kẻ thù số một phải tiêu diệt, vì họ chủ trương không có Ðấng Trên đầu trên cổ, họ vô-thần vì thế họ tự cho mình là vô đạo. Tai ương khốn-đốn do một chính sách cai trị vô-thần, vô đạo đổ xuống trên một dân tộc thật vô-lường, vô tận. Chúng ta hãy nhìn lui 4,000 năm lịch sử oai hùng của dân tộc chúng ta, chúng ta sẽ thấy rõ.

Lịch-sử của một dân tộc là một chuỗi dài ngày tháng ghi lại các biến cố của dân tộc ấy trong việc bảo vệ và phát triển quê hương xứ sở của mình. Trên đường tiến nầy, lịch sử dân tộc Việt-Nam đã được đánh dấu với 3 mốc điểm rất quan trọng:

Ðó là 3 thời đô-hộ:

"1000 năm đô-hộ giặc Tàu,

"100 năm đô -hộ giặc Tây,"

Và 50 năm đô-hộ giặc cọng.

Trong suốt thời kỳ đô hộ giặc Tây giặc Tàu, dân tộc Việt Nam thật lầm than đau khổ đủ mọi mặt như chúng ta thấy được ghi lại trong sử sách, và nhất là được mô tả lại cặn kẻ trong các bộ tiểu thuyết của "Tự-lực Văn-đoàn". Nhưng họ còn chút nhân đạo. Vì họ là những dân-tộc có một nền văn-hóa được xây đựng trên nền tảng các giá trị tôn-giáo. Dân tộc Tàu có nền văn-hóa Khổng-Mạnh; dân tộc Tây có nền văn-hóa công-giáo. Ðô-hộ Tàu đã để lại cho dân tộc chúng ta những giá trị đạo đức để bổ túc cho nền văn-hóa của chúng ta như đạo nhân-nghĩa, để sống trong xả-hội, tam cương ngủ thường để trau giồi cuộc sống cá nhân và các mối tương-giao trong gia-đình. Về mặt trí thức họ dạy cho chúng ta biết mở mang trí tuệ bằng cách học đọc học viết để học hỏi các tư tưởng của thánh-hiền. Về mặt kinh tế họ dạy cho chúng ta biết cày ruộng, gieo giống. Ðô hộ Tây củng đã để lại chúng ta không ít trong các lảnh vực văn-hóa củng như trong các lảnh vực y-tế, kinh-tế, tôn-giáo và xả hội.

Chúng ta không ca ngợi một nền đô hộ nào hết; chúng ta chỉ nói lại một cách khách quan các sự kiện mà các sử sách còn để lại. Chúng ta lên án mọi nền đô hộ vì nó ngược lại với quyền tự do của con người, nhưng chứng ta củng có bổn phận phải nhìn nhận sự thật và biết ơn những kẻ làm ơn cho chúng ta.

Một điều đau lòng buộc chúng ta phải nói lên ở đây là 2 nền đô-hộ Tàu Tây đã không lấy quyền đô-hộ của họ mà bịt miệng người dân không cho họ ăn khi đói, uống khi khát bằng một cách cai trị vô nhân đạo là hệ thống " Hộ-khẩu". Họ củng không trắng trợn cướp lột của cải của người dân bằng hệ thống "Vùng kinh-tế mới".

Vậy 50 năm đô-hộ giặc Cọng đã để lại gì cho dân tộc Việt-Nam?

Một dân-tộc nghèo đói nhất thế-giới?

Một dân tộc lạc hậu nhất thế-giới?

Chẳng những thế, họ còn tàn phá tiêu tan tất cả gia sản tinh thần, vật chất mà thiên nhiên cũng như ông bà tổ tiên đã để lại cho chúng ta. Ai trong chúng ta mà không thấy những tàn phá của cọng sản trong trong địa hạt văn-hóa đạo đức, trong nền kinh tế quốc gia. Các nguồn lợi thiên nhiên như lâm-sản, hải sản bây giờ còn lại gì?

Người dân Việt Nam hôm nay là một con người nghèo đói, cơm không có đủ ăn no, áo không có đủ mặc ấm. Xả hội Việt nam hôm nay là một xả hội sa-đọa, đầy dẫy tệ đoan và tội ác.

Kính thưa quý-vị,

Tại sao giặc Cọng lại tàn phá Việt nam một cách thê -thảm đến thế?

Vì họ vô tôn giáo nghĩa là vô đạo. Tôn giáo là mực thước, là giây cương kìm hãm dục vọng con người. Một khi giây cương ấy bị đứt, thì con người không chỉ làm điều ác, mà con người chính là hiện thân của điều Ác.

