SUY GẪM MÙA CHAY

Vqt-AtnĐn54-WAU0315


Mùa nào thức ấy”. Lịch Phụng Vụ của Giáo Hội ấn định Mùa Chay hàng năm, để người tín hữu Công Giáo – gồm bạn và tôi – dành thời giờ chăm sóc kỹ càng hơn “khu vườn tâm linh”, cầu mong có thể thu hoạch dồi dào thiên ân – ước chi được bội thu. Như thế, Mùa Chay không thể bị coi là mùa đem đến những khó chịu hay phiền toái. Mà đúng ra thì phải được kể là mùa mong đợi khi chúng ta suy ngẫm sự an bài của Thiên Chúa, qua Giáo Hội, chuẩn bị / hoạch định cho tâm linh chúng ta.
Thời tại thế, bôn ba rao truyền Nước Thiên Chúa, khi giảng dậy về con đường phúc đức: ăn chay, cầu nguyện và bác ái, Chúa Giêsu, Đấng cứu thế đã mạch lạc tuyên bố chi tiết ba đường lối cho những ai muốn làm môn đệ của Người:
TM. Matthew đoạn 6, câu 1 đến 18:
“Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội trường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả; chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện chùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh , Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì trước khi anh em cầu xin.
Vậy anh em hãy cầu nguyện như thế này “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời….
Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.
Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thây biết là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo sẽ trả cho anh.”
Theo bài Tin Mừng trên, nhận định đầu tiên là, Chúa Giêsu đã không dùng cách nói “nếu chúng ta ăn chay” hay là “nếu chúng ta cầu nguyện” hoặc giả “nếu chúng ta làm việc bác ái” mà Người đã nói xác định KHI chúng ta . . . Bởi đây không phải là những việc tùy chọn để thêm vào cho đời sống tâm linh. Mà đây là lệnh truyền dậy của Con Thiên Chúa. Đây là những hành vi “sống / chết” giúp chúng ta giập tan được tật xấu “chỉ biết nghĩ, làm cho bản thân mình”, “chỉ nuông chiều, thỏa mãn những đặt định của mình, do mình”.
Chúa Giêsu dậy chúng ta ăn chay, làm công việc bác ái, tương trợ giúp đỡ anh chị em túng thiếu, và cầu nguyện vì Người biết rõ những việc ấy sẽ giúp chúng ta sử dụng đích đáng sở hữu, tài sản, tiện nghi và công sức. Người biết và kinh nghiệm rằng việc chối bỏ, thắng bản thân để nên thánh, sẽ thăng tiến thập bội do cầu nguyện song hành cùng với thái độ, hành vi rộng tay bác ái, tương trợ sẽ làm cho nhãn quan con người hướng tới tình yêu thương Thiên Chúa. Những công việc ây sẽ làm chúng ta yêu mến, thương cảm săn sóc anh chị em tha nhân.
Đường lối thứ hai, Chúa dậy “việc bác ái, cầu nguyện và ăn chay cần thực hành với phong cách riêng tư cá nhân”. Người không muốn ta phô trương để bị rơi vào bẫy trình diễn tìm tiếng khen hay được xưng tụng là người đạo đức thánh thiện. Người không ưa và đã phiền trách một số các nhà lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ, có trách nhiệm hướng dẫn cộng đồng dân chúng đến gần Thiên Chúa, đã có thái độ giữ đạo phô trương để tìm danh dự và khen tụng cho bản thân. Việc làm của giới này, thay vì đưa dân chúng đến gần Thiên Chúa, thì lại ra như đưa người khác đến gần họ. Chúa đã nhấn mạnh “hãy bình thản mỗi khi “làm” công việc tâm linh, như thế khỏi bị người khác chung quanh “để ý” khen ngợi. Và như thế mới tdễ dàng qui hướng lên cùng Thiên Chúa”.

