NIỆM LUẬT THƠ

 

Mục đích tối cao của luật thơ là giúp cho ta phương tiện sáng tạo âm điệu một cách dễ dàng. Nhưng tuân theo luật thơ một cách ngoan cố thì sẽ làm cho tác phẩm có lúc bị miễn c­ưỡng, khô cứng mất đi cái hồn của thơ.
Cho nên ngoài luật thơ thì người làm thơ phải có hứng thú có ngoại vật cảm kích và phải có tính tình, có chân tâm như thế khi làm thơ tư tưởng mới không bi lạc đi nơi khác.
Dưới đây là môt số luật thơ cơ bản:

1. ÂM
Âm là cách đọc của một chữ, được cấu tạo bằng một chữ, hoặc cụm chữ.

Ví dụ âm INH: Hình, Tình, Tính, Tịnh, Vĩnh, Khinh ... các chữ này đều mang âm INH, nhưng khác các phụ âm đâu và thanh.

+. Nguyên âm: gốc của một chữ hay nhiều chữ
- a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i,……
- oa, ua, ưa, ue, uê, uy, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, …

+. Phụ âm: những chữ khác nguyên âm
- b, c, d, g, h, l, m, n, p, q, r…
- ch, gh, kh, th, nh, ng, ....

2. THANH
+. Thanh Bằng: gồm các chữ không dấu và có dấu huyền
+. Thanh Trắc: gồm các chữ có dấu sắc, hỏi, ngã và nặng

3. VẦN : là hai chữ có cùng âm và cùng thanh

4. VẬN: là cách gieo vần trong câu, có một số cách gieo vần như sau:
+. Cước vận : là cách gieo vần ở cuối câu
+. Yêu vận : là cách gieo vần ở giữa câu
+. Liên vận : là cách gieo vần ở hai câu đi liền nhau
+. Cách vận : là cách gieo vần ở hai câu cách nhau
+. Chính vận : là vần mà hai chữ hoàn toàn giống nhau về âm
+. Cưỡng vận : là vần mà hai chữ có âm tương tự nhau
+. Liên châu vận: là cách gieo vần nối liền nhau như chuỗi hạt châu

5. ĐIỆU
+. Điệu là nhịp, là tiết tấu, là âm tiết.
+. Thi điệu lấy câu làm âm tiết, câu lại có âm tiết của câu, gọi là cú điệu. Mỗi cú điệu gồm nhiều âm tiết, tức nhiều nhịp.

Dưới đây là thí dụ trong một số thể loại thơ thường gặp.
I.Thơ Bốn Chữ
Thơ bốn chữ là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ hai và chữ thứ tư trong câu mà thôi.
Nếu chữ thứ hai là bằng thì chữ thứ tư là trắc và ngược lại nếu chữ thứ hai là trắc thì chữ thư tư là bằng.
Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm ba loại thường được gọi là cách gieo vần ba tiếng, cách gieo vần tréo và cách gieo vần ôm.
Nhưng nhiều khi câu thơ cũng không tuân theo luật đó.
Cách gieo vần
1.Vần ba tiếng (ít dùng)
Sao biếc đầy trời
Sầu trông viễn khơi
Ðêm mờ im lặng
Nhìn hạt sương rơi

2. Vần tréo
Tôi làm con gái
Buồn như lá cây
Chút hồn thơ dại
Xanh xao tháng ngày

3. Vần ôm
Em tan trường về
Ðường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng

II.Thơ Năm Chữ (Ngũ ngôn cổ thể trường thiên)
Thơ ngũ ngôn có độ dài ngắn khác nhau nhưng được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ.
Cũng giống như thơ bốn chữ: nếu chữ thứ hai trong cầu là bằng thì chữ thứ tư là trắc và ngược lại. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không phải vậy. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo

Thí dụ: Gieo Vần ôm:
Em có nghe hay chăng
Lá thu đang vẫy gọi
Rừng thu đang đón mời
Em về vơi hoang vắng

Thí dụ: Gieo vần tréo
Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm ngóng nhạn về
Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê…

III. Thơ Sáu Chữ
Cách gieo vần của thể thơ này được chia làm hai loại: gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo còn luật bằng trắc thì chưa thấy được áp dụng theo bất cứ quy định nào.

Thí dụ: Vần ôm
Nếu ngày mai em có tới
Mang cho anh đám mây xanh
Và một cơn gió trong lành
Làm hành trang anh đi tới

Thí dụ: Vần tréo
Quê Hương là gì hả mẹ ?
Mà Cô Giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ ?
Mài ai đi cũng nhớ nhiều

Huyền Kiêu

IV. Thơ Cổ Song Tứ Lục Bát
Hai câu đầu là bốn chữ, câu thứ ba là sáu chữ và câu cuối là tám chữ theo luật như sau:
Đoạn một
x B x T(v)
x T x B(v)
x B x T x B(v)
x B x T x B(v) T B(v*)
đoạn hai:
x B x T(v*)
x T x B(v)
x B x T x B(v)
x B x T x B(v) T B(v)

Nếu như bắt đầu câu thứ nhất là T B T thì câu 4 chữ thứ hai phải là B T B, nhưng câu thu' ba thứ tư đều là B T B như bình thường
Thí dụ:
Lòng như tơ RỐI
Mặn đắng bờ MÔI
Mất nhau ta mất thiệt RỒI
Còn đây nỗi khổ mình TÔI hận LÒNG*

Tâm còn giao ĐỘNG*
Lòng còn Mãi MONG
Bóng hình vẫn giữ trong LÒNG
Người ơi có thấu lệ ĐONG nhạt NHÒA*

V. Song Thất Lục Bát
Thể thơ Song Thất Lục Bát này là của riêng Việt nam ta, cho nên luật thơ không gò bó theo các kiểu thơ khác .
Thơ Song Thất Lục Bát gồm mỗi đoạn có 4 câu, hai câu đầu là Song Thất, có nghĩa là mỗi câu có 7 chữ, hai câu cuối là Lục, Bát, câu thứ ba sáu chữ, câu thứ 4 tám chữ được xắp theo luật bằng trắc như sau:

x x x x B x T(v) x = tự do
x x B x T(v) x B(v) B = thanh bằng
x B x T x B(v) T = thanh trắc
x B x T x B(v) T B(v) v = vần với nhau

Đây là luật thơ trong một đoạn, để có thể nối thêm đoạn nữa thì có thể theo luật sau:
Câu thứ thư của đọan một: x B x T x B(v) T B(v)
Câu thứ nhất đoạn hai: x x x x B(v) x T(v)
Hoặc
Câu thứ thư của đọan một: x B x T x B(v) T B(v)
Câu thứ nhất đoạn hai: x x B(v) x x x T(v)

Thí dụ: (các chữ viế HOA là vần với nhau, các chữ có thêm là nối liền hai đoạn)
Thủa trời đất nổi cơn gió BỤI
Khách má hồng nhiều NỖI truân CHUYÊN
Xanh kia thăm thẳm từng TRÊN
Nào ai gây dựng cho NÊN nỗi NÀY *

Trống Trường Thành lung LAY * bóng NGUYỆT
Khói Cam Tuyền mời MỊT khúc MÂY
Chín tầng gươm báu trao TAY
Nửa đêm truyền Hịch đợi NGÀY xuất CHINH*

 

Thơ Lục Bát

Lục Bát là loại thơ Sáu Tám, một câu sáu và một câu tám. Bài thơ lục bát luôn được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách làm và gieo vần tương đối đơn giản.
Lục= sáu chữ --- chữ 2 Bằng, 4 trắc, 6 Bằng
Bát= tám chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng, 8 bằng
Trong thơ lục bát, chữ thứ sáu của câu Lục, vần với chữ thứ sáu của câu Bát. Chữ thứ tám của câu Bát vần với chữ thứ sáu của câu Lục kế tiếp và cứ theo quy luật đó cho đến hết bài thơ.

x B x T x B (v1)
x B x T x B (v1) x B (v2)
x B x T x B (v2)
x B x T x B (v2) x B (v3)

(v = vần)

ví dụ:
Ngồi chờ hết cả đêm nay(v1)
Chỉ mong anh được xuân này(v1) bình yên(v2)
Cớ sao anh lại không lên(v2, 3)
Vô tình anh lại bỏ quên(v3) tim này

by: NhoZangHo


*


Luật thơ Lục Bát - by DD

Luật thơ Lục Bát giản đơn:
Câu sáu, câu tám cứ luôn kéo dài
Làm thơ cốt phải cho hay
Nội dung súc tích lột bày ngoài trong
Lời thơ mền dẻo nhẹ nhàng
Vừa vần vừa nhạc, lâng lâng lòng người
Vần gieo đúng chốn đúng nơi
Thanh bằng thanh trắc ví đôi nhân tình
Bên nhau như bóng với hình
Đứng lên nằm xuống cúi đầu khom lưng
Nội dung cũng phải rõ ràng
Phân câu tích cú chứ đừng mù sương
Thơ đừng xiên xỏ lòng vòng
Người nghe chán nản ngước trông kêu trời
Thơ vui thuốc bổ cho đời
Nụ cười tô điểm cho người trẻ trung:
" Ông Nông ơi hỡi ông Nông
Ông về ông cõng chị Nông ra đồng
Hôm sau trời ló rạng đông
Nhìn Nông cõng vợ Dũng trông khoái cười".

Lời thơ phải được chảy trôi
Thơ mà gượng ép tiêu đời nhà thơ.

DD

Có hai ngoại lệ trong thơ lục bát:

1. Tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu.

Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi.

Nguyễn Du

2. Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát, như trong câu ca dao sau:

Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.

Hoặc
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

_____________________________

 

LUẬT THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ (ĐƯỜNG LUẬT)

Thơ Đường Luật còn có những tên gọi khác nhau như: Thơ Đường, Đường Thi, Thất Ngôn Bát Cú và Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật. Thơ Đường Luật có 2 loại: Tứ Tuyệt (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 4 câu) và Thất Ngôn Bát Cú (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 8 câu). Trong bài này, người viết chỉ lạm bàn tới thể Thất Ngôn Bát Cú mà thôi.

(Trích một bài viết có giá trị về Thơ Đường luật: "Đặc trưng mỹ học của thơ Đường trước hết biểu hiện ở tính hàm súc, ít lời nhiều ý, ý ở ngoài lời. Kết cấu thơ Đường luật hết sức chặt chẽ, mỗi bài thơ giống như một bài toán giải đáp một vấn đề xã hội bằng hình tượng nghệ thuật. Thơ Đường luật đúc kết những kinh nghiệm quá khứ nâng lên thành luật bằng trắc đối xứng. Đối xứng chính là mâu thuẫn thống nhất trong âm thanh, đối xứng càng cao, hài hòa càng lớn.