Chúng ta thử phân tích 4 chữ "Ðấu tranh giai cấp" thì thấy rỏ. Thường tình một nhà nước cai trị dân, phải dạy cho dân ăn ngay ở lành. Ngược lại, nhà nước chủ-nghĩ xả-hội dạy cho dân phải thù hận nhau, phải đấu tố nhau, phải chém giết nhau!

Ai có thể chống đối, đi ngược lại với chính sách cai trị vô-nhân đạo nầy? Chỉ có sức mạnh các tôn giáo. Muốn thực hiện được chính sách nầy, phải tiêu diệt các tôn giáo. Ðiều nầy không phải chỉ có cọng sản mới thấy, nhưng chúng ta mọi người đều thấy. Vì thế, vừa khi nắm được quyền cai trị toàn lảnh thổ Việt nam, họ lập tức thi hành chính sách tiêu-diệt các tôn giáo. Hơn 25 năm qua nghĩa là từ ngày 30.4.75 đến nay họ đã dùng mọi thủ đoạn, mọi phương pháp để làm tan nghị lực chống đối của các tôn giáo. Nhưng họ đã thất bại hoàn toàn.

Nhưng cuối cùng họ đã phát minh ra một phương cách thần diệu mà chúng tôi muốn trình bày sau đây. Ðó là bệnh Liệt-kháng thời đại.

Tạo hóa dựng nên thể xác con người gồm có bộ-phận sinh trưởng, có bộ-phận đề phòng bệnh hoạn gọi là kháng-thể. Nhờ các kháng thể mà các vi-trùng hay vi-khuẩn mang bệnh không thâm nhập được cơ thể con người để cơ thể được tự do nẩy nở. Nhưng khi các kháng thể trong con người bị tê liệt, lúc ấy con người phải mang bệnh. Nguyên tắc chửa bệnh là giúp cho các kháng thể có đủ sức mạnh để tiêu diệt các vi-trùng hay vi-khuẩn mang bệnh vào cơ thể.

Cuối thế-kỷ 20, xuất hiện ở Phi-châu một thứ vi-khuẩn bí-ẩn gọi là HIV-AIDS. Một khi nó xâm nhập vào cơ thể con người, nó làm cho các kháng thể bị tê liệt hoàn toàn. Người bị bệnh chỉ còn đợi chết. Bệnh nầy vì thế được gọi là bệnh Liệt-kháng. Theo tin tức của Hội y-sỉ Việt-Nam tại Hoa-kỳ thì ở Việt nam hiện nay có đến 33,000 người bị bệnh liệt-kháng. Riêng thành phố Sài gòn đã có đến 7,730 người.

Xã hội con người được tổ chức như một cơ thể , và giá trị đạo đức của các tôn giáo là kháng thể độc nhất có đủ sức để chống lại các vi-khuẩn tội lỗi do dục vọng con người tạo ra.

Như chúng ta thấy, hôm nay tại Việt nam, một số các vị lảnh đạo tinh thần các tôn giáo đã bị mắc phải bệnh liệt kháng nầy. Dấu chứng rỏ ràng là trước đòi hỏi tự do tôn giáo của các Hòa thượng Quảng-Ðộ, Huyền-quang, của linh-mục Nguyễn văn-Lý, các vị lảnh đạo tinh thần trong nước chẳng có một ai lên tiếng ủng-hộ, và vì thế mà các tiếng kêu cứu ấy bị tắt nghẽn, như tiếng kêu trong sa-mạc.

Kính thưa quý vị,

Nhà nước xã-hội chủ nghĩa đã phát minh được vi-khuẩn HIV-AIDS nào để đạt được kết quả như ngày hôm nay là tiêu diệt được kháng thể tôn-giáo?

Theo tôi thiết nghĩ, chính buổi Hội thảo của chúng ta hôm nay có bổn phận phải tìm ra câu giải đáp nầy. Vì chỉ có câu giải đáp nầy mới có thể đem lại tự do tôn giáo cho dân tộc chúng ta. Vì thế buổi Hội thảo nầy mang một tính cách rất quan trọng.

Tôi xin đưa ra một vấn nạn: Khi mà một số quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo đã bị lâm vào cơn bệnh Liệt-kháng, phải chăng đã đến lúc tất cả cộng đồng các cư-sỉ, các đạo hữu, các tín-hữu của mọi tôn giáo phải ngồi lại với nhau để tạo ra một tổ chức để tiếp tay cho các vị lảnh đạo tinh thần của chúng ta?

Một lần nữa tôi xin cáo lỗi với toàn thể quý-vị và thành tâm chúc toàn thể quý vị đạt được nhiều kết quả mỹ-mãn trong nổ-lực chu toàn sứ mệnh tôn giáo và trong nghĩa vụ đối với quốc gia dân-tộc.

