FRANCIS P. FRIEDL

REX REYNOLD

___________NHỮNG CUỘC ĐỜI NGOẠI HẠNG

(Extraordinary lives)

34 linh mục kể chuyện đời mình

 

LỜI MỞ ĐẦU (  p. 9 - 12 ) 

Chẳng cần phải tranh luận nữa, chức Linh Mục Công giáo đang trong tình trạng khủng khoảng. Tuy nhiên có nhiều người không đồng ý về những dự đoán u buồn là chức Linh mục sẽ tàn tạ. Cha Bill Bausch đã viết cuốn " Cha ơi, hãy lấy lại tinh thần" (Xuất bản lần 23 năm 1991 ), cho rằng những dấu chỉ "Tất cả đều cho thấy là sinh lại, chứ không lụi tàn, và trong cuộc sinh lại này, chúng ta được chọn là những bà đỡ". Nhà thần học nổi tiếng Benard Haring viết :

" Phải phân biệt giữa khủng hoảng là một biểu hiện xuống dốc và khủng hoảng là một dấu hiệu phát triển ( hay một cơ hội để có một sự phát sinh mới ). Mười năm sau Cộng đồng Vatican, một Linh mục Tây Ban Nha phục vụ cho Nam Mỹ, dưới sự hướng dẫn của tôi, đã viết một luận án tiến sĩ, về khủng hoảng đời Linh mục không thể chối cãi được. Cha đã kết luận rằng sự khủng hoảng này rất có thể biến thành một sự khủng hoảng triển nở, nếu sự huấn luyện và tinh thần Linh mục được hiểu và được khai triển theo mẫu mực của Hiến chế Mục vụ Công đồng  “Giáo hội trong Thế giới hôm nay" (Báo America 21 / 9 / 1996, trang 19 )

Cuộc khủng hoảng Linh mục có thể đưa đến một hướng khác và theo nhận xét của những nhân vật đặc biệt kể chuyện trong tập sách này thì hình như sự thiếu thốn Linh mục trình bày cho chúng ta một cơ hội để triển nở, để đổi thay, một khám phá quan trọng trong công cuộc mở mang Nước Chúa.

Trong dư luận tiêu cực về chức Linh mục, ai đã có thể tiên đoán được kết quả sau cùng của hai cuộc thăm dò dư luận quốc gia năm 1994 : Một của báo Los Angeles Times và một của Văn Phòng Linh Mục Liên Bang ? Những cuộc thăm dò này trình bày một hình ảnh Linh mục khác xa với những cuốn sách, những bài báo đã mô tả Linh Mục là người bất đồng với Đức Giáo Hoàng, không thích Đức Giám Mục của mình, muốn lập gia đình và không muốn chọn đời sống Linh mục nữa nếu được chọn lại .

Trong tháng 7 và 9 / 1994, cha Andrew Greenly là một Linh mục Tổng giáo phận Chicago và là một giáo sư đại học Chicago và Arizona. Ngài đã viết hai bài cho báo America rút từ những kết luận của hai cuộc thăm dò trên. Cha Greenly đã khám phá những kết quả trái ngược với hình ảnh Linh mục Hoa Kỳ thường được vẽ vời. Đây là những kết luận của Cha :

1. Cuộc khủng hoảng luân lý đời Linh mục được bàn luận nhiều là không có. .

- 70% nói rằng họ nhất quyết chọn lại đời Linh mục.

- 20% nói họ có lẽ chọn.

2. Độc thân hình như không là vấn đề mà thường cho là vấn đề, song không có bằng chứng.

- Chỉ 4% nói họ lập gia đình nếu Giáo hội cho phép.

3. Linh mục thường thoả mãn với công việc các Ngài đảm nhận.

4. Phần đông các Linh mục đề cao sự lãnh đạo của Giáo hội.

- 80% ủng hộ công việc của Đức Giám mục mình.

Chúng tôi, tác giả của tập sách này, một là Giáo sĩ, một là giáo dân, tin rằng tập sách có giá trị khi trình bày đầy đủ chi tiết những điều mà các Linh mục hạnh phúc nghĩ về ơn gọi của mình. Chúng tôi tin công việc này có ích cho những ai đang suy nghĩ về ơn gọi Linh mục, cũng như cho các bậc cha mẹ. Linh mục, tu sĩ và tất cả những ai nâng đỡ và ảnh hưởng trong những lựa chọn này, cùng tái xác nhận sự cần thiết của Linh mục trong vườn nho Chúa.

Để có được tập sách này, chúng tôi đã đi khắp mọi miền nước Mỹ, cả ra ngoài biên giới và phỏng vấn hơn 40 Linh mục. Câu chuyện của các Ngài rất thú vị và phong phú, đến nỗi công việc gợi hứng và chép lại những cuộc phỏng vấn rất dễ dàng so với sự khó khăn chọn lựa lấy 34 chuyện và bỏ bớt hơn 752.000 lời để xuất bản. Chúng tôi chọn các Linh mục trong những lãnh thổ khác nhau : Ở 16 tiểu bang, ở thủ đô, Canada và Tân Tây Lan, trong những thẩm quyền khác nhau : 10 dòng, 24 triều; trong lứa tuổi khác nhau : 16 chịu chức trước 1960, còn lại là sau 1960; trong sứ vụ khác nhau : quản xứ, phó xứ, Giám mục, quản trị viên, chuyên viên, hoạt động viên.

Bạn đọc cẩn thận đừng vội cho rằng những gì được trình bày nơi đây là cố gắng định nghĩa về chức Linh Mục hay ngay cả những gì mà một Linh mục nào có thể viết nếu Ngài phải viết nhật ký.

Để kích thích và đề xuất những cuộc phỏng vấn, chúng tôi soạn một số câu hỏi để có thể bao trùm mọi khía cạnh khác nhau của đời Linh mục. Có vài vị đã theo thứ tự các câu hỏi hơn các vị khác. Vì bản chất của để tài thảo luận và những nét giống nhau của cuộc sống và công việc, nên có một số trọng điểm của tập sách. Chúng tôi chọn một số trọng điểm làm rõ sự khác biệt của nhiệm vụ, tài năng cũng như niềm vui và thoả mãn trong chức Linh mục.

Những chuyện kể đôi khi gây ngạc nhiên, đôi khi là những gì chúng tôi mong đợi, song chẳng bao giờ tầm thường. Đây thật là những chuyện phi thường do những con người tầm thường dấn thân vào những công việc thiết yếu và khó khăn. Đây là những chuyện biểu lộ lòng ước vọng và thoả mãn sâu xa được phục vụ Chúa Kitô qua tha nhân.

Những phản ảnh của các vị lột bức màn che lấp đời Linh mục, cho chúng ta - giáo sĩ và giáo dân - một cơ hội để nghe các Ngài trình bày trung thực cuộc đời các ngài, có nỗi vui cũng như nỗi buồn. Chúng ta nhận ra rằng nước thánh không chảy trong mạch máu các ngài, rằng các ngài cũng như tất cả chúng ta phải đối đầu với cuộc sống bằng những nghi ngại, khó khăn, thất đảm, đồng thời cũng nhận ra rằng niềm hy vọng vào Chúa Kitô hằng ngày nâng các Ngài lên.

Chúng ta tự hỏi tại sao các vị lại tình nguyện và tiếp tục sống đời độc thân, trong khi bản tính tự nhiên là có con cái ? Chúng ta lại hỏi độc thân có gía trị gì để đem Chúa đến với dân và đem dân đến với Chúa ? Mỗi Linh mục mà chúng tôi phỏng vấn đều nói vấn đề này một cách ngay thẳng. Để tránh những lập lại không cần thiết, chúng tôi không chọn in mọi bình luận; thay vào đó chúng tôi chọn những gì là loại biệt  hay những gì tăng thêm chiều kích cho vấn đề. Chúng tôi xin thông báo là chẳng có một Linh mục nào bày tỏ ước ao lập gia đình, ngay cả khi sự độc thân được cởi bỏ. Đồng thời những cái nhìn của các ngài về tương lai sự độc thân rất đáng suy nghĩ và hấp dẫn.

Luôn luôn, cả khi sáng sủa, cả khi mờ tối, Thánh Thần rõ ràng ở trong các câu chuyện. Chúng tới ngạc nhiên tại sao các vị có thể mở cõi lòng và nói ra tất cả những gì thâm sâu nơi tim óc các Ngài. Các chuyện vừa cảm động vừa xây dựng với bao kinh nghiệm thiêng liêng.

Có một đề nghị đặt tên cho tập sách này là " Trèo lên cây" ( Climb a Tree 0 . Câu chuyện của Tin Mừng Luca kể ông Dakêu, một nhà thu thuế giàu có từ Giêricô, không thể nhìn thấy Chúa trong đám đông. Vì lùn, nên ông đã trèo lên cây sung để được nhìn thấy Chúa đi qua. Mỗi Linh mục là một Dakêu. Theo kiểu nói của cha Francis J. Feeney, Linh mục với các tài năng khác nhau, “một mình leo lên cái cầu cất và bước trên những bậc thang hẹp" để có được cái nhìn trong suốt về Chúa Giêsu. Những Cuộc Đời Ngoài Hạng diễn tả kết quả cuộc leo trèo của các Ngài.