Do đó câu số chữ của một bài thơ được hạn định, nên các nhà thơ phải tìm tòi những tinh hoa của dân gian, kết hợp với điển cố lịch sử và từ hoa lệ của văn học thành văn. Sự quy định niêm luật cho một thể thơ có thể hạn chế sự biểu đạt những tình cảm bay bổng, phóng khoáng, nhưng nó buộc phải sáng tạo ngôn ngữ hàm súc, cấu tứ chặt chẽ. Thơ Đường có phong độ một tâm hồn Á Đông, gắn tâm tư tình cảm con người với thiên nhiên đất nước. Tình cảm biểu hiện trong thơ Đường thực muôn màu muôn vẻ, có khi bồng bột, bay bổng, có khi thâm trẩm, uẩn khúc quanh co. Có thể nói, nó như những dòng thác đổ dồn về một con sông lớn cuồn cuộn.

Những nhà thơ Đường sử dụng đề tài hết sức rộng rãi, đề tài xã hội, thiên nhiên, lịch sử và cá nhân, đề tài về chiến tranh, đề tài về cuộc sống của những con người trong xã hội. Ngòi bút thi nhân đã lên sâu vào tất cả mọi nơi, xung phá và chốn cung đình u ám cũng như vào giữa quần chúng nhân dân.

Một bài thơ năm chữ tuyệt cú vẻn vẹn chỉ có hai mươi chữ, nhưng càng ít chữ, càng phải cân nhắc cho nên từ ngữ ở thơ Đường luật phần lớn được sử dụng rất đắt. Tuy hàm súc như vậy nhưng thơ Đường luật không phải là những lời thuyết lý khô khan".

Cách Gieo Vần, Nguyên Tắc Đối, Luật Bằng Trắc và Cách Họa


A- Thể Thất Ngôn Bát Cú

I- Cách Gieo Vần: Thơ Đường Luật có luật lệ nhất định của nó, bạn không thể biến chế một cách khác được. Cách gieo vần như sau:
- Suốt bài thơ chỉ gieo theo một vần mà thôi. Ví dụ: Vần ơi thì đi với ơi, vần tâm thì đi với tâm hoặc tầm.
- Trong bài thơ có 5 chữ vần được gieo ở cuối câu đầu (câu số 1) và ở cuối các câu chẵn (2, 4, 6 và 8). Ngoài việc các chữ cuối của câu 1,2,4,6,8 phải cùng một vần ra, cả 5 chữ mang vần đó phải khác nhau, trừ khi cùng chữ nhưng khác nghĩa (Ví dụ: dặm trường và mái trường or trái mơ và giấc mơ…)
- Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó). Ví dụ: hương, thương, trường... Nếu gieo vần thưa với thây thì bị lạc vận. Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận hay ép vận, chẳng hạn như: in với tiên.

II- Nguyên Tắc Đối: Các câu đối với nhau phải thật chỉnh, cả về ý, tình, và thể loại từ ngữ, v.v... Thể loại từ ngữ tức tính từ phải đối với tính từ, danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ, v.v...
Trong bài thơ có 4 phần: Đề (gồm có Phá đề và Thừa đề ) Thực hoặc Trạng, Luận, và Kết.

1. Đề gồm có hai phần:
- Phá đề (câu thứ 1):
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
- Thừa đề (câu thứ 2):
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

2. Thực hoặc trạng (câu thứ 3 và câu thứ 4): Hai câu này phải đối với nhau; dùng để giải thích hoặc đưa thêm chi tiết bổ nghĩa đề bài cho rõ ràng

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Ghi chú: Lom khom đối với lác đác (trạng tự ) và bằng đối với trắc. Tiều đối với chợ (danh từ ) và bằng đối với trắc. Chú đối với nhà (danh từ ) và trắc đối với bằng.

3. Luận (câu thứ 5 và câu thứ 6): Luận có nghĩa là luận bàn. Hai câu này bàn bạc
thêm về nội dung của bài thơ, về phong cảnh hay về tình cảm; dùng để bàn luận cho rộng nghĩa hay cũng có thể dùng như câu 3 và 4 . Hai câu này cũng phải đối với nhau.

Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc
Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia

Ghi chú: Nhớ đối với thương (động từ ) và trắc đối với bằng. Nước đối với nhà (danh từ ) và trắc đối với bằng. Đau lòng đối với mỏi miệng (trạng từ ) và bằng đối với trắc. Con quốc quốc đối với cái gia gia (danh từ ) và trắc đối với bằng.

4. Kết (câu thứ 7 và câu thứ 8): kết luận ý của bài thơ. Hai câu kết không nhất thiết phải đối nhau, nhưng phải giữ luật bằng trắc.

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta

(Qua Đèo Ngang—Bà Huyện Thanh Quan)

Ghi chú: Dừng chân là vần bằng đối với một mảnh là vần trắc; đứng lại là vần trắc đối với tình riêng là vần bằng; nước là vần trắc đối với ta là vần bằng.

III- Luật Bằng Trắc: Luật Bằng Trắc gồm có Thanh, Luật, và Niêm.

1. Thanh-Gồm có Thanh Bằng và Thanh Trắc.

a) Thanh Bằng-là những tiếng hay chữ không có dấu (như: minh, lan, thanh, trinh...) và những tiếng hay chữ có dấu huyền (vi’ dụ như: mà, hoàng, thành, trình...)

b) Thanh trắc-Là những tiếng hay chữ có dấu sắc (') dấu hỏi (?) dấu ngã (~) và dấu nặng (.). Ví dụ: Nhớ, tưởng, lữ, vọng …

2. Luật-Thơ bát cú làm theo hai luật: Luật Bằng và Luật Trắc.

a) Luật Bằng: Chữ thứ hai ở câu đầu thuộc vần Bằng. Ví dụ:

Vu vơ dạo bước ngắm trời xinh

Luật Bằng Vần Bằng-Cách dùng mẫu tự và viết tắt như sau: B = Bằng, T = Trắc và V = Vần. Luật Bằng Vần Bằng như sau:

1. B B T T T B B (V)
2. T T B B T T B (V)
3. T T B B B T T
4. B B T T T B B (V)
5. B B T T B B T
6. T T B B T T B (V)
7. T T B B B T T
8. B B T T T B B (V)
Ví dụ:

Mời cô đến với góc vườn thơ
Khánh tiếng lung lay gót nhẹ chờ
Thi vận mực tươi hoa khẽ hé
Hoạ âm giấy liễng nhạc đường tơ
Nghe mưa tí tách buông màn khói
Thử gió vi vu thoảng giấc mơ
Một cách gieo hồn đùa lãng tử
Bài này chớ để ngó chơ vơ
(Nhã Uyên)


b) Luật Trắc: Chữ thứ hai ở câu đầu thuộc vần Trắc. Ví dụ:

Luyến nhớ trời quê buổi nắng vàng

Luật Trắc Vần Bằng-Luật Trắc Vần Bằng như sau:

1.T T B B T T B (V)
2.B B T T T B B (V)
3.B B T T B B T
4.T T B B T T B (V)
5.T T B B B T T
6.B B T T T B B (V)
7.B B T T B B T
8.T T B B T T B (V)

Ví dụ:

Văng VẲNG tai NGHE tiếng KHÓC gì?
Thương CHỒNG nên KHÓC tỉ TÌ tị
Ngọt BÙI, thiếp NHỚ mùi CAM thảo,
Cay ĐẮNG, chàng ƠI, vị QUẾ chị
Thạch NHŨ, trần BÌ, sao ĐỂ lại,
Quy THÂN, liên NHỤC, tẩm MANG đị
Dao CẦU, thiếp BIẾT trao AI nhỉ?
Sinh KÝ, chàng ƠI, tử TẮC quỵ

(Bà Lang Khóc Chồng—Hồ Xuân Hương)

Chú Thích: Những chữ CAPITALIZED (chữ thứ 2, 4 và 6) đều phải theo đúng luật, còn những chữ khác (trừ chữ ở cuối câu) có thể không cần phải theo luật. Mẹo để nhớ:

Nhất (chữ thứ 1), tam (chữ thứ 3), ngũ (chữ thứ 5) bất luận
Nhị (chữ thứ 2), tứ (chữ thứ 4), lục (chữ thứ 6) phân minh

Nghĩa là chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật; còn chữ thứ hai, thứ tư và thứ sáu thì bắt buộc phải theo luật (phân minh). Nếu không theo luật thì gọi là thất luật.

3. Niêm-Những chữ phải đi cặp với nhau và dính với nhau

Ví du: Luật Bằng

Câu 1 niêm với câu 8
1.B B T T T B B (V)
8.B B T T T B B (V)

Câu 2 niêm với câu 3
2.T T B B T T B (V)
3.TT B B B T T

Câu 4 niêm với câu 5
4.B B T T T B B (V)
5.B B T T B B T

Câu 6 niêm với câu 7
6.T T B B T T B (V)
7.T T B B B T T


Ví dụ: Luật Trắc

Câu 1 niêm với câu 8
1. T T B B T T B (V)
8. T T B B T T B (V)

Câu 2 niêm với câu 3
2. B B T T T B B (V)
3. B B T T B B T

Câu 4 niêm với câu 5
4. T T B B T T B (V)
5. T T B B B T T

Câu 6 niêm với câu 7
6. B B T T T B B (V)
7. B B T T B B T
Cũng có trường hợp nhà thơ làm sai luật, thay vì đang ở Luật Bằng thì lại đổi sang Luật Trắc. Vì Niêm không đi với nhau nên gọi là Thất Niêm.
Ví dụ: Dùng bài thơ Cảnh Làm Lẽ (Lấy Chồng Chung) của Hồ Xuân Hương (đúng niêm luật) để đổi sang thất niêm (xem chữ thứ 2 CAPITALIZED):

Kẻ ĐẮP chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém CHA cái kiếp lấy chồng chung!
Năm THÌ mười họa, nên chăng chớ,
Một THÁNG đôi lần, có cũng không...
Cố ĐẤM ăn xôi, xôi lại hỏng,
Cầm BẰNG làm mướn, mướn không công.
Thân NÀY ví biết dường này nhỉ,
Thà TRƯỚC thôi đành ở vậy xong.

Đổi thành thất niêm:

Kẻ ĐẮP chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém CHA cái kiếp lấy chồng chung!
Cố ĐẤM ăn xôi, xôi lại hỏng *** (thất niêm) ***
Cầm BẰNG làm mướn, mướn không công.
Năm THÌ mười họa, nên chăng chớ,
Một THÁNG đôi lần, có cũng không...
Thân NÀY ví biết dường này nhỉ,
Thà TRƯỚC thôi đành ở vậy xong.

Chú ý: Dù chỉ đặt sai có một câu (câu thứ 3) nhưng bị thất niêm toàn bài thơ. Thế mới biết luật thơ Đường khắt khe biết dường nào!

Khi làm thơ Đường Luật thì phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không, dù bài thơ của bạn có nội dung hay mấy đi nữa thì cũng không thể chấp nhận được.