PHẦN THƯỞNG NƯỚC TRỜI
PHẦN THƯỞNG TRẦN THẾ
Điểm thứ ba Chúa Giêsu nói đến mới thực quan trọng. “Nếu thi hành bác ái, cầu nguyện và ăn chay ‘kín đáo’, Cha trên trời sẽ ban thưởng.
TM. Matthew, đoạn 6, các câu 3-4,6,17-18:
(3) Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, (4) để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh. (6) Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện chùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh. (17) Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, (18) để không ai thây biết là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo sẽ trả cho anh.”
Chúa không nói đến phần thưởng vật chất trần thế. Không người tín hữu đích thực nào trong chúng ta “sống mùa chay” với hy vọng được Thiên Chúa ban sự thịnh vượng, tài lộc trần gian. Không. Chúa hứa phần thưởng rạng ngời đang chờ đợi chúng ta trên nước trời, không đả động phần-thưởng-tức-thời nào chúng ta sẽ đạt được ở trần gian này.
Tuy nhiên, theo Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả thì, những phần thưởng tức thời tại trần gian là mối liên hệ thâm hậu với Thiên Chúa, tự do khỏi đường tội lỗi, và canh cải hoàn cảnh túng nghèo cho các anh chị em lân cận chúng ta.
Thánh Giáo Hoàng còn tiến xa hơn mà rằng “việc giữ mùa chay sẽ xây dựng thuận hòa trong gia đình. Việc ăn chay, cầu nguyện và làm bác ái giúp tín hữu trở nên những “ông bà xã” gắn bó hơn tình nghĩa phu thê, những người con hiếu đễ thuận hòa hơn.
Việc giữ mùa chay: (1) Khai mở mạch dòng thiên ân để giúp chừa giảm ích kỷ, nhiều rộng lượng, và thêm tử tế. (2) Giúp yêu tha nhân mà thông thường, tâm tư con người nghĩ thật “khó có thể hay không thể nào” yêu thương được! (3) Mở đường hối lỗi, hòa giải thương tổn trong giao tiếp. Nói cách khác tồng quát: Khi con người đến với Thiên Chúa qua đường lối ăn chay hãm mình, cầu nguyện và bác ái, Thiên Chúa, từ từ chuyển hóa người ấy trở nên hình ảnh Ngài, làm phần thưởng.
Một ai sống Mùa Chay theo lời giảng của Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả, thì đã có thể tự bảo đảm sẽ được Cha trên trời ban cho mùa gặt bội thu làm phần thưởng bù đắp công sức. Bởi chính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Thầy của các bậc thầy giảng dậy đã hứa điều đó.

YẾU TỐ PHẨM – LƯỢNG
Quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Chúng ta biết như thế và thật hiển nhiên là thế, nên không nói thì ai cũng rõ biết phẩm cao hơn lượng khi “ăn chay”. Và cũng vậy: “thành tâm khi làm việc bác ái” được lòng Chúa hơn là tiền bạc hay tài sản trao cho. “Chú ý khi cầu nguyện” được Chúa đoái nghe nhận lời hơn là thời lượng đọc kinh hay là đọc lê thê “hết kinh nọ đến kinh kia”.
Theo Thánh Phaolô: “chúng ta có thể trao tặng cả triệu đô-la, nhịn ăn suốt bốn mươi ngày mùa chay và hàng ngày cầu nguyện giờ này qua giờ khác, mà không tăng tình bác ái, không thiết tha tình liên đới dân Chúa, thì uổng phí, không được gì.
(Thư 1 Côrintô, đoạn 13 câu 3: Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi).
Nhưng với hy sinh thực sự, dù trao đi chỉ một khoản tiền nhỏ, để chia sẻ cho tha nhân, sẽ mang hiệu quả to lớn cho cả người trao và người nhận. Thực chất của công việc đạo đức ăn chay, cầu nguyện và bác ái ở chỗ là để chúng ta được đến gần Chúa hơn và để được Thánh Thần Thiên Chúa chuyển hóa con người chúng ta “từ vinh quang đến rực rỡ” (Thư 2 Côrintô đoạn 3 câu 18: Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nện rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí.)
Vậy, tiền bạc tài sản đều không phải là yếu tố thiết yếu của “vấn đề”. Tiền bạc và tài sản tự chúng không đưa con người lên thiên đàng, cũng không dìm con người xuống hỏa ngục. Yếu tố thiết yếu đáng kể là cách thức “chúng (của cải tiên bạc)” chi phối con người. Kinh nghiệm thực tế chứng thực “sự giầu có” làm ảnh hưởng đến tư tưởng và chi phối hành động của con người. Thông thường, con người tìm giá trị và an toàn trên tiền của. Bởi thế, cầu nguyện, ăn chay (hãm mình) và làm bác ái thực rất quan cần. Những việc ấy “mở” cho ta thấy “vấn đề” để điều chỉnh cách sử dụng tài sản – bất cứ ta có nhiều ít bao nhiêu – cho thích hợp theo bối cảnh Nước Trời. Và cho ta nhận thức được “mối giao hảo với Thiên Chúa và liên đới với dân Ngài” mới thực quan trọng, quan trọng hơn cả địa vị và tài sản ta có.