Nếu không có ai muốn đọc những câu chuyện này, chúng tôi nghĩ cố gắng của chúng tôi hình thành và xuất bản cũng đủ. Khi xuất bản, chúng tôi cũng tin tưởng là bạn sẽ lướt qua những cuộc đời tích cực của các Linh mục và có những cơ hội trình bày cuộc khủng hoảng chức Linh mục Công giáo.

 

Francis P. Friedl

Rex  V . E . Reynolds

 

HÃY THẢ LƯỚI

 

CÁC LINH MỤC QUẢN XỨ ( p. 75 - 113 )

 

" Giảng xong Đức Giêsu bảo ông Simon : Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá". Ông Simon đáp : " Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới". Họ đã làm như vậy và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên đuợc hai thuyền đầy cá, đến gần chìm" ( Lc. 5,4 - 7 )

Một đề tài xuyên suốt hầu hết các câu chuyện trong tập sách này, đó là Ơn gọi Linh mục phục vụ Giáo xứ, ơn gọi là mục tử. Có lúc có người nghĩ những thánh vụ khác trong Giáo hội đẹp hơn và có khi quan trọng hơn là sự phục vụ của một mục tử đoàn chiên. Song linh mục xứ là Linh mục cơ bản Ngài là người giao tiếp thường xuyên, hướng dẫn và phát triển cộng đồng đức tin. Ngày ngày, tuần tuần Ngài ở đó. Ngài ở đó để rửa tội, giải tội, chứng hôn, an ủi người buồn khổ, an táng cho người qua đời, tham gia vào cuộc sống thường ngày của tín hữu. Linh mục xứ là máng trực tiếp nhất từ Thiên Chúa và Giáo hội. Nhưng câu chuyện của 6 Linh mục dưới đây nói về một vài đường lối để chu toàn cuộc sống của một Linh mục xứ.

 

1. MICHAEL HERAS CORPUS CHRISTI, TEAS

 

Đức ông Michael Heras sinh tại El Paso, Texas. Ngài theo học Đại học Bắc Mỹ ở Roma. Chịu chức Linh mục năm 1984, phục vụ Giáo phận Corpus Christi, Texas. Hiện nay Ngài là mục tử của Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Trong vòng 3 năm, Ngài đã xây dựng lại Giáo xứ : Từ xuống dốc thành tiến lên. Từ khi ngài về, Giáo xứ lớn rộng gấp đôi và trường học phát triển cả phẩm lẫn lượng. Những người trong Giáo xứ bảo : Ngài không chỉ đơn thuần là một mục tử mà còn là người bạn của họ. Các hoạt động nở rộ. Chiều về, mọi căn nhà trong khuôn viên Giáo xứ đầy người tham dự những lớp học hỏi Thánh Kinh, dự các giờ cầu nguyện, hay trang trí nhà thờ tùy theo  mùa phụng vụ.

Khám phá ra một mục tử thành công trong xây cất và tạo lập Giáo xứ không khó. Khám phá ra một mục tử hiện thân từng phút cuộc đời cho công việc không phải là bất ngờ. Khám phá ra một mục tử hạnh phúc trong công việc chẳng phải là lạ lùng. Câu chuyện dưới đây giúp chúng ta tìm ra khuôn mặt của một mục tử có đủ những phẩm tính đó và niềm vui của Ngài sưởi ấm tâm hồn các thành viên của Giáo xứ. Lời ca ngợi Giáo xứ dành cho Ngài đã tăng thêm nghị lực cho Ngài mỗi ngày.

Đây là những lời tự thuật của Đức ông Michael Heras.

Tôi đựơc giáo dục để trở thành một người Công giáo thuần thành. Ngay từ tuổi thơ, chúng tôi đã được cha mẹ hướng dẫn đến với Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các thánh. Chúng tôi luôn có những giờ cầu nguyện ở nhà và không bao giờ bỏ tham dự Thánh lễ. Tấm ảnh trái Tim Chúa Giêsu đặt ở đầu giường cha mẹ tôi đầy lòng xót thương và trìu mến đến nỗi như chúc phúc cho gia đình tôi. Tấm ảnh đó bây giờ tôi treo trong nhà xứ để nhắc nhớ tôi những ngày tháng lớn lên trong gia đình. Hồi 5 tuổi, thỉnh thoảng tôi ước ao làm Linh mục. Tôi hay lấy bánh mì và nước Kool - Aid làm lễ với bọn nhóc khu phố, thậm chí cả ngồi toà giải tội. Tôi học trường Chúa Kitô Vua ở Corpus  Christi. Hồi lớp 4, lớp 5, tôi nghĩ Chúa gọi tôi.

Thời kỳ gay cấn nhất là ở chủng viện, vì phải phấn đấu để vượt qua sự chống đối của cha tôi. Cha tôi lấy làm mắc cỡ, rối trí và tức giận vì ơn gọi của tôi mãi tới ngày tôi chịu chức Linh mục. Tại sao vậy ? Tôi nghĩ đó là vì sự duy trì dòng giống, một truyền thống xã hội. Càng lớn lên tôi càng hiểu. Cha tôi muốn có cháu chắt nối dõi tông đường. Dường như người cho rằng tôi bị lừa đảo, bị quyến dụ chứ không phải là lý tưởng của tôi. Thật tuyệt, má tôi đã thận trọng nâng đỡ tôi. Mãi về sau người đã hỏi : " Con có được hạnh phúc không ?". Tôi không nhận được sự nâng đỡ toàn lực của mẹ tôi. Đám mây mù đó bao phủ suốt đời ở chủng viện. Tôi đã thưa với cha mẹ : "Con không thể sống cuộc sống của con vì cha mẹ và cha mẹ cũng chẳng thể sống cuộc sống của con vì con". Tuy nhiên thiếu sự nâng đỡ, quyết định của tôi trở nên thật khó khăn. Để thực hiện quyết định này, tôi phải cố gắng làm việc, làm hết sức mình. Điều để tôi có thể đi tới cùng là lòng yêu thương và nâng đỡ của cha mẹ thì tôi nào đâu có có ? Vậy là tôi phải tìm nơi đời sống thiêng liêng.

Cha tôi từ chối dự lễ thụ phong của tôi. Người còn khoá cửa không cho má và em tôi đi. Các ngài phải lén lút đi lối sau. Khi tôi cử hành lễ tạ ơn vào " ngày hiền phụ" mà cha tôi cũng không đến. Thật là khó khăn cho tôi. Sau một năm rưỡi, tôi được sai làm Cha sở Giáo xứ Mẹ Vô Nhiễm ở Gregory, một tỉnh nhỏ về phía bắc. Người dân xứ bắt đầu tiếp xúc với cha tôi. Họ cầu nguyện. Họ mời người tham dự các buổi họp mặt. Họ mời người vào hội Vinh Sơn. Dần dần người trở nên khoan dung. Người không nói chuyện với tôi, song tôi được phép nói với người. Tôi thường nói : "Cha, con yêu cha, tại sao cha không nói chuyện với con ?". Tuy chậm song chắc, người bắt đầu khởi động.

Rồi vào một ngày tháng 11, tôi không thể quên. Tôi dậy muộn. Tóc tai rối bù. Tôi đã có cuộc họp Hội đồng Giáo xứ. Đức Cha Gracida gọi tôi ra khỏi phòng họp và nói : " Cha Michael, cha là một vị Linh mục trung tín, trung với tôi và với Đức Thánh Cha. Cha hăng  hái làm việc. Tôi vừa nhận được tin : Đức Thánh Cha phong tước Đức Ông cho Cha". Tôi ngỡ ngàng, lễ phong vào ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8 - 12. Cha tôi đã đi lễ, đã rước lễ, đã quì và đã cầu nguyện. Người còn mỉm cười. Năm tháng sau người qua đời. Hiện nay tôi gặp một vài khó khăn về việc điều hành, không phải là chuyện cá nhân, song rất tế nhị. Tôi tin cha tôi đang bầu cử giúp tôi có những quyết định sáng suốt về những khó khăn này. Ngày nay tôi rất biết ơn về chuyện người thay hướng đổi lòng.

Tôi được sai đến Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp". Giáo xứ có vấn đề, nhưng tôi không rõ vấn để gì. Chừng 1.100 gia đình ghi danh, nhưng chỉ có 1. 500 người dự lễ cuối tuần. Trường học thì thiếu tài chánh. Có những vụ kiện chống lại nhân viên Giáo xứ. Giáo xứ nợ 633.000 đô la. Dân chúng từng nhóm rời xa. Chỉ còn 4 lễ cuối tuần. Năm trước trường học mất đi 35 gia đình. Đây là một địa điểm Cha sở cố gắng tránh dây mình vào, song tôi thấy đó là một sự thách đố. Mặc dầu đây là một Giáo xứ đa số nói tiếng Tây Ban Nha, nhưng chẳng có gì quan tâm đến họ.