Thành kính bái chào.

Ðức ông Phil. Trần-văn-Hoài.

 

*****

 

Linh mục và giáo dân Nguyệt Biều ở Huế
làm đơn đòi Nhà Nước
trả lại đất ruộng của nhà thờ

 

Linh mục và giáo dân Nguyệt Biều ở Huế làm đơn đòi Nhà Nước trả lại đất ruộng của nhà thờ.

 NGUYỆT BIỀU, Huế - (1/12/2000) - Vào ngày 13.11.2000 tại giáo xứ Nguyệt Biều có cuộc họp khẩn cấp của đại diện giáo dân và các tín hữu quan tâm đến công việc chung. Sau đó 42 người tín hữu Nguyệt Biều có mặt trong buổi họp đó đã ký vào một đơn "Xin cấp lại đất canh tác cho Giáo xứ Nguyệt Biều và điều chỉnh lại mương (kênh) thủy lợi chảy băng qua khuôn viên Nhà Thờ Nguyệt Biều", trong đó có cả chử ký của Linh mục Lý đang bị Quản chế tại Nguyệt Biều, với tư cách là một Tín hữu.

 Nguyệt Biều chỉ là một Giáo xứ rất nhỏ và rất nghèo, chỉ có khoảng 150 giáo hữu, là Họ Nhánh của GX Phường Ðúc. Chính quyền Cộng Sản VN đã dùng Phòng Thánh Mặc áo Lễ rất chật hẹp cuối Nhà Thờ nhỏ ấy mà Quản Chế Cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Cựu Giám Ðốc TCV Hoan Thiện Huế hơn 6 năm từ 1987 - 1993 và sau đó lại Quản Chế Lm Nguyễn Văn Lý, Cựu Thư Ký của Ðức TGM Philipphê Nguyễn Kim Ðiền, vừa đi tù ở gần Hà Nội 10 năm trở về, từ 1995 cho đến nay.

 Sau 1975, Nguyệt Biều đã bị trưng thu 10,000 m2 ruộng, 3,000 m2 đất khô ngoài khuôn viên Nhà Thờ. Lại còn bị trưng thu thêm 1,900 m2 đất khô nằm trong khuôn viên Nhà Thờ nữa.

 Linh muc Lý ngụ cư ở đó thì dạy computer, Anh ngư và Pháp ngữ cho sinh viên và học sinh nghèo quanh vùng từ khi được thả tù và quản thúc tại đây hơn 5 năm nay. Nay HTX Nông Nghiệp xã Thủy Biều đúc bê-tông Kênh Thủy Lợi băng qua khuôn viên Nhà Thờ Nguyệt Biều, nên LM Trần Văn Quí, Quản xứ Nguyệt Biều, cùng toàn thể giáo dân Nguyệt Biều, trong đó có "Tín hữu" Nguyễn Văn Lý đấu tranh đòi Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam trả lại phần đất thuộc khuôn viên Nhà Thờ, để làm ruộng, tăng thêm thu nhập đôi chút cho hoa đèn Bàn Thờ.

 Từ chiều 16.11.2000 đến hôm 20.11.2000, Nhà Nước Việt Nam triệu tập, hạch xách, nạt nộ các giáo hữu nông dân với đủ mọi hình thức. Ðể tỏ thiện chí và tạo điều kiện cho Nhà Nước, giáo dân đã mua đất đắp phần móng cho con kênh thủy lợi, để Nhà Nước kịp đúc bê-tông kênh ấy chạy men theo thửa đất của giáo xứ, nhưng Nhà Nước lấy đủ mọi lý do ma ngăn cấm không cho lấy đất, không cho xe chở đất từ các vùng khác, không cho đổ đất xuống,... Giáo dân vẫn đoàn kết, khai mương, làm đất để kịp gieo trồng trên thửa đất vừa thu hồi nói trên.
 
 

ÐƠN ÐÒI LẠI ÐẤT NHÀ THỜ NGUYỆT BIỀU

Tổng Giáo Phận Huế
Giáo Xứ Nguyệt Biều

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

 Kính gửi : - ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ.
Ðồng kính gửi : - Ban Tôn Giáo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- UBMT Tổ Quốc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn Thừa Thiên - Huế.
- Sở Ðịa Chính Thừa Thiên - Huế.
- Ban Ðịa Chính Thành phố Huế.
- UBND xã Thủy Biều, Thành phố Huế.

 V/v Xin cấp lại đất canh tác cho Giáo xứ Nguyệt Biều và điều chỉnh lại mương(kênh) thủy lợi chảy băng qua khuôn viên Nhà Thờ Nguyệt Biều.