Như đã nêu ra ở trên là các câu đối với nhau phải thật chỉnh. Có điều là không bắt buộc phải từng chữ một đối nhau mà có thể đối theo cụm từ. Nếu 3 chữ tạo thành nhóm danh từ (ở câu 3 chẳn hạng) thì ở câu 4 cũng dùng 3 chữ cùng nhóm để đối lại

Ví dụ

Ngày vương mãi nhớ hương tình cũ
Tháng quyện hoài mong bóng dáng xưa

(Trích "Xóm Tịnh Chiều Luyến Nhớ"—Vân Hạc)

Ngày (danh từ, bằng) đối với tha’ng (danh từ, trắc)
vương (động từ, bằng) đối với quyện (động từ, trắc)
mãi (phó từ, trắc) đối với hoài (phó từ, bằng)
nhớ (động từ, trắc) đối với mong (động từ, bằng).
hương tình cũ (cụm danh từ) đối với bóng dáng xưa (cụm danh từ)

Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu Thực và hai câu năm và câu sáu là hai câu Luận, hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, Danh Từ đối Danh Từ, Động Từ đối Động Từ, Tính Từ đối Tính Từ, quan trọng hơn cả là hai câu 5,6 phải đối ý với hai câu 3,4 hoặc bổ sung cho ý của câu 3,4 .
Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể Hoạ Thơ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những chữ mang Vần của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên( thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ý thơ của mình.



B.Thơ Tuyệt Cú

Thể Thơ Thất Ngôn (hay còn gọi Tứ Tuyệt)

Tuyệt cú theo nghĩa đen là ngắt câụ Là một thể thơ bốn câu (còn gọi là tứ tuyệt), có thể là cổ phong hoặc thơ luật, nhưng ý tứ, ý nghĩa phải trọn vẹn, sâu sắc. Cũng phải có mở có kết, có thể hiện nội dung chủ đề mình định nói.

Thất ngôn đơn giản là thể thơ gồm bốn câu mỗi đoạn, và mỗi câu được mang bảy chữ, được xắp theo luật như sau:


Bốn câu được chia thành hai cặp:
Một cặp mang thanh T B T (trắc, bằng, trắc)
Một cặp mang thang B T B (bằng, trắc, bằng)

Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ý, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thang Trắc Bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ hai và thứ sáu luôn mang cùng một thanh còn chữ thứ tứ thì ngược lại.

ví dụ:

Yêu anh(B) nhen bé(T) dễ thương(B) ơi
Bao tháng(T) ngày qua(B) anh lỡ(T) rồi
Bóng dáng bé anh in trong óc
Gội hoài hổng sạch cô bé ơi

by: nguyenvq

Hai câu đầu theo luật T,B, T và B, T, B. Được đặt xen kẽ nhau.

Thơ thất ngôn không hẳn phải gò bó vào một luật TBT BTB như trên, các bạn có thể thay đổi uyển chuyển để làm một bài thơ hấp dẫn hơn nhưng vẫn đúng luật, sau đây là một số dạng như sau:

xBxTxBx/xTxBxTx/xBxTxBx/xTxBxTx,
xTxBxTx/xBxTxBx/xBxTxBx/xTxBxTx,
xBxTxBx/xTxBxTx/xTxBxTx/xBxTxBx,
xTxBxTx/xTxBxTx/xBxTxBx/xBxTxBx ,
xBxTxBx/xBxTxBx/xTxBxTx/xTxBxTx ...v.v..

x = tự do,,,,,,sao cũng được



Chim buồn lẻ bạn chốn thâm sơn
Cánh ngã chao nghiêng ngắm nguyệt thường
Én lạc cô phòng thương nắng hạ
Diều đây lẻ phận nhớ thu đơn
(Nguyễn Duy)

Lối làm thơ tuyệt cú có thể tuân theo luật bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối của ngũ ngôn hoặc thất ngôn. Ở thể cổ phong, thơ tuyệt cú càng rộng rãi hơn, các câu thơ không cần đối, không phụ thuộc luật bằng trắc, miễn là ý tứ sâu sắc, lời đẹp, giầu âm điệu ...


Phong Kiều Dạ Bạc (Trương Kế )

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền


Đêm thuyền đậu bến Phong Kiều (Bản dịch của Tản Đà)

Trăng tà, chiếc quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

(dẫn theo nguồn tư liệu từ nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi) thể thơ tứ tuyệt Đường luật  “được cắt (ngắt) ra từ thơ bát cú Đường luật nên có 5 cách ngắt khác nhau”. Đó là:ngắt 4 câu trên, ngắt 4 câu giữa, ngắt 4 câu dưới, ngắt 2 câu đầu và hai câu cuối, ngắt câu 1 và 2 cùng câu 5 và 6. Phần bàn về kết cấuvần của thể thơ này hoàn toàn đáng tin cậy nhưng phần chỉ dẫn của tác giả dành cho bạn đọc về niêm luật thì chúng tôi vẫn thấy rất băn khoăn. Xin được trao đổi cùng tác giả và rất mong các bậc cao minh chỉ giáo thêm.

    Tác giả viết:

      “Về niêm, bài tứ tuyệt Đường luật yêu cầu câu 1 niêm với câu 4; câu 2 niêm vói câu 3, tức các chữ (tiếng) ở vị trí 2 và 4 (thơ ngũ ngôn) hay 2,4 và 6 (thơ thất ngôn) có thanh bằng hoặc trắc giống nhau, theo lệ “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ (lục) phân minh” mà thi pháp thơ Đường luật đòi hỏi.

    “Về luật, bài tứ tuyệt Đường luật cũng yêu cầu luật bằng trắc như bài bát cú Đường luật. Muốn biết bài thơ viết theo luật trắc hay bằng thì xem chữ (tiếng) thứ 2 của câu một thuộc thanh nào, nếu là thanh trắc thì luật trắc và nếu là thanh bằng thì luật bằng.”

     Để tiện bàn luận, chúng tôi xin giới thiệu các vị trí cần phải phân minh của thơ ngũ ngôn bát cú và thất ngôn bát cú Đường luật (theo “Việt Nam văn học sử yếu” – Dương Quảng Hàm) để bạn đọc tham khảo.

 

NGŨ NGÔN BÁT CÚ (vần bằng)

        Luật bằng                -------                  Luật trắc

VỊ TRÍ

2

4

VỊ TRÍ

2

4

Câu I

b

t

Câu I

t

b

-     II

t

b

-      II

b

t

-    III

t

b

-     III

b

t

-   IV

b

t

-    IV

t

b

-    V

b

t

-    V

t

b

-    VI

t

b

-    VI

b

t

-   VII

t

b

-  VII

b

t

-  VIII

b

t

- VIII

t

b

 

 

THẤT NGÔN BÁT CÚ (vần bằng)

           Luật bằng                         -------                      Luật trắc

VỊ TRÍ

2

4

6

VỊ TRÍ

2

4

6

Câu I

b

t

b

Câu I

 t

b

t

-     II

t

b

t

-      II

b

t

b

-    III

t

b

t

-     III

b

t

b

-   IV

b

t

b

-    IV

t

b

t

-    V

b

t

b

-    V

t

b

t

-    VI

t

b

t

-    VI

b

t

b

-   VII

t

b

t

-  VII

b

t

b

-  VIII

b

t

b

- VIII

t

b

t

Về hai điểm kể trên chúng tôi xin có ý kiến như sau:

     Vì  “được cắt (ngắt) ra từ thơ bát cú Đường luật ” nên sự phối thanh của thơ Tứ tuyệt (Đường luật) hoàn toàn do luật phối thanh của thơ bát cú quy định, nó là một dạng “mệnh đề kéo theo”. Do vậy, quan niệm “bài tứ tuyệt Đường luật yêu cầu câu 1 niêm với câu 4; câu 2 niêm vói câu 3” là chưa thỏa đáng vì không hợp logic và cũng không đúng với thực tế. Ta thấy rằng, theo 5 cách ngắt kể trên thì có 4 cách sẽ tạo ra bài tứ tuyệt có câu 1 cùng thanh với câu 4, câu 2 cùng thanh với câu 3 ở các vị trí cần phải phân minh (được “mặc định” khi ta lựa chọn cách ngắt) còn cách  “ngắt câu 1 và 2 cùng câu 5 và 6” thì bài tứ tuyệt sẽ có câu 1  giống câu 3 và câu 2 giống câu

 

_________________________________________________


IV-Cách Họa Đường Thi:

Cao nhất trong Đường Thi là họa thơ với người khác. Khi họa một bài Đường Thi, người họa phải dùng lại các từ mang vần (chữ cuối của câu 1,2,4,6,8) của bài thơ muốn họa (gọi là bài XƯỚNG) và diễn tả theo ý thơ của mình. Bài họa nằm trong 3 loại tiêu biểu: Hoạ Vần, Họa Vần Đối Luật và Họa Nguyên Vận.

1) Họa Vần: Dĩ nhiên bài HỌA phải dùng lại vần của bài XƯỚNG, nhưng luật có thể thay đổi và ý nghĩa của bài Họa hoàn toàn khác với bài XƯỚNG.

Ví dụ như trong trường hợp VH dùng vần bài “Nhớ Nhà” của Bà HTQ để làm bài “Cảnh Vật Ngày Xuân”


Nhớ Nhà (Bà HTQ—Xướng)

Vàng tỏa non tây, bóng ác tà
Ðầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa
Ngàn mai lác đác, chim về tổ
Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà
Còi mục thét trăng miền khoáng dã
Chài ngư tung gió bãi bình sa
Lòng quê một bước càng ngao ngán
Mấy kẻ tình chung có thấu là


Cảnh Vật Ngày Xuân (Vân Hạc—Họa vần)

Lụa thắm tung bay phất phới tà
Vườn hồng rực rỡ bướm vờn hoa
Xanh xanh khóm trúc xinh bờ dậu
Trắng muốt cành lê đẹp góc nhà
Trước ngõ mai đào chờ nắng xuống
Bên thềm cúc lựu đón sương sa
Hương trời sắc nước nên thơ quá
Cảnh vật ngày Xuân quả thật là…


2) Họa Vần Đối Luật: Như tên gọi, bài HỌA dùng luật trái với bài XƯỚNG. Nếu bài Xướng gieo theo Luật Bằng thì bài Họa đi theo Luật Trắc và ngược lại.