PHƯƠNG THỨC
Nếu chúng ta có thể ăn chay – hãm mình – mỗi ngày suốt Mùa Chay, ắt hẳn chúng ta sẽ được phúc lành. Nếu chúng ta chỉ có thể kiêng thịt các Ngày Thứ Sáu Mùa Chay, chúng ta cũng sẽ được phúc lành. Nếu chúng ta làm việc bác ái bằng trao đi nhiều quần áo, nhiều tiền bạc cho người nghèo khổ, chúng ta sẽ được phúc lành. Và cho dù chúng ta chỉ có thể trao đi một số ít ỏi, chúng ta cũng vẫn sẽ được phúc lành. Tuy nhiên, luôn nằm lòng điều cốt yếu như điều kiện cần và đù: tất cả các việc ầy phải được thực hiện với lòng khiêm nhường và yêu thương, với lòng hy sinh vì thiên ân và để chia sẻ với anh chị em tha nhân.
Cũng cần lưu ý: ăn chay (hãm mình) không nhất thiết chỉ có “dính líu” liên can đến thức ăn, của uống. Ăn chay là chừa bỏ, là giảm thiểu, là kéo dài sự chiụ đưng làm thỏa mãn những đòi hỏi thể xác hay tâm lý mặc dù những đòi hỏi ấy không gây tổn hại, nhưng chúng không đem ích lợi gì cho đời sống tâm linh. Chẳng hạn “ăn chay” bằng giảm bớt / bỏ dùng điện thoại để “tán gẫu”; không vào “mạng điện tử” tìm đọc những chuyện không đâu, những giải trí “vô tích sự”. Thêm nữa, như nỗ lực chừa bỏ mỉa mai, chỉ trích, bày tỏ thái độ thờ ơ lạnh nhạt, phê bình tiêu cực. Góp chuyện với cách nói lời tích cực, khích lệ tinh thần. . . Và con nhiều phương diện khác nữa như đầu óc chia rẽ, kỳ thị, thiếu hội nhập hợp tác cho ích chung của gia đình, cộng đoàn và công ích xã hội. Loại trừ “bệnh” cả lo, chỉ biết ỷ vào tài sức mình, mà cần học biết phó thác “nỗi lo lớn ấy” cho Chúa.
Tất cả những đề xuất trên đều có thể và nên tùy hoàn cảnh cuộc sống mà ứng dụng cho “công việc Mùa Chay”.

CÔNG BỐ GIỮ CHAY.
Mùa Chay Cả năm nay 2015, đã khởi sự từ 18 – 02. Chúa Nhật đang đến 22 – 03: Lễ “Ném đá”. Chúa Nhật 29 – 03: Lễ Lá mở đầu Tuần Thánh. Cho dù thế, vẫn đủ ngày giờ để “Công Bồ Mùa Chay” cho bản thân, cho gia đình: vẫn dư đủ ngày tháng làm bác ái, còn “rất” nhiều giờ cho cầu nguyện mỗi ngày – đem tâm hồn lên cùng Chúa với những hy sinh “ăn chay” qua các phương cách nêu trình.
Bất cứ chúng ta chọn ứng dụng cách thức nào, hãy để “nó” đưa chúng ta đến gần Chúa hơn. Và xin hãy nằm lòng một điều Cha trên trời hằng mong chờ đổ ban ơn phúc – thiên ân – làm phần thưởng cho chúng ta, phần thưởng hậu hĩnh tràn đầy vượt trên trí tưởng con người.