 Kính thưa Quí Ủy Ban, Quí Sở, Quí Ngành,

 Sau năm 1975, UBND xã Thủy Biều và Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Xã Thủy Biều đã trưng thu 10,000 m2 ruộng và gần 5,000 m2 đất khô của Giáo xứ Nguyệt Biều, trong đó có 1,905 m2 đất khô nằm trong khuôn viên Nhà Thờ về phía bên phải mà sau nầy HTX đã biến thành ruộng. Theo Nghị Quyết 297/CP ngày 11.11.1977 của Nhà Nước XHCN Việt Nam về Chính sách đối với các Tôn giáo, đáng lẽ lúc bấy giờ, HTX NN xã Thủy Biều không được trưng thu và sử dụng 1,905 m2 đất khô nằm trong khuôn viên Nhà Thờ mà còn phải để lại cho Nhà Thờ 3,000 - 5,000 m2 ruộng (3-5 sào / hecta) ngoài khuôn viên ấy để Nhà Thờ lo hương khói, nhưng HTX NN xã Thủy Biều chỉ để lại khoảng 250 m2 ruộng và 250 m2 mặt ao do HTX đào lấy đất để đắp mương thủy lợi, mà sau đó Giáo xứ cũng không thể thu nhập gì từ mặt ao đó cả.

 Ðồng thời HTX NN xã Thủy Biều đã chiếm dụng thêm hơn 200 m2 đất trong khuôn viên Nhà Thờ để làm mương thủy lợi.

 Trước đây, chúng tôi đã nhiều lần trình bày nguyện vọng chính đáng nầy lên các Cơ Quan Chính Quyền liên hệ, nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng. Nay kính xin Quí Vị, Quí Ban, Ngành xem xét và điều chỉnh lại điều không hợp tình, hợp lý nói trên để hoàn trả cho Giáo xứ Nguyệt Biều 1.905 m2 ruộng nằm trong khuôn viên Nhà Thờ để Giáo xứ thêm một chút thu nhập hầu trang trãi các chi tiêu cần thiết trong việc phụng tự ; đồng thời kính xin Quí Vị, Quí Ban - Ngành nghiên cứu lại dòng chảy của mương thủy lợi sao cho hợp tình, hợp lý theo tinh thần của Nghị Ðịnh 26/1999/NÐ-CP ngày 19.4.99 của Nhà Nước XHCN Việt Nam về các hoạt động tôn giáo.

 Giáo xứ chúng tôi sẽ tích cực hỗ trợ để việc đúc bê-tông mương thủy lợi chảy men theo phần đất dọc theo khuôn viên Nhà Thờ Nguyệt Biều được tiến hành nhanh chóng và tốt đẹp hầu giải quyết kịp vụ sản xuất Ðông Xuân sắp tới.

 Chúng tôi xin đính kèm các Bản sao các giấy tờ, chứng từ cần thiết.

 Trong khi chờ đợi Quí Vị, Quí Ban - Ngành nghiên cứu giải quyết thỏa đáng, chúng tôi xin chân thành cám ơn Quí Vị và trân trọng kính chào.

 Giáo dân Giáo xứ Nguyệt Biều:
(Tiếp theo là chữ ký của 42 Tín hữu Nguyệt Biều đang có mặt trong buổi họp khẩn cấp tối 13.11.2000 trong Nhà Thờ Nguyệt Biều, trong đó có cả chử ký của Linh mục Lý đang bị Quản chế tại Nguyệt Biều, với tư cách là một Tín hữu.)

 Hồ sơ đính kèm:
1. Trích lục địa bộ năm 1936 (bản sao)
2. Biên bản họp GXNB năm 1996 (bản sao) có ý kiến của chính quyền.
3. Tờ trình của GXNB ngày 7/10/1999
4. Văn bản xin cấp lại đất ngày 6/11/2000 của Linh mục QXNB.

 Linh mục Quản xứ:
Trần Văn Quí
 

 

 

 

LM Nguyễn văn Lý
thuộc giáo phận Huế
ra Tuyên Ngôn đòi Tự Do Tôn Giáo ở Việt Nam

 

LM Nguyễn văn Lý thuộc giáo phận Huế ra Tuyên Ngôn đòi Tự Do Tôn Giáo ở Việt Nam.