Ví dụ:

Xuân Hứng (Hàn Mặc Tử—Luật Bằng)

Non sông ngàn dặm ngắm càng xinh
Ừ tết năm nay thật hữu tình
Pháo nổ nổ tan luồng thất nghiệp
Xuân về về ghẹo khách ba sinh
Hoa tươi sánh với thiên kiều gái
Cảnh đẹp dường như thủy mặc tranh
Cao hứng đã toan cầm bút vịnh
Đào nguyên đâu lại thoảng qua mành


Xuân Mộng (Họa by Vân Hạc—Luật Trắc)

Cảnh vật khoe mình dưới nắng xinh
Kià Xuân đã đến đượm hương tình
Tưng bừng pháo nổ mừng hồi phục
Rộn rã lời chào chúc tái sinh
Vạn bướm hòa màu tô mộng cảnh
Ngàn hoa trải sắc vẽ mơ tranh
Bên song thiếu nữ cười duyên dáng
Cứ ngỡ bồng lai đứng tựa mành

3) Hoạ Nguyên Vận: Ngoài việc giữ cùng luật, bài họa phải có chủ đề và ý nghĩa giống như bài Xướng.
Ví dụ:

Trời Quê Luyến Nhớ (Xướng by Vân Hạc)

Luyến nhớ trời quê buổi nắng vàng
Đàn em hớn hở hát reo vang
Bờ xa thấp thoáng đò đầy chuyến
Bến cũ xôn xao chợ lắm hàng
Bát ngát nương dâu dài cuối xóm
Bao la ruộng lúa ngập thôn trang
Tha phương vọng mãi mùa Xuân trước
Viễn xứ miên man nỗi nhớ làng


NHỚ QUÊ XƯA (Hoạ by Bích Trân)

Đàn bướm vờn hoa dưới nắng vàng
Hè về phượng nở, giọng ve vang
Cành cây chim chóc gù xây tổ
Bến chợ thuyền ghe bốc dở hàng
Chán cảnh bon chen rời phố thị
Vui đời mộc mạc đến thôn trang
Quê người vẫn nhớ về quê cũ
Nhớ mái nhà xưa nhớ xóm làng


Vân Hạc (biên soạn)

 

_______________________________________________________________________________


Thơ Bát Ngôn

+++Bát Ngôn là thể thơ tám chữ, tức là mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó như những thể loại khác:

Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết, bắt đầu từ câu hai và ba thì chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần, trắc trắc, hoặc bằng bằng. cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ. Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu thì sẽ hay hơn.

Thơ Tám chữ - Shiroi

Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ.
Thể thơ này không có quy luật nhất định, có nghĩa là vần điệu tự do hơn. Thể thơ tám chữ chú trọng rất nhiều trong cái "nhạc" của từng câu thơ.
Làm thơ tám chữ dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó.

Luật bằng trắc

Thường thì trong câu để có âm điệu du dương hễ chữ cuối có thanh trắc thì chữ thứ 3 trắc, chữ thứ 5 và 6 bằng; chữ cuối có thanh bằng thì chữ thứ 3 bằng, chữ thứ 5 và 6 trắc.

* Chữ cuối có thanh trắc thì chữ thứ ba là thanh trắc, thứ năm và sáu là thanh bằng:

x x T x B B x T

* Chữ cuối có thanh bằng thì chữ thứ ba là thanh bằng, chữ thứ năm và sáu là thanh trắc:

x x B x T T x B

Nhưng nhiều tác giả làm thơ cũng không theo quy định bằng trắc này.

Trong một câu, nên có sự cân bằng giữa số lượng các thanh bằng và thanh trắc, ví dụ Bằng /Trắc = 3/5 hay ngược lại. Thanh bằng trắc cũng nên xen kẽ đều đặn để câu thơ uyển chuyển nhịp nhàng.

Cách ngắt nhịp


Câu thơ 8 chữ có thể được ngắt nhịp bất kỳ, thường ngắt nhịp 3/5, 3/3/2, 3/2/3, cũng có khi 4/4, 2/2/2/2, 5/3...
Chúng ta nên thay phiên cách ngắt nhịp để bài thơ có tiết tấu hay (tiết tấu nghĩa là nhịp nhàng, do cách ngắt nhịp, đoạn dài đoạn ngắn mà thành)

Ta rắp nâng lời chào/ ngày mới mẻ,
Vì Đông,/ Thu,/ hay Hạ/ cũng như Xuân;
Cũng có tình riêng/ với lòng thi sĩ.
Ta vui ca/ trông ngày tháng xoay vần.
(Khúc ca hoài xuân - Thế Lữ)

Cách gieo vần

Gieo vần thì có nhiều cách, có thể theo các cách tương tự như gieo vần thơ 4 chữ như sau :

1. Vần liên tiếp

Cứ hai vần bằng rồi đến hai vần trắc, hoặc hai vần trắc rồi đến hai vần bằng. Như vậy, câu 1 vần câu 2, câu 3 vần câu 4, hoặc là câu 2 vần câu 3, câu 4 vần câu 5. Thí dụ:

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Tôi sẽ trách - cố nhiên, nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về...
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa...
(Ngập ngừng - Hồ Dzếnh)


Ta nghe rõ con thuyền trôi phấp phới
Non động hoang mang, tình xưa bạn mới
Hoa chờ, tươi: mây đợi, thắm lưng đèo
Suối quanh co bờ đá dựng cheo leo
Sườn bích lập nâng cao trần thạch nhũ
Vòm nho nhỏ còn ghi thương nhớ cũ
Lệ chia phôi ngàn thuở đọng lưng chừng
Lối vào sâu mấy khoá nẻo sau lưng
Khe nước hẹp khép dần sau bánh lái
Đôi bờ gấm chập chờn xê xích lại
Nóc rêu nhung buông rủ sát ngang đầu
Hồn phiêu dao tưởng cõi chiếc thuyền câu
Lách hang đá bay về non nước Tấn
(Đào Nguyên lạc lối - Vũ Hoàng Chương)


Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa
Vội vàng chi, trăng lạnh quá, khách ơi
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở, lòng em cô độc quá
Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả
Tay em đây mời khách ngả đầu say
Đây rượu nồng. Và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử
(Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)


2. Vần chéo (Vần gián cách)

Một vần bằng rồi tới một vần trắc. Như vậy, câu 1 vần với câu 3, câu 2 vần với câu 4. Thí dụ:

Trời xuân vắng, cỏ cây rên xào xạc
Bóng đêm luôn hoảng hốt mãi không thôi.
Gió xuân lạnh, ngàn sâu, thời ca hát
Trăng xuân sầu, sao héo, cũng thôi cười.
(Đêm xuân sầu - Chế Lan Viên)

Đuốc hoa toả, xiêm y càng rực rỡ
Khói trầm dâng, son phấn ngát lây hương.
Da thịt cháy, nhưng còn hơi bỡ ngỡ,
Nấp sau rèm tơ lụa mỏng hơn sương.
(Động phòng hoa chúc - Vũ Hoàng Chương)


3. Vần ôm

Câu 1 vần với câu 4, câu 2 vần câu 3. Thí dụ:

Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng?
Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngọt ngào... tôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng
(Tuổi mười ba - Nguyên Sa)

Đêm thân ái có muôn hoa hồng nở
Em tới đây tình tự một đôi lời
Hồn phong hương trầm tuổi mộng hai mươi
Ta nói khẽ đủ hai lòng nghe rõ
(Ân tình dạ khúc - Đinh Hùng)


Phụ lục :

1/ Muốn cho thơ tám chữ thêm âm điệu, một số nhà thơ ngoài vần cuối thường gieo thêm vần lưng. Như vậy, chữ cuối câu 1 vần với chữ 5 hay 6 câu 2, chữ cuối câu 2 vần với chữ cuối câu 3 và vần với chữ 5 hay 6 câu 4

2/ Nếu làm thơ nhiều đoạn, mỗi đoạn có thể gieo vần theo cách khác nhau.

Thí dụ :

- Vần chữ thứ 6

Cho em hỏi bên anh trời trở lạnh
Gió giao mùa thổi buốt mảnh thân côi
Có chợt buồn khi tình mãi xa xôi ?
Dòng sông nhỏ giờ đã thôi mộng tưởng
Cho em hỏi gió những chiều chuyển hướng
Cát đại dương còn mãi vướng chân người
Anh có nghe bao thương nhớ bừng khơi
Mùi hương tóc thoảng bên trời ước vọng
(Cho em hỏi - Shiroi)


- Vần chữ thứ 5

Anh muốn nói dù trời đông giá lạnh
Rét da ngoài khôn sánh rét tim côi
Bàn thiên nhìn mâm quả với chè xôi
Lòng xáo động bồi hồi trong tâm tưởng
Anh muốn nói dù chúng mình đôi hướng
Điệu đàn tơ âm hưởng vẫn rung người
Qua đại dương hoà nhịp sóng trùng khơi
Vượt sa mạc gởi lời muôn khát vọng
(Anh muốn nói - Ái Hoa)


- Thơ nhiều đoạn hỗn hợp

Nàng Thơ ơi! Nàng Thơ! -- Ta buồn lắm!
Nắng gay gắt trên khóm sen không thắm
Gió thờ ơ không động bóng tàn cây
Dưới trời xanh mây quá trắng không bay

Hồ không sóng phơi mặt gương quá sáng
Thời gian đứng sắc hình trơ trẽn dáng
Lòng ta không âu yếm không vui tươi
Không nhớ thương không sôi nổi -- Than ôi!

Cũng không cả nỗi đắng cay tê tái
Nàng Thơ ơi tâm hồn ta trống trải
Ta đứng đây lơ láo hững hờ trông
Cảnh vô duyên không gợn tiếng tơ lòng

Ta đứng đây, thẫn thờ mơ bóng bạn
Trông giờ khắc lặng mang niềm ngao ngán
Ly Tao ơi, nương tử của lòng ta
Nỡ lòng du, sơ lãng mối tình thơ

Tìm đâu thấy những phút giây êm ái
Những phút giây sán lạn ánh thiêng liêng
Ta cùng ai để tâm hồn mê mải
Tung ngọc châu gieo những khúc thần tiên

Đâu những buổi non sông cùng lặng lẽ
Đợi tay ta dìu dắt ngón tay ai
Tạo nên bức tranh tuyệt trần hoàn mỹ
Lên không gian, thâu góp muôn màu tươi

Vì bạn ơi! Những khúc đờn réo ngọc
Với bức tranh châu chuốt nét thanh cao
Là những bài thơ, nỗi tình cảm xúc
Của lòng ta và của bạn Ly Tao

Nàng Thơ ơi! Nàng Thơ! -- Ta buồn lắm!
Đem lại đây ánh hương hoa say đắm
Đem lại đây làn sương gió mơ màng
Đem lại đây, cùng với điệu du dương

Những tiếng khóc than hay lời cảm khái
Để lòng ta thôi đừng khô héo mãi
Để cho ta khi ngắm nắng, trông hoa
Khi đứng bên hồ đón gió đưa qua

Ta được thấy ánh lòng ta rung động
Ta được thấy hồn thơ ta gợn sóng
Thấy miệng cười bạn tiên tử yêu kiều
Và cùng ai chung giấc mộng cao siêu
(Giục hồn thơ - Thế Lữ)



Shiroi



Vì Bát ngôn không có quá gò bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn. chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thiệt hấp dẫn

thí dụ

Mùa xuân về đang đón những bước em
Chút hờ hững vẫn đong đầy trên lá
Con bướm vàng cánh vờn bay hối hả
Bóng lung linh trong những giọt sương mềm

by: BôCầuTrắng

Nếu tiếp đoạn thơ này thì chữ cuối của câu kế sẽ vần theo chữ cuối của câu thứ tư của đoạn trên, như BôCầuTrắng viết:

Mùa xuân về rón rén những bước êm
Sợ đánh thức một tuổi hồng say ngủ
Chợt bắt gặp những giọt tình lắng tụ
Khi bình minh chim hót gọi bên thềm

____________________________________________


Đường Thi

Thơ Đường được bắt đầu từ bên trung hoa, thời Nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng vì lẽ đó nên các quan trong chiều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thờ nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đã phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là Thơ Đường.