Ngày nay chúng tôi có 7 thánh lễ cuối tuấn. Chúng tôi có một nhóm tình nguyện hoạt động cho người nói tiếng Tây Ban Nha. Gần 2.500 gia đình ghi tên gia nhập giáo xứ và suýt soát 4.000 người dự lễ. Ngân sách tăng lên 110.000 đô la một năm và nợ nần giảm được 30%. Nhà trường có nhiều tiền hơn và hằng năm thâu nhận các học sinh mới. Chúng tôi có đủ tiền để giúp đỡ những giáo xứ khác. Chẳng hạn giúp một giáo xứ bị tàn phá bởi trái bom phát nổ ở Oklahoma : 5.000 đô la, thực phẩm, kẹo bánh, quần áo …

Công việc chính của Giáo xứ là gia đình. Chúng tôi có một nhóm trẻ học hỏi Kinh Thánh. Chúng tôi quan tâm làm việc với nhóm để khơi dậy sự hiệp nhất và liên kết gia đình. Ơn gọi sẽ gia tăng, nếu chúng tôi tiếp tục thăng tiến các gia đình thêm vững mạnh.

Trong công việc đôi khi tôi cũng gặp những lúc rất nhiêu khê, nhưng với sự giúp đỡ của giáo dân đã trở nên tốt. Sự kiên nhẫn, tử tế, tế nhị, quảng đại, hiểu biết của giáo dân tạo cho Cha sở một kinh nghiệm rất quý. Tâm hồn tôi được thanh thản trong đời Linh mục đến nỗi tôi không cần tìm bất cứ sự gì khác. Tôi có thể gần gũi với người giáo dân của tôi từ đầu đến cuối đời họ, cả những lúc cao điểm. Linh mục trở thành một yếu tố trong sự hình thành đời họ. Dường như tôi đã được sinh ra để làm Linh mục. Tôi muốn hiến đời tôi cho họ. Tôi gặp nhiều khúc khuỷu cuộc đời, dầu đôi khi đen tối, nhưng tất cả trở thành những lúc thú vị lạ lùng.

Khi hiệp nhất, giáo dân có thể làm được mọi sự. Đảm nhận Giáo xứ đầu đời Linh mục, tôi phải đứng về phía Giáo hội chống lại một luật của  thành phố bán rượu cho trẻ dưới vị thành niên. Rõ ràng đó là một đại hoạ cho cộng đoàn Pima. Giáo dân đã cương quyết phản đối. Kết quả đạo luật bị bãi bỏ. Điều đó chứng tỏ rằng Giáo hội có một vị trí năng động, tích cực trong xã hội. Nay ở Corpus Christi, một thành phố 400.000 dân, chúng tôi đã bắt phải đóng cửa một bệnh xá phá thai, nhờ áp lực liên lỉ của phong trào bảo vệ sự sống. Toà nhà này đang treo bảng bán.

Giảng huấn cực kỳ quan trọng trong mục vụ Giáo xứ. Tôi dùng nhiều giờ để soạn từng bài giảng. Tôi cầu nguyện, tôi toát mồ hôi, tôi căng thẳng. Tôi đánh máy phát cho giáo dân khi giảng, tôi không thích nhìn vào bản văn, mà muốn nhìn thẳng vào khuôn mặt họ. Tôi cầu xin Chúa ! " Xin Chúa đừng làm ngừng lại những điều Chúa muốn con nói cho dân". Đôi khi bài giảng của tôi rất dở, song đôi khi giáo dân cho là hay.

Tôi thường được bạn bè Linh mục làm cho tiến bộ hơn và tôi thích làm việc chung. Chẳng lâu đâu, một trong những người bạn Linh mục thân nhất của tôi gặp phải khó khăn vì một nữ giới. Chúng tôi coi nhau như anh em. Chúng tôi thảo luận lâu giờ. Tâm hồn Ngài bị xé ra hằng trăm mảnh bởi sự giao tiếp đó và Ngài rất khổ. Chẳng thể bảo Ngài : "Tôi hiểu, chúng ta là những chàng độc thân đáng thương, song cần sự dứt khoát”. Tôi xác định vậy, nhưng sợ làm Ngài khó chịu. Nhưng rồi, tôi đã nói với Ngài rằng đây là lúc phải chôn nó xuống và làm lại cuộc đời. Và xin Ngài đi xưng tội. Ngài đã làm như tôi nói. Ngài xúc động không thể cầm mình được và Ngài đã khóc. Ngài về xứ. Ngài làm lại mọi sự. Bây giờ Ngài là một Linh mục đáng kính. Ngài đang giữ một nhiệm vụ quan trọng. Điều này chẳng xảy ra nếu tôi nói với Ngài đừng bận tâm, chúng ta đều gặp khó khăn giống nhau. Ngài đã đi tìm sự an ủi. Tôi đã cho Ngài sự an ủi. Nhưng Ngài cũng muốn tìm một sự thực tế và tôi cũng phải cùng Ngài đương đầu như thế đó.

Độc thân vừa là đặc sủng, vừa là động lực bác ái của mục tử. Tôi có thể nói dối, nếu tôi không nhận rằng : tôi cũng muốn hưởng một sự giao tiếp thân mật ấm áp. Song đó là sự thất bại. Nên tôi phải chú tâm và dồn năng lực của tôi cho giáo dân tôi. Nhờ vậy tôi đã có thể làm được nhiều việc.

Cha linh hướng và giải tội của tôi có đặt trên bàn giấy một cuốn sách, trong đó có câu hỏi này : "Ngày nào đẹp nhất trong năm ?". Sách cũng gợi ý có thể là ngày sinh nhật của bạn, ngày lễ Giáng sinh hay là vài ngày đặc biệt nào đó ? Song câu trả lời là “Ngày hôm nay. Hôm qua đã qua đi. Ngày mai thì chưa chắc đã tới. Chỉ có ngày hôm nay mới có giá trị". Hôm nay có phải là thời điểm tốt để làm Linh mục không ? Câu trả lời của tôi là phải, hôm nay. Tôi không thể sống lại với quá khứ và cũng sẽ chẳng sống với tương lai. Hôm nay là thời gian. Chúa đang ban cho tôi, là thời điểm tốt để sống, và rất tốt để làm Linh mục.

Mười năm sau khi làm quản xứ, tôi rút ra được 2 kết luận :

-Thứ nhất là : Chúa yêu dân Người. Dầu tôi bất xứng, yếu đuối, thất bại, Chúa vẫn giao tiếp với họ qua tôi. Nếu Chúa yêu họ như vậy, thì sao Chúa lại chẳng yêu tôi như vậy ?

-Thứ hai là : Muốn là một Linh mục tốt, điều cần nhất là yêu và ở trong tình yêu với Chúa và với dân Chúa. Nếu tôi sống được như vậy, tôi không thể đi trệch đường, Kitô giáo là hình thức lành mạnh và tình yêu giữ chúng ta được lành mạnh.

 