 Huế - (1/12/2000) - Nhân ngày lễ kính các Thánh Tử Ðạo VN (24.11) một linh mục Huế hiện đang ơ giáo xứ Nguyệt Biều là linh mục Nguyễn văn Lý đã đưa ra bản tuyên ngôn nói về tình trạng mất tự do tôn giáo tại tổng giáo phận Huế, nói lên những khắc khoải của một người quan tâm đến vận mạng của giáo hội tại đây, đồng thời lên án gắt gao những cấm đoán và kiểm soát của nhà cầm quyền CSVN đối với những sinh hoạt tôn giáo. Hiện tại nhà thờ Nguyệt Biều của nơi Linh mục Lý hiện đang cư ngụ cũng đang đòi đất lại do chính quyền chiếm cứ. Linh mục Lý đã bị bắt ở tù hai lần vì đòi hỏi tự do Tôn giáo và hiện đang bị quản thúc cũng chỉ vì đấu tranh cho Tự do Tôn giáo. Tuy nhiên trong chính tuyên ngôn này, linh mục nói sẵn sàng chịu chết cho lý tưởng như sau: "Tuy bất xứng, tôi cũng nguyện noi gương các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, Tu sĩ Gioankim Marcel Nguyễn Tân Văn tử đạo rũ tù ngày 10-7-1959 tại trại 2 Yên Bình gần Hà Nội, Giáo Hội và Hội Ðồng Giám Mục thầm lặng Trung Quốc hiện nay và, gần gũi nhất là, Ðức cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Ðiền, người đã khổ vì đạo và chết vì đạo ngày 08-6-1988 tại Sài gòn. Tuy nhiên, ai cố tình bách hại tôi thì ngang nhiên vi phạm điều 19 Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc
 
 

TUYÊN NGÔN ÐÒI TỰ DO TÔN GIÁO
CỦA LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ

Kính gởi: Quí Vị và mọi người thành tâm thiện chí trên Thế giới.
Kính thưa Quí Vị,

 Tôi không chủ yếu trình bày thực trạng Giáo Hội Công Giáo và thực trạng tôn giáo tại Việt Nam nói chung vì có thể thiếu một số chi tiết chính xác. Tuy nhiên, từ tình hình Giáo phận Huế, Quí Vị có thể hiểu được thực trạng Giáo Hội Công Giáo của cả Việt Nam.

 Giáo phận Huế vừa có một vị Tổng Giám Mục Giám Quản Tông Tòa sau 6 năm chờ đợi, vừa có một lễ truyền chức 5 tân Linh mục sau hơn 18 năm vắng bóng, vừa được phép mở lại Ðại Chủng Viện sau hơn 18 năm đóng cửa. Phải chăng đời sống tôn giáo đang đầy phấn khởi, đang được tự do? Hoàn toàn không phải thế!

 Sau đây là một vài nét về thực trạng Giáo phận Huế để chứng minh:

 1. Tiểu chủng viện Hoan Thiện, 11 Ðống Ða - Huế, đang bị Nhà nước dùng bạo lực chiếm đóng từ tháng 12-1979 làm trường Trung học Phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Chí Diễu, khiến cho gần 300 chủng sinh phải lang thang tu học tại gia, chỉ biết chờ đợi được xét duyệt lý lịch để may ra được vào Ðại chủng viện một cách nhỏ giọt do ân huệ của Nhà nước ban xuống. Tiểu chủng viện nầy, cả Giáo phận Huế cũng như nhân dân thành phố đều biết rõ, là nơi đào tạo linh mục; thế nhưng Chính quyền cứ cố tình gian dối cho rằng đó chỉ là một trường trung học tư thục để tịch thu.

 Hơn 100 Chủng sinh bị Nhà nước đuổi khỏi Tiểu chủng viện Hoan Thiện và Ðại chủng viện Huế từ 1979 đành lưu lạc khắp nơi, một số phải chạy ra nước ngoài để được làm Linh mục. Hiện nay còn khoảng 15 Chủng sinh đang lang thang tại Huế đợi chờ ngày được vào Ðại chủng viện mà không biết đến bao lâu. Họ có tội tình gì ? Ðó không phải là đàn áp Tôn giáo sao?