Thơ Đường còn được gọi là " Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú" tạm dịch là Đường thơ bảy chữ tám câu. Tám câu này được phân ra thành bốn cặp ( cặp là hai câu giống nhau theo luật BẰNG TRẮC)

Cặp 1: gồm câu một và câu tám
Cặp 2: gồm câu hai và câu ba
cặp 3: gồm câu bốn và câu năm
cặp 4: gồm câu sáu và câu bẩy

Những chữ cuối của câu số 1, 2, 4, 6, và 8 là những chữ mang vần trong bài thơ và thuờng thì mang thanh BẰNG và bắt buộc phải vần với nhau theo cùng một âm, những chữ này có thể mang thanh TRẮC, nhưng chưa bao giờ thấy cả.
Những chữ cuối của những câu 3, 5,và 7 mang thanh TRẮC và KHÔNG PHẢI VẦN với nhau (nếu chữ cuối của những câu 1, 2, 4, 6, và 8 là thanh TRẮC thì có lẽ chữ cuối của những câu này mang thanh BẰNG)
Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi cũng chỉ áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu mà thôi

Nếu mở đầu bài thơ bằng TBT thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

câu 1: T B T
câu 2: B T B
câu 3: B T B
câu 4: T B T
câu 5: T B T
câu 6: B T B
câu 7: B T B
câu 8: T B T

thí dụ:

Tạo Hóa vẫn bày những cuộc chơi
Để trêu để ghẹo kiếp con người
Chữ yêu người bán hai quan lẻ
Chữ khổ em mua một lượng đôi
Ðể khóc nhân tình đen đáy mắt
Ðể cười nhân thế bạc hơn vôi
Buông tay giữa chợ đời trôi dạt
Nên cuộc đời em đã bỏ rồi

by: unknown

Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

câu 1: B T B
câu 2: T B T
câu 3: T B T
câu 4: B T B
câu 5: B T B
câu 6: T B T
câu 7: T B T
câu 8: B T B

thí dụ:

Người đời mãi gọi em nàng Thơ
Như cánh sen hồng chẳng bợn nhơ
Em đến mang niềm vui kết tụ
Em đi để nỗi nhớ giang tơ
Bao người ngày lại tìm giao cảm
Bao kẻ đêm về dệt ước mo
Ước nguyện chúc em luôn sắc thắm
Mời thời gian cát bụi hoen mờ

by: unknown

Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN, hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, DANH TÙ(noun) đối DANH TỪ, DỘNG TỪ (verb) đối ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ (adjective) đối TÍNH TỪ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ý đối Ý
Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể HỌA THƠ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những chữ mang VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên( thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ý thơ của mình


Song Thất Lục Bát

Thể thơ Song Thất Lục Bát này là của riêng Việtnam ta, cho nên luật thơ không gò bó theo các kiểu thơ khác .
Thơ Song Thất Lục Bát gồm mỗi đoạn có 4 câu, hai câu đầu là Song Thất, có nghĩa là mỗi câu có 7 chữ, hai câu cuối là Lục, Bát câu thứ ba sáu chữ, câu thứ 4 tám chữ được xắp theo luật bằng trắc như sau:

x x x x B x T(v)
x x B x T(v) x B(v)
x B x T x B(v)
x B x T x B(v) T B(v)

x = tự do
B = thanh Băng
T = thanh Trắc
v = vần với nhau

đây là luật thơ trong một đoạn, để có thể nối thêm đoạn nữa thì có thể theo luật sau:

câu thứ thư của đọan một: x B x T x B(v) T B(v)
Câu thứ nhất đoạn hai: x x x x B(v) x T(v)

hoặc
câu thứ thư của đọan một: x B x T x B(v) T B(v)
Câu thứ nhất đoạn hai: x x B(v) x x x T(v)

thí dụ: (các chữ viế HOA là vần với nhau, các chữ có thêm (*) là nối liền hai đoạn)

Thủa trời đất nổi cơn gió BỤI
Khách má hồng nhiều NỖI truân CHUYÊN
Xanh kia thăm thẳm từng TRÊN
Nào ai gây dựng cho NÊN nỗi NÀY *

Trống Trường Thành lung LAY * bóng NGUYỆT
Khói Cam Tuyền mời MỊT khúc MÂY
Chín tầng gươm báu trao TAY
Nửa đêm truyền Hịch đợi NGÀY xuất CHINH*

thơ cổ

 

Phận làm con, lo tròn chữ hiếu,
Suốt cả đời, còn thiếu, con ơi!
Cha mẹ sinh dưỡng nên người,
Ðừng nên khinh bạc, miệng đời cười chê.

Ai nuôi nấng, vỗ về lúc trẻ,
Công biển trời, Cha Mẹ yêu thương.
Nâng niu, thức trắng đêm trường,
Nuôi con khôn lớn, dẫn đường con đi.

Sữa tình thương, lấy gì so sánh,
Tay cằn chai, cơm bánh con ăn.
Bao năm vất vả, nhọc nhằn,
Không ngại gian khổ, khó khăn trong đời.

Khi Cha Mẹ, tuổi trời sức yếu.
Nâng đỡ ân cần, lo liệu vẹn tròn,
Ðừng vì những chuyện cỏn con,
Làm cho cha mẹ, héo mòn, âu lo.

Ðứa con nhỏ, căng to đôi mắt,
Tấm gương soi, trước mặt tỏ tường,
Trồng yêu thương, hái yêu thzương,
Gieo gió, gặt bão, bêu gương muôn đời!!!

Hoài Ân




Song Tứ Lục Bát

Hai câu đầu là bốn chữ, câu thứ ba là sáu chữ và câu cuối là tám chữ theo luật như sau:

Đoạn một
x B x T(v)
x T x B(v)
x B x T x B(v)
x B x T x B(v) T B(v*)
đoạn hai:
x B x T(v*)
x T x B(v)
x B x T x B(v)
x B x T x B(v) T B(v)

nếu như bắt đầu câu thứ nhất là T B T thì câu 4 chữ thứ hai phải là B T B, nhưng câu thu8' ba thứ tư đều là B T B như bình thường

thí dụ:

Lòng như tơ RỐI
Mặn đắng bờ MÔI
Mất nhau ta mất thiệt RỒI
Còn đây nỗi khổ mình TÔI hận LÒNG*

Tâm còn giao ĐỘNG*
Lòng còn Mãi MONG
Bóng hình vẫn giữ trong LÒNG
Người ơi có thấu lệ ĐONG nhạt NHÒA*

by:TuyếtNhi999


HaiKu

Hai-Ku có nguồn gốc từ nhật, qua các thời đại dần dần len lỏi vào nền văn hóa Viêtnam. Hiện nay loại thơ nay cũng được các nước tây phương như, Anh, Pháp, Mỹ hấp thụ.

Về hình thức thì Hai-Ku gồm ba câu và 17 âm. Ba câu được chia ra thành 5,7,5 câu năm, câu bảy, và câu năm. Không biết người Nhật viết làm sao ( no speak Japanese ) nhưng khi làm thử trong tiếng việt nguyenvq rút ra rằng có thể để cho chữ cuối của mỗi câu vần với nhau sẽ làm bài Hai-ku của bạn đọc xuôi tai hơn.

Ví dụ:
Sinh ra từ bụi cát
Đến hôm nay ta còn phiêu bạt
Bao giờ hết hoang mang

by: nguyenvq

ví dụ:
Xa quê ta nhớ quê
Còn luôn mãi mong tìm đường về
Mà đường ôi sa quá

by: nguyenvq

Ví dụ:
Anh luôn nhớ tên em
Yêu tha thiết một mảnh trăng hiền
Em ơi, em có biết

by: nguyenvq

Trên đây là một vài bài Hai-Ku hoàn chỉnh, Hai-ku không cần dài vì chỉ là một quan niệm hoặc một ý tưởng nhỏ viết nên mà thôi. Tuy nhiên Hai-Ku được xếp vào thể thơ có ý nghĩa sâu sắc trong nền thơ văn Nhật Bản. Theo người Nhật, Hai-Ku dùng để diễn tả bốn mùa trong năm, không nhất thiết phải dùng từ ngữ về các mùa, nhưng có thể dùng hình ảnh, biểu tượng như: Tuyết cho mùa đông, hoa cho mùa xuân,,, vân vân.

Thí dụ:
Hoa tuyết còn rơi đều
Trắng ngần một cõi hồn rong rêu
Và đêm nay ta nhớ

by: nguyenvq


___________________________________________________



THƠ THẤT NGÔN (hay còn gọi Tứ Tuyệt)

Thất ngôn đơn giản là thể thơ gồm bốn câu mỗi đoạn, và mỗi câu được mang bảy chữ, được sắp theo luật như sau:

Bốn câu được chia thành hai cặp:
Một cặp mang thanh x T x B x T x (trắc, bằng, trắc)
Một cặp mang thanh x B x T x B x (bằng, trắc, bằng)

Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ý, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thanh trắc bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ 2 và thứ 6 luôn mang cùng một thanh còn chữ thứ 4 thì ngược lại theo đúng luật thơ.


THƠ BÁT NGÔN (thơ 8 chữ)

Bát Ngôn
Thơ bát ngôn ( tám chữ ) thường làm theo lối liên vận hoặc cách vận.
Liên vận: câu đầu thường không bắt vần, từ câu hai trở đi mới cặp vần. Cứ hai câu bằng rồi đến hai câu trắc hay ngược lại. Cách chia thành từng đoạn 4 câu trong thể liên vận chỉ là hình thức vì câu đầu đoạn sau vẫn cần vần với câu cuối đoạn trước.
Thôi thì gió mang niềm riêng đi cất
Để từng ngày tiếp nối những sầu vương
Cuối cuộc đời chào biệt thú đau thương
Tan muôn ngã theo mây ngàn, gió nhé!

_ Cách vận: câu lẻ vần với câu lẻ và câu chẳn vần với câu chẳn. Như vậy một đoạn 4 câu cần hai vần, nhưng ngược lại các đoạn không cần nối vần với nhaụ.

Em không đến, làm sao ta biết được
Đời sống này, hạnh phúc có hay không?
Mưa đã đến, cọng cỏ xanh mọng nước
Riêng trời ta, mây xám vẫn mênh mông

Một biến dạng của thơ tám chữ cách vận là trong 1 đoạn 4 câu chỉ cần câu 4 vần với câu 2; còn hai câu lẻ mang vần trắc là đủ.