CHÚA NHẬT THƯƠNG KHÓ

SUY NGẪM
Tin Mừng Mat-cô, đoạn 11 câu 1 đến 10:
Trong hội họa, “tương phản” mang ý “đối nghịch” giữa các yếu tố / thành phần, như nhạt nghịch với đậm, sáng với tối, lớn với nhỏ, Ráp với mịn. . . Người nghệ sỹ dung nghệ thuật này để gia tăng hiệu quả của tác phẩm. Dám mạo muội làm một so sánh trần thế hóa sự việc thì, quả thật Chúa Nhật Lễ Lá hiển nhiên là một tương phản không tưởng. Đâng tạo dựng vũ trụ từ hư
(1)Khi Đức Giêsu và các môn đệ đến gần thành Giêrusalem, gần làng Bết-pha-ghê và Bêtania, bên trên núi Ôliu, Người sai hai môn đệ và bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Tới nơi, sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và đem nó về đây. Nếu có ai bảo: ‘Tai sao các anh lại làm như vậy?’ Thì cứ nói là Chúa cần đến nó và Người sẽ gởi lại ngay.” Các ông ra đi và thấy một con lừa con cột ngoài cửa ngõ, ngay mặt đường. Các ông liền cởi dây lừa ra. Mấy người đứng đó nói với các ông: “Các anh cởi con lừa ra làm gì vậy?” Hai ông trả lời như Đức Giêsu đã dặn. Và họ để mặc các ông. Hai ông đem con lừa về cho Đức Giêsu, lấy áo choàng của minh trải lên lưng nó, và Đức Giêsu cỡi lên. Nhiều người cũng lấy áo choàng của mình trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự dến nhân danh Đức Chúa! (10) Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đavít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!” vô, đặt để ngân hà, tỷ triệu tinh tú, duy trì sinh vật mọi loài và Ngài biết từng sợi tóc trên đầu mỗi chúng ta. Nhưng sao lại vẫn là Thiên Chúa toàn năng vĩ đại kinh hoàng ấy lại chọn vào thành Giêru-salem trên lưng một con lừa. Còn ai có thể mường tượng một “đối nghịch” hơn thế được không? Bạn tưởng tượng nổi chăng?
Chúa Giêsu, vua trời đất muôn vật, cỡi trên lưng một con lừa mà đến với dân Người. Còn nghịch cảnh nào nghịch hơn? Nhưng còn “trái cựa” “oái oăm” hơn thế nữa: Người đội vòng gai chứ không triều thiên vàng, bị đánh đòn chứ không được suy tôn. Lại nữa, chính Người tạo dựng trời đất muôn loài thì lại đã bị thụ tạo của Người xét sử, lên án.
Chúa Giêsu đã chấp nhận chịu đựng mọi khốn khổ, nhục nhã trên thập giá để hòa giải loài người cùng Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu là Sự Sống mà đã chịu chết để loài người chúng ta được lãnh nhận sự sống muôn đời.
Chúa Nhật Lễ Lá, xin hãy ghi nhớ - khi tung hô THÁNH, THÁNH, THÁNH - dân thành Giêrusalem trải áo trên đường, cầm cành lá dừa vẫy chào Chúa Giêsu, miệng tung hô “Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Thiên Chúa”. Nhưng rồi chỉ mấy bữa sau, họ hùa theo giới thượng thẩm Do Thái, mà lớn tiếng gào thét: “Đóng đanh nó!” Mk. 15:14). Dù như thế, dù trải qua tất cả cảnh trí tương phản LÊN / XUỐNG (tung hô / đả đảo) ấy, Chúa Giêsu vẫn chỉ một mực YÊU. Chúa tiếp tục thứ tha. Chúa không hề quên sứ vụ Cứu Chuộc nhân loại chúng ta.

Vqt-AtnĐn54-WAU0315