34 linh mục kể chuyện đời mình


2. THOMAS M. ANGLIM FORT MYERS, FLORIDA

Cha Toma Anglim sinh ngày 15/ 11/ 1928 tại Conty Clare, Ái Nhĩ Lan; thụ phong Linh mục năm 1954, phục vụ Giáo phận Thánh Augustinô, tiểu bang Florida. Ngài có lòng sùng kính đặc biệt Thánh Phanxicô Xaviê. Chúng ta chẳng biết là Ngài được sai đến một Giáo xứ mang tên vị thánh mà Ngài kính sao ?
Cha là một con người vui tính, đạo đức sâu xa, nhiều khả năng, thực tế và hiểu biết về những đổi thay của công đồng Vaticanô II. Cha chu toàn đều đặn kinh nguyện hằng ngày. Hiện Ngài dựng một nhà nguyện trên tầng lầu của nhà xứ, để hằng ngày đến cầu nguyện hằng giờ, hầu được đổi mới mà đảm nhận một Giáo xứ rất nhiều công việc.
Chúng ta có thể nói về con người Linh mục này bằng cách kể ra những đoàn thể mà Ngài phục vụ : gia đình, giới trẻ, người già, bà mẹ không hôn phối, sắc tộc, Linh mục bạn, và cả với Chúa trên nhà nguyện. Câu chuyện của Cha là câu chuyện của người mục tử hôm nay. Đây là chứng từ đầy thuyết phục rằng sống đời Linh mục chẳng có thời nào tốt hơn thời bây giờ .
Tôi lớn lên trong một ngôi làng quê nhỏ của Feakle ở Ái Nhĩ Lan. Cha mẹ tôi rất nghèo. Cha tôi là công chức. Mẹ tôi chỉ là nội trợ. Bà rất đạo đức nên đã giáo dục con cái có một đức tin căn bản. Đời sống của làng tập trung quanh nhà thờ. Chúa nhật chẳng có ai đi làm. Mọi người đều mặc áo đẹp nhất chẳng những để đi lễ mà còn mặc suốt ngày.
Độ 15 tuổi, tôi suy nghĩ về lý tưởng ngày mai. Thời đó ở Ái Nhĩ Lan, Linh mục được coi là quà tặng của Thiên Chúa. Tôi đã theo học 7 năm ở chủng viện Munget, do các Cha dòng Tên điều khiển. Các tuyển sinh đến thăm chủng viện từ khắp nơi tới : Úc, Anh, Mỹ, Khi Đức Cha O’Donovan, từ Giáo phận Thánh Augustinô đến Munget nói chuyện. Ngài khuyến dụ tôi và một bạn lớp khác đăng ký gia nhập Giáo phận của Ngài. Sự chọn lựa này tôi chẳng bao giờ hối tiếc.
Năm thứ hai Đại chủng viện, tôi bắt đầu nghi ngại về ơn gọi của tôi, Tính tôi nhút nhát, nên khi nghĩ đến việc đứng trên toà giảng mà giảng làm tôi sợ. Tôi nói với Cha linh hướng tôi phải bỏ ơn gọi. Sau khi nghe tôi trình bày lý do, Ngài bảo : “Những lý do của thầy không chính đáng". Ngài bảo tôi phải vâng lời. Tôi vâng lời và không xuất tu nữa. Từ đó, tôi không còn thắc mắc về ơn gọi. Song tôi vẫn luôn nhắc lại sự chọn lựa này để yêu mến chức Linh mục.
Năm 1958 Giáo phận thánh Augustinô được chia. Miami trở thành Giáo phận mới. Đức Cha Colman Carroll, Giám mục Miami, kiếm tìm các Linh mục để thiết lập các Giáo xứ mới. Ngài chỉ định tôi làm quản xứ của giáo xứ đầu tiên mới lập, xứ Đức Mẹ Mân Côi ở Perrine. Chẳng bao lâu Giáo xứ trở thành điểm nóng. Trong cuộc khủng hoảng hoả tiễn ở Cuba, hàng trăm xe quân sự đổ về xa lộ gần nhà thờ. Ai nấy sợ cuộc tấn công nguyên tử. Ngày cuối tuần hôm đó tôi giải tội từ 7 giờ chiều, mãi tới nửa đêm mới hết người.
Năm 1966 Cha sở xứ thánh Phanxicô Xaviê, đồng thời là khoa truởng của một phân khoa bị rơi từ một ngọn núi ở Colorado và qua đời. Đức Cha bảo tôi thay thế. Tôi không thích rời miền biển phía Tây này, nhưng tôi phải vâng lời, và tôi đã ở đây gần 30 năm. Năm 1983 Giáo phận Venice, Florida được thiết lập, xứ Thánh Phanxicộ Xaviê thuộc Giáo phận mới. Tôi được mời làm Tổng đại diện. Tôi giữ công việc này hơn 10 năm.
Khi mới đến, xứ Phanxicô Xaviê không lớn, nay thì lớn rồi. Đã có 3.600 gia đình nhập xứ, còn 1.000 thì chưa. Ngôi trường nhỏ bé đã trở thành lớn nhất Giáo phận với 640 học sinh. Nhiều người già cả cần sự giúp đỡ cả về tinh thần lẫn vật chất. Chúng tôi đã xây ngôi nhà Phanxicô gồm 60 phòng cho họ. Chúng tôi không xin tiền già, nên không thuộc quyền điều hành của chính phủ. Tiền thuê nhà cho phép nợ. Thật là hữu ích cho họ. Giá thuê vừa phải, vừa túi với những người có lợi tức cố định. Ngôi nhà có một nhà nguyện. Họ có thể dự lễ mỗi sáng. Ba Linh mục và hai ba nữ tu cũng hưu ở đây. Tuổi đã xế chiều, được sống trong môi trưòng đạo đức rất là quan trọng.
Chúng tôi cũng xây được một ngôi nhà cho các bà mẹ không kết hôn. Được chừng 15 năm rồi. Người điều hành và thư ký thì trả lương, còn lại thì tình nguyện phục vụ. Các bà ở đây đã sinh hơn 50 con.
Có một số người từ Haiti đến. Đức Cha bảo cần có một nhà thờ và trung tâm giúp họ trước khi họ hoà nhập chung vào xã hội Mỹ. Nên chúng tôi đã mua lại một nhà thờ Tin Lành bỏ trống, cách nhà xứ vài dẫy nhà. Trong số 4 Linh mục, có một Linh mục người Haiti vừa được chịu chức. Ngài điều hành những người Haiti này.
Theo nhận xét của tôi, nhiệm vụ đầu tiên và cơ bản nhất của Linh mục là rao giảng Lời Chúa. Để làm tốt nhiệm vụ này, phải là một người có chiều kích thiêng liêng. Giảng dạy là phần quan trọng đời mục vụ của tôi. Mỗi bài giảng tôi điều soạn cẩn thận. Rõ ràng là giáo dân thích thú. Họ đã nói với tôi như vậy. Phần quan trọng của bài giảng, mà thường bị quên lãng, là Linh mục phải sống những gì mình giảng. Nếu giáo dân thấy đời sống Linh mục trái với những lời Ngài giảng, thì cho dầu là một nhà giảng thuyết lợi khẩu, cũng mất hết tác dụng. Ngài cần giảng về Phúc Âm và dân chúng thấy là Ngài đáng sống sứ điệp ấy. Tôi được thụ phong là vì lý tưởng này. Nhiệm vụ của tôi là giúp giáo dân nên thánh. Tôi không thể chu toàn nhiệm vụ này, nếu tôi không nên thánh. Để đạt được điều này thì phải có nhiều giờ cầu nguyện.
Gia đình có các con nhỏ cũng cần sự nâng đỡ đặc biệt. Một phần tư trong số học sinh của chúng tôi có cha mà không có mẹ hay ngược lại. Chúng tôi có một người suốt ngày lo cho các em và những gia đình này. Khi con cái của học được chuẩn bị rước lễ lần đầu, chúng tôi xin cha mẹ cũng theo con cái đến. Hai tối qua, có hàng trăm cha hay mẹ đã đến.