Vì bát ngôn không có quá gò bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn. chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.
Thí dụ :
Mùa xuân về đang đón những bước em
Chút hờ hững vẫn đong đầy trên lá
Con bướm vàng cánh vờn bay hối hả
Bóng lung linh trong những giọt sương mềm

Trong một câu, nên có sự cân bằng giữa số lượng các vần bằng và vần trắc ví dụ Bằng /Trắc = 3/5 hay ngược lại . Vần bằng trắc cũng nên xen kẽ đều đặn để câu thơ uyển chuyển nhịp nhàng . Gieo vần thì có nhiều cách.
1. Gieo vần ôm :
- Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối câu 4, cuối câu 2 vần với cuối câu 3 .
Thí dụ :
Ngươi ám ảnh hương thơm bằng ánh sáng
Ru màu êm, mà gọi thức lòng ngây
Trăng, nguồn sương làm ướt cả gió hây
Trăng, võng rượu khiến đêm mờ chếnh choáng
2. Gieo vần chéo :
Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, và/hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4.
Thí dụ:
Tạo hóa hỡi ! Hãy trả tôi về Chiêm Quốc !
Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian!
Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt !
Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn

Chú ý : bằng vần với bằng, trắc vần với trắc . Bằng không bao giờ vần với trắc . Ví dụ :lồng không vần với lộng
Nếu làm thơ nhiều đoạn, chữ cuối câu 4 của đoạn trước luôn vần với chữ cuối câu 1 của đoạn sau
Thí dụ :
Làm thi sĩ , nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây,
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây,
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp trí muôn hương;
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương,
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc

___________________________________________________

 

Một số Ðiều Kỵ Trong Thơ
1-Thất luật
Những từ đáng Bằng mà làm ra Trắc hoặc đáng Trắc mà làm ra Bằng
2-Thất niêm
Câu trên đang theo luật Bằng mà câu dưới sang luật Trắc hoặc câu trên đang theo luật Trắc mà câu dưới làm sang luật Bằng
3-Lạc vận
Ðang theo vần này mà gieo sang vần khác, như vần trên là trời mà vần dưới là mây thì gọi là lạc vận
4-Xuất vận
Người ta đã hạn định cho những cho những vần gì, mà mình dùng vần khác,thì gọi là xuất vận.
5-Trùng vận
Câu trên đã dùng một vần, câu dưới lại dùng như thế nữa thì gọi là trùng vận.
6-Cưỡng áp
Các vần gieo ép uổng, không được hợp lắm
7-Khổ độc
Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba các câu chẵn, trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu chẵn đáng là từ bằng mà làm ra từ trắc
8-Phong yêu hạc tất
Trong thơ thất ngôn, từ thứ tư và tứ thứ bảy, trong thơ ngũ ngôn, từ thứ hai và từ thứ năm nếu trùng một âm.
9-Ðối không chỉnh
Khi những từ trong bài thơ phải đối nhau mà từ nặng từ nhẹ không được cân.
10-Trùng từ hay trùng ý
Từ hay ý đã dùng rồi mà lại còn dùng nữa.

_______________________________________________________


THƠ TỨ NGÔN (thơ 4 chữ)

Thơ tứ ngôn là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu mà thôi.

Nếu chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thư 4 là bằng.

Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần tiếp, và cách gieo vần tréo. Tuy nhiên vẫn còn một cách gieo vần nữa, cách này ít ai dùng đến, là cách gieo vần ba tiếng.

Cách gieo vần tiếp

x B x T (v1)
x B x T (v1)
x T x B (v2)
x T x B (v2)

Cách gieo vần tréo

x B x T (v1)
x T x B (v2)
x B x T (v1)
x T x B (v2)

Cách gieo vần ba tiếng

x B x T (v1)
x T x B (v1)
x B x T (tự do)
x T x B (v2)

**

Thơ Tứ Ngôn (4 Chữ)

Thơ tứ ngôn là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ hai và chữ thứ tư trong câu mà thôi.
Nếu chữ thứ hai là bằng thì chữ thứ tư là trặc và ngược lại nếu chữ thứ hai là trắc thì chữ thư tư là bằng.
Cách gieo vần củ thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần tiếp, và cách gieo vần tréo

thí dụ: cách gieo vần tiếp

Nắng cháy da người
Vườn thiếu tiếng ve
Mùa hè vắng vẻ
Từng đàn em trẻ
Nhảy nhót vui ca

by:nguyenvq

thí dụ: cách gieo vần tréo

Tôi là cây cỏ
Buồn theo tháng ngày
Giáng em còn đó
Mà tựa mây bay

by: nguyenvq

Trên đây là hai cách gieo vần được dùng phổ biến cho thể thơ Tứ ngôn này. Tuy nhiên, vẫn còn một cách gieo vân nữa, cách này ít ai dùng đến:

thi dụ: Cách gieo vần ba tiếng

Sao biếc đầy trời
Buồn dâng viễn khơi
Nhìn mặt biển vắng
Lòng trông bóng người

trích thơ Dương Khổng


Thơ Ngũ Ngôn (5 chữ)

Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ hai trong cần là bằng thì chữ thứ tư là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo

thí dụ: Gieo Vần Ôm: chữ thứ năm của câu hai và ba trong mỗi đoạn vần với nhau theo cùng một âm, và vì được đặt vào câu hai và ba nên được gọi là gieo vần ôm

Em có nghe hay chăng
Lá thu đang vẫy gọi
Rừng thu đang đón mời
Em về vơi hoang vắng

Em có thấy gì không
Vườn xuân đang ngóng chờ
Bóng em bước làm thơ
Cho tim ai rung động

by: nguyenvq

thí dụ: Gieo vần tréo

Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm ngóng ngan về
Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê,,,,,,,

trích thơ Hàn Mạc Tử

THƠ NGŨ NGÔN (thơ 5 chữ)

Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.

Cách gieo vần ôm

x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v2)
x T x B x (v1)

Cách gieo vần tréo

x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)

_____________________________________________________________

 




Thơ Sáu Chữ

cách gieo vần của thể thơ này được chia làm hai loại: gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo còn luật bằng trắc thì chưa thấy được áp dụng theo bất cứ quy định nào

thí dụ: Vần Ôm

Nếu ngày mai em có tới
Mang cho anh đám mây xanh
Và một cơn gió trong lành
Làm hành tranh anh đi tới

by: nguyenvq

thí dụ: Vần Tréo

Quê Hương là gì hả mẹ ?
Mà Cô Giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ ?
Mài ai đi cũng nhớ nhiều

trích thơ Đỗ Trung Quân



Thơ Mới - Thơ Tự Do

Những vần gieo kiểu lạ hoặc thể thơ lạ (Không Lục Bát, Không Đường, Không Thất - Ngũ Ngôn..) được gọi là Thơ Mới ( 6 chữ, 8 chữ..)
Còn thơ như thơ ngày nay.. số chữ trong dòng biến hoá.. ngắt dòng không chừng.. và gieo vần chỉ cho có lệ gọi là Thơ Tự Do (muốn làm gì làm).
Luật bằng trắc không cần thuộc lòng.. luật sẽ tạo thành nếp quen miệng, quen tay nếu thích và đọc nhiều bài thơ thể loại khác nhau. Cũng có những bài thơ toàn bằng như bài "Tỳ Bà" của Bích Khê rất khó thấm và khó thuộc.


TỲ BÀ
(Bích Khê)


Nàng ơi! Tay đêm đang giăng mềm
Trăng đan qua cành muôn tay êm
Mây nhung pha màu thu trên trời
Sương lam phơi màu thu muôn nơi

Vàng sao nằm im trên hoa gầy
Tương tư người xưa thôi qua đây
Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề
Hoa vừa đưa hương gây đê mê

Cây đàn yêu đương làm bằng thơ
Cây đàn yêu đương run trong mơ
Hồn về trên môi kêu: em ơi
Thuyền hồn không đi lên chơi vơi

Tôi qua tìm nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi

Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu
Sao tôi không màng kêu: em yêu
Trăng nay không nàng như trăng thiu
Đêm nay không nàng như đêm hiu

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông.


Theo mình trên hết, không phải là cái luật bằng trắc hay lưng chân gì mà chính là cái hình ảnh, cái tình muốn diển tả gửi gắm vào thơ.. thông qua cách tung hứng ngôn ngữ.. chứ không phải là sự lắp ghép vụng về của các từ ngữ văn nói sao cho thành vần. Thế thì chỉ gọi là văn vần chứ không phải là thơ.

 

 

Thơ mới và thơ cũ
Có một vài bạn sau khi đọc qua những niêm luật vần đối của Đường Thi đâm ra rét và không dám thả cóc ra nữa nên xin trích đăng bài này để ACE đỡ bị rét :)

Đối với tôi, thì lúc đầu học đòi làm thơ thì cũng ráng gò niêm, giữ luật, chỉnh đối ….nhưng làm xong, coi lại thì thấy...không giống ai nên cả mấy chục năm góp lại chỉ làm được vài bài. Sau này nhờ vào Trang Nhà và nhất là nhớ đối đáp với Kim Chi Bà Bà thì mới vỡ lẽ ra rằng:

Thơ là kết cấu của những rung động của tâm hồn thì sao lại phải chịu sự gò bó của luật, của niêm? Cứ thấy vần vần, đọc lên êm tai là được rồi!
Tuy vậy tôi cũng không phủ nhận cái hay, cái đẹp của niêm luật nhưng nếu bắt tôi giữ thì xin chào thua trước
Tôi rất khoái lý thuyết Vô Chiêu thắng Hữu Chiêu nhất là câu:
Một người không biết võ, khi họ múa lung tung thì rất dễ phá, nhưng nếu một cao thủ khi họ múa lung tung thì làm sao mà phá đây? Vì đã Vô Chiêu, Vô Thức thì biết phá vào đâu?
Do đó những niêm luật, đối ta cũng nên đọc cho biết, còn khi có hứng thì cứ để tự nhiên cho nó tuôn chảy, sau đó mới chuốt gọt lại cho nó vần vần và êm tai là được rồi

Xin trích đăng cuộc chiến giữa Thơ Mới và Thơ Cũ từ năm 1932 đến năm 1941


Năm 1913, trong Đông Dương tạp chí số 40, người ta thấy xuất hiện lần đầu tiên bài thơ CON VE SẦU và CON KIẾN do ông Nguyễn Văn Vĩnh dịch từ bài thơ ngụ ngôn LA CIGALE et LA FOURMI của J. De Lafontaine:

Con ve sầu
Kêu ve ve
Suốt mùa hè
Đến kỳ gió bấc thổi
Nguồn cơn thật bối rối
………
Ve rằng: “Luôn đêm ngày
Tôi hát, thiệt gì bác?”
Kiến rằng: “Xưa chú hát
Nay thử múa coi đây”.