 2. Quyền tấn phong và bổ nhiệm Giám mục, quyền đi cử hành bí tích Thêm sức, quyền phong chức, bổ nhiệm Linh mục và tuyển chọn chủng sinh trên lý thuyết là của Giáo Hội, "Nhà nước không can thiệp vào" (lời Ông Ðỗ Mười), nhưng trong thực tế, tất cả đều do Chính quyền đồng ý hay không ("Mọi chuyện chính đáng đều được quyền làm nhưng phải xin phép trước đã" !?) Trong suốt 261 năm bị bách hại (1625-1886), tuy các Giám mục, Linh mục, Chủng sinh phải trốn tránh, có khi bị bắt, bị giết . . . nhưng các quyền thiêng liêng ấy chẳng bao giờ mất : Giáo hội vẫn hoàn toàn chủ động phong chức và bổ nhiệm nhân sự theo ý mình. Còn hôm nay, tuy mang tiếng là "Tự do", thực chất Giáo Hội hết sức bị động, phải ngửa tay xin ân huệ Nhà nứơc, không tuyển chọn, phong chức và bổ nhiệm được người mình cho là xứng đáng và cần thiết. Chính quyền ấn định số Ðại chủng viện được mở, số chủng sinh cho từng Giáo phận và thời gian cho mỗi kỳ thi tuyển, như thể Ðại chủng viện là trường đào tạo cán bộ Nhà nước vậy ! Chính quyền lấy quyền gì mà ấn định các con số ấy? Thiên Chúa kêu gọi ai thì người ấy xin tu, Giáo hội có khả năng bao nhiêu thì Giáo hội nhận, xét đủ tư cách hay không thì Giáo hội truyền chức. Ơn Thiên triệu chứ có phải ơn Mác-xít triệu hay ơn Chủ Nghĩa Xã Hội triệu đâu ! Hơn 18 năm qua, Chính quyền đã làm Giáo phận Huế thiệt mất khoảng 80 tân linh mục, mà thường là Giáo hội có thể đào tạo được.

 Chính quyền xen vào nội bộ Giáo Hội cách trắng trợn, dùng áp lực để sắp xếp, lèo lái theo ý mình, tuân theo một nguyên tắc nghiệt ngã : "Nhà nước phải quản lý toàn diện", dựa trên một quan niệm quá lố về quyền bính : "Luật Nhà nước là tối thượng", nhằm một ý đồ đen tối biến Giáo Hội thành một công cụ mềm dẻo, một nô bộc trung thành, một tay chân ngoan ngoãn. Tất cả đều lồng trong những chiêu bài : "Có tốt đời mới đẹp đạo", "được tự do nhưng trong khuôn khổ", "kính Chúa phải đi đôi với yêu Chủ Nghĩa Xã Hội". Chính vì Giáo Hội dè dặt chưa yêu ngay CNXH mà phải bị o ép đủ điều. Và càng bị trói buộc thì Giáo Hội lại càng không thể yêu cái ý thức hệ độc đoán cứ bắt mọi người phải học và phải yêu nó cho bằng được. Mỗi học sinh từ cấp 1 đến đại học đều phải thấm nhuần "chân lý" nền tảng: "Yêu nước hôm nay là phải yêu CNXH". Ðộc tài về tư tưởng là thứ độc tài ghê gớm nhất, thâm hiểm nhất!

 3. Ðức nguyên Giám quản Giacôbê Lê Văn Mẫn được Hội Ðồng Cố Vấn bầu làm Giám quản Huế theo giáo luật từ 1990. Suốt 4 năm qua, cả Giáo phận Huế đều vâng phục Ngài là Vị Bản quyền chính thức, thế nhưng chính quyền cứ cố tình không nhận, tạo ra bao rắc rối khó khăn cho Giáo Hội. Ðó chẳng phải là can thiệp thô bạo vào nội bộ của Giáo Hội sao ? Nếu Ngài có tội gì thì Chính quyền đã bắt và xử theo pháp luật. Nếu Ngài chẳng đủ tài đức thì Hội Ðồng Cố Vấn bầu lên làm gì, và Tòa Thánh Vatican ắt đã không chuẩn nhận. Thế tại sao Chính quyền không vừa ý ? Phải chăng chỉ vì Ngài chưa yêu CNXH hết lòng ? Tình trạng Ðức Giám Mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Giám quản Sài Gòn cũng đang tương tự. Chính quyền lấy quyền gì mà không thừa nhận các Ngài?

 4. Tuyển sinh các Dòng nam nữ đều phải ẩn núp dưới nhiều hình thức. Cho đến khi khấn trọn đời, trở thành tu sĩ thực thụ, nào có mấy ai trong họ suốt 19 năm qua được tự do nhập hộ khẩu vào Dòng, cứ phải "tu chui" hoài mãi. Tu thì có gì là tội mà phải "chui" ? Các Dòng muốn lập thêm một cộng đoàn mới tại những nơi cần thiết theo nhu cầu của Giáo Hội thật khó như bay lên trời. Dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm (Phú Xuân, Kim Long) có cơ sở Nhà mẹ bị Chính quyền đứng ra thuê hơn 19 năm nay, tiền không trả mà nhà cũng chẳng giao, dù trên lý thuyết thì Chính quyền nói sẵn sàng trả lại. Biết đến bao giờ ? Muốn tu cũng không có chỗ để tu!