Ngày nay có phải là thời khó khăn cho các Linh mục ? Tôi không tin là khó như thời các Thánh Tông Đồ và thời Chúa Giêsu. Không ai bị yêu cầu sống cảnh khó khăn như Chúa Giêsu. Nếu có thì thật tốt, bởi vì các ngài được đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Xã hội chúng ta thấm nhiễm sắc dục. Truyền hình, phát thanh, báo chí và cuộc cách mạng tình dục đòi hỏi Linh mục phải có đời sống thiêng liêng vững chắc. Nếu không sẽ phải đầu hàng ra đi.
Một cảnh rất đau lòng xảy ra khi tôi làm Cha sở xứ Thánh Tâm ở Lake Worth. Một thanh niên đã bắn mẹ anh và cả vợ anh, rồi leo lên tháp đại học Texas xả súng vừa bãi vào các sinh viên. Anh đã sát hại 16 người tất cả. Gia đình anh thuộc Giáo xứ tôi. Anh của anh lại là giảng viên giáo lý. Gia đình yêu cầu làm lễ an táng cho mẹ và con trong nhà thờ. Giới truyền thông tường thuật đầy đủ chi tiết thảm cảnh. kể cả việc có thể không được làm lễ an táng trong nhà thờ. Trong khi đó Đức Cha và tôi đang cùng thảo luận về lời yêu cầu của gia đình cùng các hệ luỵ của nó. Công việc giải phẩu cho biết chàng thanh niên có một khối u trong não, ý kiến của bác sĩ cho rằng khối u đã tác động vào những hành vi này của anh. Chúng tôi quyết định làm lễ an táng trong nhà thờ. Điện thoại từ các nhân viên truyền thông tràn ngập đến với tôi. Họ bảo làm sao có thể làm lễ cho một tên sát nhân. Chừng 200 đại diện truyền thông tụ họp chung quanh nhà thờ. Chúng tôi không cho họ vào nhà thờ. Chúng tôi viết một bản văn giải thích tại sao chúng tôi làm lễ an táng cho người thanh niên. Chúng tôi nhận hằng trăm lá thư, nhiều lá chỉ trích quyết định của chúng tôi. Làm sao có thể làm cho giới truyền thông và công luận hiểu rằng lòng thương cảm là cần thiết cho lễ an táng và Thiên Chúa mới là thẩm phán cuối cùng ? Tôi đã không dập tắt được nỗi khổ này, nhưng tôi chẳng bao giờ hối tiếc quyết định này, một quyết định đem lại sự nâng đỡ và an ủi cho những người trong gia đình bất hạnh.
Ngày chịu chức Linh mục của tôi tuy đơn sơ, nhưng vui biết bao ! Ngày đó hạnh phúc gấp đôi, bởi vì lễ phong chức đuợc tổ chức tại một địa điểm lịch sử, Đền Đức Mẹ Leche tại xứ Thánh Augustinô, Glorida, nơi thánh lễ đầu tiên ở Mỹ được cử hành ở nơi đây vào năm 1565. Đối với một người Ái Nhĩ Lan, trở về quê mà dâng Thánh lễ đầu tay với gia đình là một niềm vui đặc biệt không thể nào quên.
Mỗi lần sửa soạn cho lễ hôn phối, lễ rửa tội, lễ an táng là dịp vui chẳng những cho bản thân tôi, mà cả cho đôi tân hôn, cho cha mẹ và cho các gia đình.
Tôi tin chắc rằng tay tôi đã được chạm vào cuộc sống của phần đông giáo dân và đã có ảnh hưởng trên Giáo xứ, một tế bào của Giáo hội Mỹ. Liên kết với giáo dân là điều ích lợi cho Giáo xứ Phanxicô Xaviê, khi xảy ra cuộc đấu tranh với Bộ Giao thông. Họ muốn làm một nhịp cầu khác bắc qua sông Caloosahatchee khiến lấy mất đường 110 của chỗ đậu xe của Giáo xứ và cắt mất đường vào trường học. Như thế là rõ ràng bóp Giáo xứ chết nghẹt và chúng tôi phải dời đi chỗ khác. Quan toà nói với chúng tôi rằng sự phản đối của chúng tôi chỉ là công dã tràng, Bộ Giao thông chẳng đổi ý đâu. Chúng tôi viết thư, có chữ ký hỗ trợ của những quan chức chính phủ ở trong Giáo xứ. Chúng tôi đi gặp thống đốc tiểu ban và chúng tôi cầu nguyện. Cuối cùng chúng tôi đã thắng cuộc. Bộ Giao thông thiết kế một dự án mới, không còn lấy đất của chúng tôi.
Tôi thường xuyên cổ võ ơn gọi trong các bài giảng và nói chuyện với các em có khả năng, tư cách. Chúng phải trực diện với những khó khăn của ngày nay khi chấp nhận ơn gọi. Người trẻ Ba Lan bị cấm đoán đến nhà thờ suốt 30 năm, mà họ vẫn cứ đi. Vừa đây tôi chứng kiến được sự đổi mới việc huấn luyện trong chủng viện. Tôi rất hy vọng. Tôi thật sự nghĩ rằng Giáo hội đang trải qua một giai đoạn thanh luyện. 50 đến 100 năm sau sẽ thấy một Giáo hội mới, một quyết tâm mới, một hàng Linh mục mà dân Chúa sẽ rất tựu hào. Tôi chẳng thấy có giai đoạn nào mà thời cơ ưu đãi các Linh mục lớn hơn. Mỗi người ngày nay đang tìm một đường hướng thiêng liêng. Nếu chúng ta là Linh mục thánh thì chúng ta sẽ mở được cửa để kêu gọi sự trợ giúp. Ngày nay các chủ chiên thường được thánh hoá bởi chiên. Đó không phải điều xấu, mà là sự hỗ tương.
Hãy kể tôi như là một trong những Linh mục hạnh phúc. Tôi chẳng muốn cái gì khác ngoài chức Linh mục. Phải thú thực tôi thường cảm thấy căng thẳng trong nhiệm vụ chủ chăn của một Giáo xứ lớn, với một ngôi trường lớn nhất Giáo phận, yểm trợ cho căn nhà các bà mẹ không kết hôn, phục vụ trong chức vụ Tổng đại diện, điều hành các dự án, các uỷ ban phát triển, cùng chương trình học bổng của Giáo phận. Tuy nhiên khi đến nhà nguyện của tôi, làm một vài động tác hô hấp và một suy gẫm ngắn, tôi đi ra với một sự thoải mái, dẩu tuổi đã 70 .
Tôi xin gửi tặng các Linh mục đọc sách này một lời : “Hãy cảm ơn Chúa trong từng giây cuộc đời, vì bạn đã được làm Linh mục. Nếu bạn không cảm thấy hạnh phúc trong ơn gọi, thì bạn cũng có thể hạnh phúc. Tất cả những gì bạn làm là làm một vài sửa sai. Nếu bạn quá bận rộn đến nỗi không thể cầu nguyện thì bạn bận rộn quá. Nếu cần, bạn hãy lấy sổ hẹn ra, ghi một giờ cầu nguyện và đừng để ai gặp vào lúc đó. Đó là thời giờ bạn gặp gỡ Chúa. Đó là thời giờ bạn sẽ được đổ đầy. Phúc biết bao sự tràn đầy đó đến với dân Chúa ! Mỗi sự khó khăn chúng ta phải giải quyết trên hai gối quỳ. Hãy đọc các thư của thánh Phaolô, Phêrô và Giacôbê. Các Ngài đã chia sẻ với bạn bè các Ngài sự liên lạc của các ngài với Chúa. Chúng ta đang có mặt món quà quí giá. Chúng ta cần giữ gìn vì phần rỗi chúng ta và vì phần rỗi dân Chúa.