Trong mấy đoạn đầu bài thơ nầy, số chữ của năm câu đầu thoát khỏi quy luật dùng chữ của Thơ Đường và trong đoạn năm chữ sau, vần là vần ôm: Vần bình ôm vần trắc, là thứ vần chưa hề được dùng cho đến lúc đó (1913).

Bốn năm sau, Phạm Quỳnh, một học giả có tiếng bảo thủ, lên tiếng đả kích Thơ Đường. Họ Phạm cho Thơ Đường là lối thơ « bắt thi nhân không được tùy cái sống ngổn ngang ở trong lòng mà khi cao, khi thấp ; khi ngắn, khi dài » tức « làm mất cái giọng tự nhiên đi ít nhiều ». Kế đó ông phê bình bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan: « Rằng hay thì thật là hay. Nhưng hay quá, khéo quá phần nhân công nhiều mà vẻ tự nhiên ít, quả là một bức tranh cảnh vậy ».

Mãi đến năm 1932 (như đã nói trên), Phan Khôi, một nho sĩ có tây-học, đem vấn đề Thơ Mới ra bàn trong báo Phụ Nữ Tân Văn số 122:

Phan Khôi tự giới thiệu: « Trước kia, ít ra trong một năm tôi cũng có năm bảy bài, hoặc bằng chữ Hán, hoặc bằng chữ Nôm ; mà năm bảy bài của tôi, không phải nói phách, đều là năm bảy bài nghe được ». Ông kết án Thơ Cũ vì «bị câu thúc quá nên mất chơn» và ông bày ra một lối thơ « đem ý thật có trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc bởi niêm luật gì hết và tạm mệnh danh là Thơ Mới ».; Và cho đăng kèm bài Tình Già:

Hai mươi bốn năm xưa
Một đêm vừa gió lại vừa mưa …
Dưới ngọn đèn mờ,
Trong gian nhà nhỏ
Hai mái đầu xanh kề nhau than thở:
Ôi! Đôi ta, tình thương nhau thì rất nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng!
Để đến nổi tình trước phụ sau,
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!
Hay, nói mới bạc làm sao chớ?
Buông nhau làm sao cho nỡ?
Thương được chừng nào hay chừng nấy,
Chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy …
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng
Mà tính chuyện thủy chung?

Hai mươi bốn năm sau,
Tình cờ đất khách gặp nhau,
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được!
Ôn chuyện cũ mà thôi,
Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi...

Rồi từ đó, các báo chí, nhất là tờ Phong Hoá, tiếp tục ấn hành những bài thơ mới, gây thành phong trào.

Bài thơ Tình Già là một "biến cố văn học" ; một cuộc cách mạng phá đổ toà thành thơ Đường vốn đã phong tkín tâm hồn dân tộc việt non ngàn năm, và kéo theo cuộc bút chiến kỳ thú suốt chín năm trường (1932 – 1941).

Thế chiến được giàn thành hai mặt:

-Mặt trận bảo thủ thơ cũ (Thơ Đường) gồm có: Hùynh Thúc Kháng, Tùng Thành, Nguyễn Văn Hanh, Thái Phỉ, Tùng Lâm, Lê Cường Phụng.

-Mặt trận theo Thơ Mới tráng kiện và hùng hậu hơn: "chủ soái" Phan Khôi, "diễn giả" Nguyễn Thị Khiêm (Nguyễn Thị Manh Manh), "lao công" Thế Lữ cùng phe cánh: Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên, Đỗ Đình Vượng, Trương Tửu, Lê Tràng Kiều …

Xin trích lục ra đây vài bài thơ "pháo thủ" của đôi bên:

Trách bác Phan Khôi khéo rắc rối,
Noi gương Hồ Thích làm thơ mới ;
Câu dài, câu ngắn chẳng ra sao,
Vần đụp, vần đơn nghe thật thối.
Hăng hái, Thị Khiêm diễn thuyết khen,
Nhiệt thành, Thế Lữ lao công mãi.
Phải chăng muốn diễn ý tân kỳ
Hay tại làm thơ cũ kém giỏi?
(Tùng Thành)

Vũ Đình Liên không trả lời thẳng nhưng thâm trầm đưa ra hình ảnh đáng thương hại của thời nho mạt trong bài Ông Đồ Già:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
" Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay ".

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.

Ông đồ vẫn ngồi đây
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn giờ đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên)


Thi sĩ ngông Tản Đà cũng chẳng tha Thơ Mới:

Đờn là đờn
Thơ là thơ
Thơ thời có chữ, đờn có tơ.
Nếu không phá cách vật điều luật,
Khó cho thiên hạ đến bao giờ?
Bá Nha xa,
Lý Bạch khuất,
Thơ có họ Phan, đờn họ Quách!
Thơ có chữ
Đờn có tơ,
Đờn thời ngớ ngẩn, thơ vẩn vơ.
Tài tử giai nhân những rứa rứa,
Bút huê ngao ngán bạn đề thơ.
(Tản Đà)


Cùng dăm luận điệu quá khích của song phương:

Nhà cách mạng tiền phong phá đổ thành trì Thơ Cũ (Phan Khôi) cho rằng « thơ chẳng những là một câu nói có vần, có điệu mà còn có ý cảnh nữa. Cái ý cảnh có nên thơ thì mới là thơ. Ý cảnh nghĩa là cái cảnh tạo ra bởi cái ý của tác giả. Nó chiếm hết 9 phần 10 trong câu thơ. Không có nó, chỉ có vần và điệu thì thơ không thành». Thâm ý của Phan Khôi được giải bày rõ là « thơ cũ chỉ là một loại văn ứng dụng thông thường » vì thơ cũ « chỉ cốt ở sự hiểu, hể hiểu là được ». Theo ông thì đã gọi là thơ, một loại văn "văn học" thì « chẳng những để hiểu mà cốt ở sự đẹp, có đẹp mới cảm người ». Và ông kết luận: « Những câu nói chỉ theo đúng điệu mà không có ý cảnh nên thơ, thì phải gọi là gì chứ không được gọi là thơ ».

Phái theo Thơ Mới còn cho các nhơ thơ theo lối cũ chỉ biết nô lệ mù quáng người Tàu mà không tự sáng tác, sáng tạo nên ý sáo, lời sáo. Vì phải gò ép trong những ước thúc luật lệ nên mất tự nhiên, như vậy là phản lại bản chất của thơ vốn để diễn tả tiếng lòng thiên nhiên của con người.

Họ còn mỉa mai thơ cũ là một trò "trói voi bỏ rọ" vì đem bao nhiêu cảm nghĩ phóng khoáng gói ghém vào trong một cái khuôn nhỏ hẹp 56 chữ (thất ngôn bát cú). Tóm lại phái Thơ Mới cho những nhà thơ phái cũ là những thi công (thợ thơ) chứ không phải là thi sĩ: Vì ai cũng có thể học làm thơ được, song không học làm thi sĩ được. Thi sĩ là một đặc ân thiên phú.

Phái Thơ Cũ đáp lại:

« Thơ Mới bắt chước Thơ Tự Do của Pháp mà chỉ được cái vỏ ngoài nên thành ngớ ngẩn ». Hay « muốn làm thơ mà không chịu theo luật lệ của nghệ thuật hoặc vì khinh thường hay dốt nát thì sao không viết ngay văn xuôi? ».

Có người còn đi xa quá mức, nặng lời bảo các nhà thơ phái mới chọn thể Thơ Mới vì « không vận dụng nổi thơ luật Đường ».

Song song cuộc tranh luận và bút chiến trên, người ta còn ghi nhận những lời "tiên tri" của những nhà "thần bốc" như ông Lương Đức Thiệp đã khẳng đoán « Thơ Mới không đứng được lâu dài, có lẽ một phần do tính cách việt ngữ, một loại độc âm ». Ngược lại, ông Nguyễn Tường Bách lại quyết tín « Thơ Mới chắc sẽ đưa văn nghệ nước nhà đến con đường tương lai rục rỡ vì hiện nay (1942) đã sản xuất được nhiều tác phẩm giá trị ». Ý họ Nguyễn Tường muốn nói đến Mấy Vần Thơ của Thế Lữ ; Gửi Hương Cho Gió của Xuân Diệu; Cô Gái Xuân của Đông Hồ; Tiếng Thu của Thế Lữ; Lửa Thiêng của Huy Cận; Thơ Say của Vũ Hoàng Chương …

Cuộc tranh luận Cũ-Mới được bế mạc vào năm 1941 giữa Huỳnh Thúc Kháng và Phan Khôi trên tờ Dân Báo và Tiếng Dân với sự thắng thế của phái Thơ Mới. Tức thì nhiều người trong văn giới lúc bấy giờ đã vội vàng, bồng bột khoác chiếc áo chiến thắng lên Thơ Mới và cùng lúc sắm ngay chiếc áo quan cho Thơ Cũ vì theo họ, Thơ Cũ và Thơ Mới là 2 đối thủ không đội trời chung.

Quan niệm ấu trỉ và điên khùng đó, may thay, đã không được phổ cập vì cho tới nay, Thơ Cũ và Thơ Mới vẫn cọng tồn song hành. Mỗi lối thơ đều có địa vị xứng đáng trong văn đàn của dân tộc. Sự kiện đó là lẽ tự nhiên vì Thơ Cũ hay Thơ Mới, mỗi bộ môn văn nghệ như bao bộ môn khác, đều là sản phẩm kết tinh bởi sinh hoạt tinh thần và vật chất trong xã hội.

Những người quá khích, say men chiến thắng, không nhận chân tính cách tiếp nối trong văn nghệ … nên đã vội quay lưng về dĩ vãng, phủ nhận xương máu của những gì khác mình, cắt dòng lịch sử ra từng đoạn nhỏ. Thậm chí men chiến thắng đã, một thời, nẻ ra quan niệm "đỉnh cao": Yêu Thi Ca là (phải) Yêu Thơ Mới! Họ quên rằng muốn xây dựng một hình thức (tôi nói hình thức) văn nghệ nào hay gì gì đi nữa, trước khi mở cửa hướng về bốn phương trời, chúng ta cần quay về cái di sản văn nghệ của dân tộc (dù thế nào Thơ Cũ cũng mãi mãi là di sản của một phần con dân nước Việt). Quay về di sản đâu có nghĩa là phục hưng, bảo tồn một cách duy ý chí đến hồ đồ tất cả những gì của Thơ Cũ. Và còn tùy (văn chương là một nghệ thuật của chữ Tùy) mức độ nghệ cảm, sự thẩm thức của quần chúng độc giả vốn đã có, nghe nói, non 5.000 năm văn hiến. Nếu không, mồ hôi, máu xương và công lao Cách Mạng Thơ Mới sẽ như muối đổ đại dương hoặc bàn dân thiên hạ sẽ ngao ngán nhận ra rằng phái Thơ Mới làm cách mạng là làm riêng cho băng họ để được lên làm thống soái văn đàn trên đất nước cũng vốn đã quá mệt mỏi với chuyện triều đại mới xoay vần xổ toẹt triều đại cũ kiểu thời phong kiến bên Trung Quốc.