 5. Giáo hữu các vùng kinh tế mới, xứ đạo xa xôi như Quảng Bình, Khe Sanh, Bình Ðiền, Nam Ðông, A Lứơi hàng năm đến lễ Giáng Sinh, Phục Sinh chỉ ước ao có một Thánh Lễ thôi nhưng cũng khó lòng mà được. Hết lý do nầy đến lý do khác, Nhà nước khất mãi giấy phép làm Nhà Thờ, cũng chẳng cho Linh mục đến cử hành Thánh Lễ hoặc ban Bí tích cho họ. Ðời sống Tôn giáo bình thường, phồn thịnh, phấn khởi chỗ nào?

 6. Giáo Hội hằng hết sức mong ước được cộng tác vào công việc giáo dục, y tế, truyền thông, xã hội . . . nhưng biết đến khi nào mới được phép mở lại các trường học, bệnh xá, viện mồ côi, nhà khuyết tật, trung tâm văn hóa của mình mà vốn đã bị Nhà nước trưng thu hoặc buộc phải trao nhượng tất cả?

 Giáo Hội có được một tờ báo nào riêng, một nhà in nào riêng để phổ biến giáo lý của mình chăng? Muốn thế thì điều kiện tiên quyết vẫn là phải "kiên định lập trường Xã Hội Chủ Nghĩa" hay ít nhất là không có tí gì phê bình chế độ Nhà nước. Quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày niềm tin, tự do rao giảng Phúc Âm và Chân Lý, tự do chọn trường và môn học cho con em... đến bao lâu mới có cách bình thường?

 7. Tại Giáo phận Huế trước đây, vì gặp Ðức cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Ðiền cương quyết chống lại, Chính quyền thất bại trong việc lập Ủy Ban Ðoàn Kết Công Giáo Yêu Nước. Hiện nay chính quyền đã và đang mời một số Linh mục, Tu sĩ tham gia Hội Ðồng Nhân Dân là cơ quan quyền lực Nhà nước, hoặc Mặt Trận Tổ Quốc VN. Thâm ý là mượn một số Linh mục, Tu sĩ, giáo dân tuyên truyền cho Chủ Nghĩa Xã Hội, hỗ trợ cho Chế Ðộ.

 Sau đây là một vài nét chung về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và ít tâm nguyện riêng:

 8. Tôi không dám gọi Ðức Giám mục nào, Linh mục nào là "quốc doanh", vì tôi nghĩ các Ngài có thể cũng hết lòng trăn trở, kể cả trong nước mắt, để tìm cách sao cho Giáo hội được mở mang, dễ hoạt động. Nhưng những gì các Ngài thu được trước mắt không thể bù lại những mất mát quá lớn lao sẽ còn di lụy lâu dài trong lịch sử, làm méo mó hình ảnh một Giáo hội hiên ngang xây dựng Nước Trời, tự do rao giảng tiếng nói lương tâm, mạnh dạn phê phán mọi bất công, sai lầm bất cứ từ đâu đến, thay vào đó chỉ tạo nên hình ảnh một Giáo Hội yếu nhược, qụy lụy ngày càng rõ nét, chạy theo một vài thuận lợi nhất thời trước mắt, chỉ biết "cộng tác" (collaborer) mà thiếu hẳn "đề kháng" (en résistant) [Công thức collaborer en résistant của Ðức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II], làm nản lòng đại bộ phận Dân Chúa và bao người thiện chí trước đây vốn khâm phục Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Phải chăng nên chịu khó uốn lưỡi vài lời "phấn khởi", "hân hoan", "khôn ngoan", "ngưỡng mộ" để được xuôi thuận công việc hoặc thậm chí để đuợc các đặc quyền đặc lợi...?

 9. Tôi có thể bị lên án là tại sao không quan tâm cộng tác trong các lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội mà cứ om sòm đòi hỏi tự do tôn giáo hoài ? Một điều dễ hiểu là chính nhờ có tự do Tôn giáo mà Giáo Hội mới có điều kiện góp sức ngăn chặn sự ác, thăng tiến xã hội và đóng góp nhiều Kitô hữu nhiệt tình dấn thân phục vụ trần thế về mọi mặt. Tự do lương tâm và tự do Tôn giáo là cơ sở để có được và bảo đảm được những quyền tự do chân chính khác. Tôi muốn sống thật yên ổn để được phục vụ mọi người, nhưng trên hết mọi sự, vì say mê Thiên Chúa và yêu mến con người, tôi phải chiến đấu cho tự do Tôn giáo đích thực, kiên trì đòi hỏi mãi cho đến khi Việt Nam có cuộc sống Tôn giáo bình thường như tại đa số các nước trên Thế giới, nơi đó dân chúng không hề lên tiếng đòi hỏi cũng như Chính quyền chẳng cần lặp đi lặp lại điệp khúc : "Nhà nước bảo đảm tự do tín ngưỡng", "chính sách Tôn giáo trước sau như một". Cứ xem 2 bản kiến nghị của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam gởi Thủ Tướng Chính Phủ ngày 18-10-1992 và ngày 26-10-1993 thì đủ thấy Giáo Hội Việt Nam thiếu quá nhiều quyền cơ bản nhưng chỉ đành biết kiến nghị và chờ đợi, đợi chờ mà thôi.