 

3. RICHARD W. MOYER CAREFREE, ARIZONA

Đức Ông Richard Moyer sinh ngày 12/01/1932 tại Sandusky, Ohio. Ngài chịu chức để phục vụ giáo phận Tueson, Arizona. Nay Ngài là Cha sở xứ Đức Mẹ Vui Mừng.
Đức Ông là Cha sở của một Giáo xứ mới và đang phát triển. Ngài nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng của Giáo phận. Kho
nghị lực của Ngài ngoài sức tưởng tuợng. Ngài là tuyên uý Hải quân, là nhạc sĩ tài năng, là chuyên viên tài chính, dấn thân vào một trong những chương trình giới trẻ thành công nhất, “Giới trẻ sự sống", một chương trình lan rộng ra một vài Giáo phận khác. Chúng ta không thể chờ mong một Cha sở của một xứ lớn, một Tổng đại diện, một chuyên viên tài chánh, dấn thân vào mục vụ giới trẻ. Song đây là câu chuyện của vị Linh mục đầy chức vụ như vậy.
Khi cha mẹ tôi cưới nhau, cha tôi chưa phải là người Công giáo. Chỉ vài năm sau, ngài mới gia nhập Giáo hội. Ngài là gương mẫu tuyệt vời của đời tôi : Một con người trung tín, cần mẫn, biết lo lắng mọi nhu cầu của con cái trong thời khủng hoảng kinh tế. Ngài qua đời năm 1960, thọ 64 tuổi, vì đau tim, vừa khi tôi bước chân vào chủng viện : má tôi tái hôn với một người goá vợ. Tôi đã chứng hôn trong lễ hôn phối này. Chồng mẹ tôi có một người con trai đang học ở chủng viện và 5 năm sau lễ hôn phối của mẹ tôi và dượng, tôi đã giảng ngày lễ đầu tay của người em này,
Tôi đã theo học truờng thánh Giuse và trung học trường Sandusky, tốt nghiệp năm 1950. Chẳng nhớ lắm về những gì tôi đã làm, song tôi nhớ tôi đã chơi âm nhạc cách tài tử một thời gian và thay thế cho người đánh đàn dương cầm ở nhà thờ quê tôi. Tôi cũng làm thư ký kiểm soát cho cửa hàng A & P. Tôi không đủ tiền theo học đại học. Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, tôi quyết định hai việc : đi thăm một vài bạn đồng hương và kiếm một việc làm nào đó hơn là nhập ngũ. Tháng 2 - 1951 tôi làm một cuộc du hành tới Arizona với hai người bạn và thăm em tôi đang làm ở Yuma. Tôi đâm ra thích Ariona và biết rằng một ngày nào đó mình sẽ chọn sống tiểu bang này. Khi trở lại Ohio, tôi đăng ký vào hải quân và được gửi vào trại huấn luyện ở Đại Hồ. Tôi ở đó hai năm và vừa làm thư ký vừa đánh đàn cho phòng tuyên uý. Khi đó tôi suy nghĩ chín chắn về ơn gọi như một loại kinh nghiệm trở về.
Trong hải quân, tôi thấy được hai hạng người : một là sống vừa bãi, coi thường luân lý đạo đức; hai là một số người đạo đức gắn bó với Chúa. Tôi cảm phục nhóm thứ hai. Người ở lưng chừng không nhiều. Hoặc hướng thượng họăc là lao mình vào rượu chè, trai gái, cờ bạc. Tôi cố gắng đi theo lối sống và quyết định đầy ý thức phải vươn cao. Khi tôi chia sẻ với các cha tuyên uý ý tưởng muốn làm Linh mục, các ngài đã cho tôi nhiều khuyến khích. Tôi đã cho cha mẹ tôi biết lý tưởng đó, các ngài đã nâng đỡ tôi. Ở nhà, tôi có người bạn gái mà tôi định kết hôn. Tôi đến thăm nàng và nói rằng tôi có những chọn lựa khác. Nàng nói : nàng biết quá mà. Những thuỷ thủ bao giờ cũng có một bạn gái ở mỗi hải cảng. Tôi nói là nàng không nhìn tôi đúng và tôi tiết lộ lý tưởng Linh mục của tôi cho nàng biết. Nàng ngỡ ngàng, song trong cách nào đó, tôi nghĩ nàng sung sướng.
Năm 1953, sau thời gian ở Đại Hồ, tôi được về chiến hạm USS Coral Sea hoạt động ở Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và biển Caribê. Tôi đã đi Âu Châu hai lần cùng với hạm đội 6, hạm đội đã tham gia vào thế chiến hai. Tôi có nhiều dịp du lịch và thăm những địa điểm trong Kinh Thánh: Roma, Hi Lạp và các thành phố mà thánh Phaolô đã đặt chân trong những hành trình truyền giáo. Một trong những ảnh hưởng mạnh nhất đến ơn gọi của tôi là cha tuyên uý chiến hạm Coral Sea, Đức Ông Richard Holmes, một con người tuyệt vời.
Trong năm cuối chủng viện, tư tưởng của nhà thần học dòng Đaminh, Edward Schillebeek được giới thiệu. Các bí tích trở nên thân thiết, năng động và có tính cách cá nhân. Nhận thức này, một trào lưu tư tưởng, khác cách trình bày kiểu máy móc tự động, đã đổi thay đời tôi.
Bài sai đầu tiên của tôi là được sai đến xứ thánh Phanxicô Xaviê ở Yuma. Thật là hạnh phúc. Cha sở là cha Henry Miller. Ngài là típ người sẵn sàng thảo luận với bạn về những mặt mạnh của bạn, dựa vào đó để bạn quyết định và để bạn làm. Năm 1967 Đức Giám mục sai tôi tới xứ Thánh Phêrô và Phaolô ở Tueson, rồi sau đó là phụ tá giám đốc cơ quan bác ái. Khi Giáo phận Phoenix được thiết lập, tôi làm giám đốc cơ quan bác ái của giáo phận. Năm 1982 Đức Cha O’Brien chỉ định tôi làm Cha sở xứ Thánh Giê-rôm. Một Giáo xứ đã cho tôi niềm vui cuộc đời, chẳng bao lâu Đức Cha đặt tôi làm Tổng đại diện.
Năm 1984 Đức Cha sai tôi tới miền Bắc Arizona và đặt tôi làm giám quản miền này. Hai năm sau kiêm nhiệm Cha sở xứ Thánh Gioan Vianê ở Sedona. Tôi thoả mãn với công việc giám quản, song chỉ làm Cha sở thì thích hơn. Năm 1988 tôi được sai về Nhà thờ Chánh toà với công việc chưởng khế.
Ít lâu sau tới Chính toà, Đức Cha đặt tôi làm quản lý. Năm 1993 Đức Cha cho tôi cơ hội quản trị xứ Đức Mẹ Vui Mừng, nếu tôi vẫn phụ trách tài chánh cho Giáo phận. Sau đó tôi được làm Cha sở luôn. Hiện nay tôi giữ 3 trọng trách : Cha sở, Tổng đại diện và quản lý. Từ văn phòng Giáo xứ tôi dùng máy vi tính nối mạng để có thể làm đuợc nhiều việc cho hai nhiệm vụ sau .
32 năm tôi cố gắng truyền đạt cho dân biết Chúa Giêsu là thật và mỗi người có thể thiết lập sự liên lạc với Chúa như liên lạc với bất cứ ai. Quan niệm này đã tăng nghị lực cho tôi trong những ngày đầu đời Linh mục.
Tôi đã cử hành thánh lễ tư gia lần đầu với những học sinh lớp 6 sau khi chúng đã học hỏi về bí tích Thánh Thể 6 tuần. Tôi xin chúng vẽ trên giấy những gì chúng đã thâu lượm. Sau tôi đã dùng những tấm giáy này như những tài liệu để tìm hiểu thánh lễ. Những gì chúng diễn tả qua hình vẽ rất hấp dẫn. Tôi đã dùng các em để dạy các giáo lý viên trong khoá huấn luyện hằng năm của Giáo phận. Những gì chúng làm thật lạ lùng, giống như Chúa Giêsu giảng dạy trong đền thờ khi Người 12 tuổi.
Khi học về mỗi bí tích chúng tôi kết thúc bằng một cử hành mà cả nhóm đều tham gia. Chẳng hạn, khi học về bí tích Rửa tội, thì có một trong các người mẹ của các em trong lớp có thai. Các em làm giấy báo tin và làm áo trắng rửa tội. Em bé sẽ là em bé của chúng và gia đình em bé sẽ là gia đình của chúng. Chúng học cách đón một ai đó vào gia đình Chúa bằng kinh nghiệm thì tốt hơn là chỉ lý thuyết trong lớp.
Cảm nhận của tôi về nhu cầu của dân chúng là những người từ 24 - 45 tuổi rất cần sự săn sóc của Linh mục. Họ gặp khủng hoảng khi xảy ra những biến động lớn : chẳng hạn chiến tranh VN, cuộc cách mạng tình dục, giá trị đạo đức xuống dốc. Họ là nhóm người mà số đông nhất là các bà mẹ lao động. Họ bị mất mát nhiều và niềm tin cuộc sống bị lung lay. Chúng tôi cần tìm ra những đường lối để lôi kéo họ tham gia vào các chương trình huấn luyện hầu tăng cường đức tin cho họ. Nhiều cha mẹ ngày nay đức tin yếu kém khó mà truyền lại cho con cái. Dâng lễ đối với họ không quan trọng, chúng tôi có một số người tín hữu đến thăm bất thường, vì họ đến khi họ có nhu cầu cho họ hay con cái họ thôi.
Giới trẻ cũng cần sự giúp đỡ, Chúng phải đương đầu với những thử thách lớn lao hơn khi chúng ta vào tuổi họ. Sự hoạt động liên tục của tôi với giới trẻ cho biết rằng : Nếu chúng ta cho họ những gì vững chắc, nếu chúng ta mở cho họ biết đức tin là tất cả, thì họ đáp ứng rất tích cực.
Năm 1978 Cha Dale Fushek được bổ nhiệm về Giáo xứ Thánh Giê-rôm ngay sau khi chịu chức : Cha có một tài năng đặc biệt về giới trẻ. Cha đã lập hội " Giới trẻ Công giáo hoạt động". Tôi và Cha cùng tổ chức những cuộc tĩnh tâm cho giới trẻ. Năm 1985 Cha là Cha sở xứ Thánh Timôthê ở Mesa. Ở đó Cha lập ra phong trào “Giới trẻ sự sống" Phong trào đã lan ra 350 xứ khắp nước Mỹ. Tôi đã tham gia vào phong trào này và tôi vẫn tiếp tục giúp trong các khoá huấn luyện mùa hè. Trong vòng 5 - 6 năm qua, tôi đã huấn luyện hơn 800 mục vụ viên và linh mục chuyên lo cho giới trẻ. Ở Giáo xứ tôi cũng có phong trào này.
Trọng tâm của phong trào là Bí tích Thánh Thể và Thánh lễ. Từ 1.500 đến 1.700 thường xuyên đến dự những thánh lễ giới trẻ ở nhà thờ thánh Antôn. Không phải hoàn toàn là giới trẻ, cũng có một vài phụ huynh hay anh chị của họ. Âm nhạc và bài giảng kích thích họ. Họ giúp lễ, đọc sách, dâng lễ, hát. Phần nhiều phong trào dựa trên các linh mục đồng lứa tuổi và với sự hỗ trợ của nhóm cốt cán kinh nghiệm của phong trào “Giới trẻ sự sống". Mỗi nhóm nhiều nhất là 30 hội viên. Sau thánh lễ là sinh hoạt tối. Một vài tối nói về xã hội, vài tối về giáo dục, vài tối về những vấn đề có định hướng liên quan đến những vấn đề mà giới trẻ phải trực diện, chẳng hạn : Luân lý, phá thai, căng thẳng của thanh niên. Chúng tôi cố gắng triển khai những vấn đề của địa phương. Những khủng hoảng thời đại cần mau chóng có những hướng dẫn trong sinh hoạt tối. Thánh lễ kéo dài chừng 1giờ rưỡi. Sau đó là họp 1g30 nữa. Người trẻ gặp nhau vào mỗi Chúa nhật, nhiều ơn gọi đã xuất phát từ phong trào. Năm qua có 30 bạn đăng ký ở xứ thánh Antôn. Họ được các bạn trẻ khác dẫn đến, có sự đồng ý của cha mẹ.
Các giáo xứ tham gia làm sao ? Hầu hết các giáo xứ đều có phong trào “Giới trẻ sự sống". Một vài xứ không có khả năng tập họp hằng tuần, một tháng có một lần. Giáo xứ tôi có vài thanh niên, nên chưa lập được phong trào. Tuy nhiên chúng tôi có thánh lễ cho giới trẻ. Chúng tôi mời họ đọc sách thánh, hát và tham gia các mục vụ của giáo xứ. Phần nhiều được thực hiện trong những dịp tĩnh tâm. Chúng tôi cố gắng tổ chức một năm hai lần. Chúng tôi tổ chức trên núi hay ở vưòn bách thảo. Không có những vui chơi giải trí. Mỗi lần tối đa là 192 bạn. Nhiều kinh nghiệm về những đổi thay cuộc sống được trao đổi ở đây. Cha Dale là vị sáng lập phong trào. Tôi chỉ âm thầm tham gia và điều hành vài buổi tĩnh tâm ba ngày. Bạn chẳng cần phải buộc các bạn trẻ tham dự, hoàn toàn tình nguyện.
Tôi chịu khó giải tội, nhất là cho các bạn trẻ. Tôi thấy nơi giới trẻ có nhiều nét đặc biệt hơn các bạn trẻ thời tôi. Các bạn trẻ ngày nay sẵn sàng chia sẻ cuộc sống với bạn. Họ dễ chấp nhận đề nghị và dễ dàng thay đổi. Thật rất là giàu kinh nghiệm khi tôi lắng nghe, khích lệ, đặt vấn đề và chấp nhận họ.
Mặc dầu có vài bạn bè của tôi đã bỏ lý tưởng Linh mục, song tôi không bao giờ nghĩ sẽ làm thế. Trước hết, tôi đã thề hứa, tôi không coi nhẹ lời thề. Thứ đến, đó là nếp sống phong phú và đặc ân. Lạ lùng biết bao là được trở nên một yếu tố quan trọng của cuộc đời của biết bao dân chúng, không phải của một người. Đời Linh mục cho đức tin tôi sống động. Tôi đã chứng kiến nhiều người vượt qua được những khủng hoảng, những thảm cảnh và đức tin của họ vẫn là sức chống đỡ trong cuộc sống. Khi chúng ta đến với những người đau khổ, chúng ta rất có ảnh hưởng, trên đời họ.
Mối liên lạc mà tôi thể hiện với tư cách Linh mục quả thật là đẹp. Khi chúng ta xây một ngôi nhà, sau khi hoàn thành chúng ta thấy được kết quả của việc làm. Còn khi chúng ta làm việc với dân chúng, chúng ta không bao giờ thấy hết, chỉ trừ khi họ đến kể lại cho chúng ta. Thế nhưng chúng ta xây dựng được một sự liên lạc hỗ tương và hữu ích. Khi tôi là một người làm công tác xã hội, tôi thường dẫn người ta tới một địa điểm tham vấn nào đó, rồi đưa họ tới vị Linh mục. Tôi vào chủng viện, vì tôi muốn là người không chỉ dừng ở ngưỡng cửa bí tích, mà còn muốn đưa người ta tới một Đấng khác. Tôi muốn tham gia vào tiến trình vòng tròn đầy đặn đó