Nhìn lại quá trình sáng tác của một vài thi tài lỗi lạc việt nam như Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương, v.v… thì sự kiện nêu trên càng được sáng tỏ. Cả hai nhà thơ nầy, trước khi theo con đường Thơ Mới, đều đã "nhập thân Đường Luật":



Vội vàng chi lắm nhạn tung mây,
Chầm chậm cho mình gửi mối giây
Về đến Thần Kinh khoan nghỉ đã,
Ghé miền Gia-Hội tỏ tình ngây.
Suốt năm canh mộng hồn mê mỏi,
Chỉ một lòng son muốn giải bày.
Này nhạn, ta còn quên chút nữa:
Con tim non nớt tặng nàng đây!
(Hàn Mặc Tử, hoạ bài thơ của Mộng Châu)

Sống giữa chiêm bao vạn cuộc đời,
Trắng tay sầu ngất tám phương trời.
Thanh gươm quyết tử mài chưa bén,
Ngọn bút mưu sinh giá cũng hời.
Dâu bể hoang mang lòng Phật khóc,
Gối chăn lạnh lẻo tiếng Ma hời.
Bên sông từ đấy hoa mai nở,
Không chút cuồng si tưởng bóng người.
(trích bài Ngẫu Cảm, Vũ Hoàng Chương)


Và ai đã đọc thơ, theo dõi thơ hẳn cũng nhận ra ngay, có những nhà thơ, một đời, sáng tác hàng ngàn bài thơ, song đến nay, nhắc tới họ, người ta chỉ nhớ, thuộc, ngâm nga một vài bài thơ mới rất cũ của họ.

Ngược lại, kẻ nào bài xích triệt để dòng tiến hoá trong văn nghệ, không nhìn về phía trước mặt cũng có tội với quốc dân độc giả. Cái thành trì Đường Luật già cỗi đã không đủ kích thước chất chứa những đổi thay nội tâm, những khát khao, những rạt rào của con người đang ở ngưỡng cửa một cuộc đổi mới thì tại sao lại cản trở cho "tức nước vỡ bờ", để bị kết án là "phản động", "phản tiến hoá", là "lạc hậu"? Trong khi Thơ Cũ hay Thơ Mới, thành thật mà nói, đều vay mượn của thiên hạ, và cả hai, thử hỏi có món nợ nào không phải trả bằng máu của con dân nước Việt?

Tóm lại, vấn đề cốt tủy của thơ nói chung không chết trên hai từ Cũ, Mới. Cốt tủy của thơ tiềm tàng ở phần hồn thơ Việt Nam, phần sáng tạo của thi nhân (sáng tạo không phải lập dị). Hơn nữa, trong khuôn viên bát ngát hương cũ - mới, ai dám chắc rằng không có những loài cỏ dại? Mà Cũ thì sao, Mới thì sao ; Trắng thì sao, Đen thì sao? Cái chính là Hay ; là Bắt Được... Thơ.

Hàn Lệ Nhân

___________________________________________________

 

Tìm hiểu thơ HaiKu của Nhật Bản

Trích dẫn:
Thơ Haiku là gì ?

Haiku âm theo lối chữ Kanji ( gốc chữ Nho) là bài cú , có nghĩa là câu nói để trình bày . Chữ "hai" nghĩa là "bài" , trong tiếng Hán Việt có nghĩa "phường tuồng" , chữ "**" là "cú" hay "câu". Haiku là loại thơ độc đáo , rất thịnh hành của Nhật Bản và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới.

Hình thức thơ Haiku

Một bài thơ theo thể thơ Haiku có ba giòng, giòng đầu và giòng cuối mỗi giòng có năm âm, ôm lấy giòng giữa có bảy âm, có dạng 5-7-5, tổng cộng 17 âm. Tiếng Nhật Bản đa âm, nên mỗi giòng có thể có một, hai, ba chữ hay nhiều hơn. Haiku có biến thể là 5-7-6 hay 5-8-5, lên 18 âm trọn bài. Tiếng Việt đơn âm , nên mỗi chữ là một âm . Không cần vần điệu , nhưng thơ Haiku là sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh, tượng hình có chọn lọc. Thoạt nhìn chỉ là một bài thơ ngắn gọn, nhưng người thơ đã dẫn dắt chúng ta đi qua một khu vườn chữ nghĩa nhỏ hẹp để thênh thang bước vào một cõi tư duy vô cùng bát ngát, một chân trời sáng tạo rộng mở mà người đọc cần có một sự tưởng tượng dồi dào phong phú .

Ngày nay thơ Haiku thoáng hơn nhiều, không gò bó số chữ trong mỗi câu (tổng cộng trên dưới 17 âm hay chữ), không nhất thiết phải chấm, phết hoặc chấm phết tuỳ tiện (không cần phải ở cuối câu), không cần đặt tựa, không bắt buộc phải có từ của mùa . Chỉ giữ lại hình thức 3 câu , và được đưa vào những từ ngữ chải chuốt, những ẩn dụ của cái hữu hạn và vô hạn ...

Nội dung thơ Haiku

Về nội dung có luật cơ bản sau : không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ Haiku thường chỉ diển tả một sự kiện xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại. Sự kiện này có thể liên kết hai ý nghĩ, hay hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc.

Ôi những hạt sương ( sự kiện hiện tại)
Trân châu từng hạt (ý nghĩ thứ 1)
Hiện hình cố hương (ý nghĩ thứ 2)

Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính Tương Quan Hai Hình Ảnh.Trong thơ bắt buộc phải có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa ( không dùng từ xuân, hạ, thu, đông nhưng dùng các từ như hoa anh đào, cành khô, lá vàng ,tuyết trắng ... để chỉ các mùa), và diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường).

Tiếng ve kêu râm ran ( tiếng ve kêu chỉ mùa hạ)
Như tan vào trong than trong đá
Ôi, sao tĩnh lặng quá!

lặng yên qua mấy từng không (hình ảnh vũ trụ)
lời ve (hình ảnh nhỏ)
gõ thấu vào lòng đá xanh.

Ðọc thơ Haiku, ta cảm được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả. Tác giả dường như chỉ chia sẻ với người đọc một sự kiện đã quan sát được.

Cỏ hoang trong đồng ruộng
Dẫy xong bỏ tại chỗ
Phân bón!

Nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảm nhè nhẹ, bàng bạc trong cả bài thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng nêu ra điểm tác giả thắc mắc về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh hằng của thiên nhiên.

Thế giới này như giọt sương kia
Có lẽ là một giọt sương
Tuy nhiên, tuy nhiên...

Thơ có xu hướng gợi ý hay ám chỉ bóng gió nhẹ nhàng. Thông thường trong thơ đưa ra hai hình ảnh : một hình ảnh trừu tượng sống động và linh hoạt, một hình ảnh cụ thể ghi dấu thời gian và nơi chốn.

Trăng soi (hình ảnh trừu tượng)
Một bầy ốc nhỏ (hình ảnh cụ thể)
Khóc than đáy nồi (nơi chốn cụ thể)

Nhà thơ không giải thích hay luận về sự liên kết giữa hai hình ảnh nầy, chỉ diễn tả sự vật theo bản chất tự nhiên của nó . Người làm thơ phải tự đặt mình như một đứa trẻ lúc nào cũng có cảm giác bỡ ngỡ , lạ lùng khi tiếp xúc lần đầu tiên với ngoại giới . Một bài thơ Haiku hay là làm sống lại những gì đã chôn sâu trong ký ức và đưa ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi lại trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc để người đọc tự suy diễn , cảm nhận .

Chim vân tước bay
Thở ra sương gió
Dẫm lướt từng mây


Thơ như một bài kệ, sàn lọc từng chữ, không dư mà cũng không thiếu, cốt sao nói đến chính cái đang là - "đương hạ tức thị". Nắm bắt thực tại ngay trong giây phút nẩy mầm, cái đang xảy ra lắm khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn vào trong thời điểm đó, tiểu thế giới và đại thế giới hòa nhập vào nhau. Một diễn tiến trước mắt khiến ta liên tưởng đến một hiện tượng hay biến cố nào đó trong một kinh nghiệm sống của riêng mình . Kỷ xảo của thơ Haiku là giản lược tối đa chữ nghĩa trong thơ để vận dụng trí tưởng tượng nơi người đọc . Không có người làm thơ và kẻ đọc thơ, cả hai nhập làm một, đồng âm cộng hưởng trong niềm rung cảm với sự liên hệ rất tinh tế và hài hòa của đất trời.

 

ụ non lá nhú lên mầm
thác reo
nghe thoảng xa gần đâu đây.

Mùa hạ thì có tiếng ve kêu như được đá hấp thụ và người đọc cảm thấy không gian xung quanh thật tĩnh lặng:

Tiếng ve kêu râm ran
Như tan vào trong than trong đá
Ôi, sao tĩnh lặng quá!

Mùa thu khi ăn được một quả hồng thì cảm thấy như nghe được tiếng đại hồng chung của chùa Horiu:

Ta ăn một quả hồng
Vọng đâu tiếng chuông đồng Hô-riu
Lòng phấn chấn phiêu diêu!!!

Hình ảnh mẹ trong thơ Haiku

Ngoài những đề tài về thiên nhiên, Haiku còn có đề tài về mẹ. Hình ảnh nầy thường thấy ở trong thơ Issa và Basho. Mẹ là thơ. Mẹ và thơ mãi khắn khít nhau như hình với bóng. Hình ảnh mẹ càng cần cù, mộc mạc bao nhiêu lại càng nên thơ bấy nhiêu. Trong ngôn ngữ thi ca của thế giới, dân tộc nào cũng có những vần thơ chứa chan tình mẹ. Mẹ hiển hiện trên đường về, trên từng ngõ hồn sâu kín. Mẹ là chất liệu kết tinh của tất cả những thiên anh hùng ca, những đại sử thi, những trường thiên tình sử và cả trong những vần thơ Haiku đơn sơ, thâm thúy Hình ảnh mẹ trong thơ Haiku lại càng bát ngát, phiêu diêu hơn bao giờ hết:

Đến đây nào, với tôi
cùng chơi đùa chim sẻ
không còn mẹ trên đời.
(Issa)

Mẹ yêu ơi !
mỗi khi nhìn thấy biển
khi thấy biển khơi.
(Issa)

Tóc mẹ còn đây
tan trong lệ nóng
sương mùa thu bay.
(Issa)

Hoa trong thơ Haiku

Qua bài "Cánh hoa anh đào muôn thuở" Busho đề cập đến vấn đề vô thường:

Nhiều chuyện
làm nhớ lại
Hoa anh đào

Hoa anh đào đối với người Nhật có ý nghĩa đặc biệt, nhìn hoa anh đào khiến người ta chợt nhớ bao mùa hoa anh đào trong quá khứ. Còn nói theo ngôn ngữ nhà Phật, hoa anh đào là biểu tượng của sự vô thường trong cuộc đời.