 Ðối chiếu với điều 18 và 19 Tuyên Ngôn Nhân Quyền ngày 10-12-1948 của Liên Hiệp Quốc (mà Việt Nam được là thành viên từ năm 1977). Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo ngày 7-12-1965 và Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo ngày 28.10.1965 của Công Ðồng Vatican II (xin xem phụ lục đính kèm), thử hỏi Giáo Hội Việt Nam đã được những quyền cơ bản gì?

 10. Có thể có kẻ phê phán rằng tại sao các Linh mục khác vẫn cam phận làm việc, thậm chí có vị còn xem ra vừa lòng mọi chuyện nữa, mà hình như chỉ có mình tôi cứ luôn lên tiếng đòi hỏi tự do Tôn giáo (từ sau 1975, tôi đã bị bắt ở tù hai lần vì đòi hỏi tự do Tôn giáo và hiện đang bị quản thúc cũng chỉ vì đấu tranh cho Tự do Tôn giáo)( ). Tất nhiên có rất nhiều người, bằng nhiều cách, cùng chiến đấu như tôi hoặc hơn tôi. Nhưng cũng có thể có người muốn khôn ngoan giữ mình để còn có thể phục vụ, chứ Linh mục nào cũng vào tù cả thì việc mục vụ biết ủy cho ai?

 Tôi hy vọng các Kitô hữu đích thật và mọi người thành tâm thiện chí sẽ tán thành tuyên ngôn 10 điểm trên đây của tôi. Tôi cũng xác tín rằng cùng với tôi, đã, đang và sẽ có nhiều thế hệ Kitô hữu cùng muốn chia sẻ ơn gọi ngôn sứ của Môsê, Giêrêmia, Eâdêkien . . . từ hơn 3000 năm nay : "Hãy để cho dân tôi được tự do đi tế lễ Thiên Chúa" (Xh 5,1) và "Ta truyền cho con điều gì, con phải nói . . . đừng sợ gì cả !" (Gr 1,7; Ed 2,6)

 Tuy bất xứng, tôi cũng nguyện noi gương các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, Tu sĩ Gioankim Marcel Nguyễn Tân Văn tử đạo rũ tù ngày 10-7-1959 tại trại 2 Yên Bình gần Hà Nội, Giáo Hội và Hội Ðồng Giám Mục thầm lặng Trung Quốc hiện nay và, gần gũi nhất là, Ðức cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Ðiền, người đã khổ vì đạo và chết vì đạo ngày 08-6-1988 tại Sài gòn. Tuy nhiên, ai cố tình bách hại tôi thì ngang nhiên vi phạm điều 19 Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.

 Xin Quí Vị và mọi người cầu nguyện cho tôi mỗi ngày để tôi đủ nghị lực chu toàn nhiệm vụ Thiên Chúa trao phó mà không trút cho ai được. "Thiên Chúa đã chỉ cho tôi một chỗ đứng, tôi không có quyền trốn thoát" (Thư gởi ông Diôgnêtos, tk 1)

 Tôi xin đặt Tuyên ngôn nầy dưới sự bảo trợ của Chúa Giêsu Kitô, Ðức Mẹ La Vang, Thánh cả Giuse, các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, cùng các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế. Xin Quí Vị và mọi người giúp tôi phổ biến rộng rãi để Ðất nước tôi sớm có Tự do Tôn giáo và Tự do Lương tâm đích thực. Xin chân thành cảm ơn Quí Vị và kính chào mọi người.

 Nhà Chung Huế, Lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam: 24.11.1994
Một linh mục bé nhỏ ở Huế: Tađêô Nguyễn Văn Lý

 Kỷ niệm 6 năm Bản tuyên ngôn trên đây:
Lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam: 24. 11. 2000
Lm Tađêô Nguyễn Văn Lý
Cố Vấn UB ÐT cho TDTG tại VN (CRFV)
Nơi ở : Nhà Thờ Công Giáo Nguyệt Biều, xã Thủy Biều, Huế
Ðịa chỉ Bưu điện : 37 Phan Ðình Phùng, Huế - Việt Nam
Tel. 011. 84. 54. 846429 hoặc 011. 84. 54. 881061
E-mail : nvlgph@dng.vnn.vn hoặc nguyenvanly@dng.vnn.vn