 

4. ARNOLD WEEER O.S.B MEDINA. MINNESOTA

Thánh Danh Giêsu ở Medina, Minnesota lúc đầu vào năm 1865 chỉ là một xứ nhỏ của những người di cư gốc Đức, ngày nay đã có 8.000 giáo dân. Linh mục quản xứ, Cha Arnold Weber, được nổi danh khắp miền Trung Tây là một nhà lãnh đạo tài năng, nhà giảng thuyết lợi khẩn và là nhà phụng vụ tuyệt vời. Giáo dân đã quay video những thánh lễ của Cha và sao ra, nhiều bản để gửi tặng những bệnh nhân, những người tàn tật không thể đến nhà thờ. Trong mỗi thánh lễ, đến phần dâng lễ, các thiếu nhi dâng thực phẩm cho những người nghèo. Năm 1995 giá trị thực phẩm đó lên tới 40.000 đô. Chương trình này và những hoạt động khác làm cho Giáo xứ Thánh Tên Giêsu nổi tiếng là một cộng đoàn sinh động, tích cực đóng góp và đầy đức tin.
Xét theo bề ngoài, những gì mà mỗi Cha sở làm đã vẽ nên khuôn mặt ngài là Linh mục, đồng thời tăng thêm ý nghĩa cho chức Linh mục. Trong câu chuyện của cha Weber, chúng ta khám phá thấy một Linh mục đã tăng thêm nghị lực cho Giáo xứ qua việc gặp gỡ những người thiếu thốn và khuyến khích Giáo xứ giúp đỡ những người cần trợ giúp.
Cha Aruold sinh năm 1925 trong một gia đình nổi tiếng Đức và lớn lên trong một nông trại. Một nửa trong số 12 người con gia đình Weber đi tu dòng : 4 chị em là nữ tu Bênêdictô, Ngài và người em nữa là Linh mục Bênêdictô. Ngài chịu chức năm 1952.
Đời Linh mục của tôi luôn là niềm vui cho tôi. Tôi coi bổn phận chính của Linh mục là phục vụ Giáo xứ. Người giáo dân không tìm kiếm nơi chúng ta sự thông minh xuất chúng, mà là sự thánh thiện. Họ muốn chúng ta có đức tin, tình yêu và kính trọng họ.
Nông trại của gia đình tôi gần Giáo xứ thánh Martinô, một tỉnh nhỏ, 100% là người Công giáo. Ơn gọi Linh mục và tu dòng rất nhiều. Tỉnh này chỉ có 200 gia đình, mà có gần 75 nữ tu và 25 Linh mục.
Bước vào bậc trung học, cha tôi gửi tôi đến học ở tu viện Bênêdictô Thánh Gioan. 13 trong số 35 người trong lớp tôi là Linh mục. Saiu khi thụ phong, tôi được sai đến dạy truowngf thánh Gioan chuẩn bị lên đại học. Ngay khi đó tôi được cộng tác với Cha giám đốc ơn gọi cho tu viện. Năm 1970 trường trung học Benilde ở Minneapolis sắp bị đóng cửa vì thiếu tu sĩ quản trị. Đức Cha xin nhà dòng thánh Gioan điều hành. Chúng tôi đã nhận và tôi dạy ở đó 3 năm.
Tôi phục vụ một Giáo xứ ở Hồ Detroit 4 năm, rồi trở về Benilde. Lúc đó có nhiều vấn đề nổi cộm xảy ra trong Giáo xứ Thánh Tên Giêsu ở Medina và tôi được yêu càu đến đó. Trong những ngày đó tôi còn nhiều nghị lực để vừa trông coi Giáo xứ Thánh Tên vưa quản trị trường Benilde. Mãi đến năm 1980 tôi mới được hoàn toàn dành thời giờ cho Giáo xứ. Khi mới đến Giáo xứ rất chia rẽ. Tôi đẫ nhận được 20 lá thư muốn có sự gặp gỡ để bàn về những vấn đề đã gây nên chia rẽ. Tôi bằng lòng gặp tất cả nhưngdx người đã viết thư. Tuần sau tôi lại đổi ý. Trong bài giảng, tôi nói : tôi muốn gặp, song với 2 điều kiện : một là bất cứ ai đến với tôi không được chỉ trích nhóm khác, hai là mỗi người chỉ kể cho tôi nghe những vấ đề riêng của họ thôi. Không ai đuợc thổi phồng.
Khi làm việc về Ơn gọi. Tôi quen với cha Andrew Grêley, một nhà biên soạn và một nhà xã hội học. Ngài thường viết cho tạp chí dòng Bênêdictô " Orate Fratres" ( anh em hãy cầu nguyện ). Ngài đẫ đưa ra nhiều định nghĩa rất hay về chức Linh mục. " Linh mục là người phục vụ". Trở nên người phục vụ ma dân chúng tìm đến thì vừa biết tha thứ vừa phải hạ mình. Nếu chúng ta không đuợc như vậy, giáo dân không đến với chúng ta. Nếu chúng ta sống xa dân chúng, chúng ta không thể đến với họ. Chúng ta không cần sao chép lại một thế giới hợp tác bằng những giờ giấc bàn giấy. Tôi phải vất vả tìm thế giới ấy để làm việc trong 40 giờ một tuần. Tôi đã đọc nhiều về các Linh mục làm việc quá tải, song chẳng có vấn đề gì xảy ra. Chúng ta phải là những Linh mục hăng say làm việc. Dĩ nhiên là một Linh mục dòng, tôi không chờ đợi các Linh mục Giáo phận theo giờ khắc của tôi.
Những người trẻ hỏi tôi : Tiêu chuẩn nào là một Linh mục. Tôi trả lời rằng : " Bạn cần 2 điều : một cái xương biết cười, một cái xương cột sống. Nếu không có hai cái đó bạn không thể là Linh mục. Nếu văn hoá của chúng ta khác với những biểu tượng của các Linh mục. Nếu bạn không biết cười bạn sẽ bị căng thẳng khi gặp các vấn đề gai góc và không thể giảng Tin Mừng được. Còn nếu bạn không có xương sống, thì bạn sẽ sớm ngã quỵ dưới nền văn hoá chung quanh"
Hàng giáo sĩ chúng ta cần cột sống. Đôi khi chúng ta phải tấn công vào những vấn đề gây cấn của thế giới chúng ta., bằng các bài giảng hay bằng tờ báo nhỏ Chủ nhật. Chúng ta tránh nói về những vụ ly hôn, có lẽ vì chúng ta sợ đụng chạm đến những người ly hôn trong Giáo xứ. Song những người bị ly hôn chỉ muốn chúng ta cảm thông họ thôi .Chúng ta là Linh mục cần cả hai : Lý tưởng cao thượng và sự cảm thông. Những năm qua chúng ta đã có một lý tưởng nhưng không có sự cảm thông. Bây giờ thì chúng ta lại coi thường lý tưởng mà hoàn toàn chỉ có thương cảm. Chúng ta cần cả hai. Chúng ta không thể để thương cảm ma phá huỷ lý tưởng. Đó là những gì đang xảy ra về những vấn đề phá thai, ly hôn và sống chung chưa phép cưói - đã mất hết lý tưởng. Nếu chúng ta chỉ kêu gọi sự thông cảm thì chúng ta đang đáng mất giáo huấn của sứ điệp Chúa Kitô. Trái lại, nếu chúng ta rao giảng sứ điệp. Tin Mừngmà không biết người chúng ta đang nói, thì chúng ta sẽ chỉ tác động đến những con ngườ vô tâm. Như vậy, chúng ta gửi sứ điệp với sự cảm thông; không hề lên án. Theo cá nhân tôi, được cả hai thật là khó Tôi phải học nhiều ở các dụ ngôn : để cỏ lùng và lúa mọc bên nhau; một vài hạt giống gieo trên đất tốt, vài hạt trên sỏi dá. Nhiệm vụ của chúng ta không thành công, sống trung thành.
Một trong những điều làm cho đời Linh mục của tôi dễ dàng thành công hơn là uỷ quyền cho giáo dân, phải tin vào bí tích Rửa tội. Bất cứ công đoàn nào muốn vững mạnh trong phụng vụ và trong công tác xã hội, thì cần hiểu bí tích Rửa tội đã trao quyền cho giáo dân như thế nào. Một vài Linh mục đã không trao, mà cò độc quyền. có một thời tôi nghĩ tôi chỉ là một thành viên trong bất cứ quyết định nào của Giáo xứ đào luyện kiểu người Đức của tôi khiến tôi có đường lối này. Bây giờ tôi không chỉ trao quyền mà còn tin cậy giáo dân sẽ làm tốt công việc như tôi, nếu không hơn tôi, Ngày nay mà độc tài sẽ đánh mất tất cả những gì Vaticanô II chủ trương.
Công việc quan trong nhất đời Lih mục của tôi là tâp trung vào bí tích Thánh Thể. Công việc quan trọng nhất trong việc dạy dỗ là bài giảng. Tôi mất 7 đến 10 giờ để soạn các bài giảng Chúa nhật. Sự lớn mạnh của Giáo xứ một phần nhờ bài giảng. Giáo dân của tôi đến từ 75 địa chỉ khác nhau. Họ đến vì phụng vụ và vì bài giảng. Khi tôi bất đầu ở đấy, cách nay đã 16 năm, có 250 gia đình, nay là 2.500 gia đình với 8.000 giáo dân, ngày nay giáo dân tôi không đòi hỏi gì, trừ phụng vụ. thánh nhạc và bài giảng cho tốt. Chẳng hạn, mỗi Chúa nhật tôi không đề cập đến chiến tranh, đến hạn chế sinh sản, không cho đó là những đề tài quan trọng. Thật ra chúng chẳng nuôi dân. Phụng vụ Chúa nhật đòi hỏi giảng Phúc Âm. Chủ tịch hội Serra đã làm cuộc đièu tra xem hội viên của họ mong gì nơi Linh mục. Thảy họ đều tra lời là lòng thương yêu và sự am hiểu thần học.
Dân đói của ăn thiêng liêng. Một rong những mối phúc tuyệt vời là " Phúc cho ai đói khát điều chính trực, vì họ sẽ được no đủ". Nếu đó là sự thậ, thì những ai không đói khát thì lòng họ trống rỗng rồi. Khi tôi hướng dẫn, tôi khám phá đa số trống rỗng. Phần lớn trong tâm là đặt trong lãnh vực hoạt động xã hội. Tôi cần nhiều thời gian để giúp họ dấn thân cá nhân với Chúa Giêsu và sự cứu độ bằng Đức tin. Cũng giúp đừng quên đoạn Tin Mừng Matthiêu 25 :" Vì TA đói các ngươi đã cho ăn. Ta khát các ngươi đã cho uống. Ta khách lạ các ngươi đã tiếp rước. Ta mình trần các ngươi đã cho mặc. Ta ốm đau các ngươi đã chăm lo. Ta ngồi tù các ngươi thăm viếng" ( 35 - 36 )
Giáo xứ chúng tôi đặc biệt lưu ý đến Lời Chúa này. Chúng tôi vừa quyện giúp một Giáo xứ nội thành số tiền đạt, tới 600.000 đô, chúng tôi cũng cung cấp cho họ mỗi năm 60.000 đô trong vòng 10 năm để ngôi trường của họ được hoạt động. Khi xảy ra vụ bom nổ ở Oklahoma, Tổng giáo phận chúng tôi gửi tiền trợ giúp.14% tổng số tiền do Giáo xứ chúng tôi. Chúng tôi có chương trình xe bán bánh kẹo. Chúng tôi giúp những người lang thang hè phố làm và đem bán. Qua chương trình này tiền giúp năm nay là 75.000 đô. Lợi tức của Giáo xứ là 3.000.000 đô 24% làm công việc bác ái. Chúng tôi có 350 trẻ em học trường chúng tôi. Giúp các bạn trẻ học truowngf trung học Benilde. Mỗi học bỗng là 1.200 đô. Tiền thu được trong lễ hội sắp tới, chúng tôi sẽ cắt ra 35.000 đô làm việc bác ái . Trong Giáo xứ có gần 500 người cần có người đi cho giúp. Chúng tôi mở chuơng trình góp vốn, bằng cách bán những chi phiếu này cho các tiệm địa phương. Tiền lãi dùng để góp vào chương trình xã hội. Chúng tôi có chừng 10 dự án xã hội.
Về phương diện tinh thần giáo dân ngày nay không mạnh. Họ cần cứu chữa. Khi tôi mới chịu chức, có một người chết. Chúng tôi đã không có thánh lễ an ủi họ. Nay thì trước khi chôn. Chúng tôi sắp xếp để an ủi người còn sống. Dĩ nhiên cũng có người cực đoan nói rằng đó là ý Chúa, thế nhưng lòng thương cảm vẫn là cần. Mảnh bằng của tôi là cố vấn cho hôn nhân. Tôi giúp việc này trung bình 20 giờ một tuần. Tôi kêu gọi đức tin và sức mạnh ý chí của họ tôi rất ngạc nhiên là có nhiều người có đủ khả năng để giải quyết các vấn để của họ, nếu họ chỉ cần dựa trên hai điều : đức tin và sự phán đoán.
Theo ý tôi, Giáo xứ cần thay đổi những thực hành đạo đức. Tôi không khuyến khích những lối sùng mộ cá nhân, song tôi cũng không bỏ. Chúng tôi có tổ chức chầu Thánh Thể từ 2 giờ sáng đến 9 giờ tối, 5 ngày một tuần. Giáo dân lần chuỗi sau thánh lễ hằng ngày. Vài người trong nhóm Medjugorje muốn thái quá, song những cuộc hành hương cũng phát sinh kết quả. Ở đây tôi giúp cho một nhóm 30 người trẻ tĩnh tâm. Khi tôi trở lại, ba trong số ấy đã gia nhập đoàn Hoà Bình, một vào chủng viện. Người ta hỏi tôi có tin Medjugorje không ? Câu trả lời của tôi là : ý kiến về các cuộc hiện ra không phải là nhiệm vụ của tôi là : ý kiến về các cuộc hiện ra không phải là nhiệm vụ của tôi. Tôi biết rằng những người tôi đem họ đến đó, không phải là những người cầu nguyện, nay thì họ thích cầu nguyện. Tôi đã gửi một cô gái bị thần kinh tới đó, nay cô đã lập gia đình, có 4 con và không cần đi bác sĩ nữa. Như vậy đối với tôi, vấn đề khôn pahỉ là Đức Mẹ đã hiện ra hay không, mà là vấn đề Medjugorjo có biến đổi người ta để cầu nguyện không ? Đức Thánh Cha đã đề cập về vấn đề này, Ngài nói : hiện tượng không thể xấu, nếu kết quả là tốt.
Một trong những niềm vui của đời Linh mục là thấy người ta trở lại với Giáo hội trước khi chết. Ở hồ Detroit, tôi biết một gia đình có 7 người con cha họ rượu chè say sưa. Từ mẹ đén con không thèm nói chuyện với ông. Tôi đến thăm ông ở bệnh viện. Ông gần chết. Tôi nói : ' Người ta cho tôi biết ôn chẳng còn nhiều thời gian nữa, Thật là tốt nếu ông làm hoà với gia đình". Ông trả lời : ' Vâng, nhưng gia đình tôi không muốn đến với tôi". Tôi mời vợ ông. Vợ ông bằng lòng. Tối hôm đó cả gia đình tới bênh viện. Tôi rời ăn phòng đi ra. Một giờ sau tôi trở lại, vợ và các con đang ôm ông. Tất cả đều xin lỗi. Ông chết một cách hạnh phúc.
Trong những năm làm Linh mục, 5 năm sau cùng là nặng nề nhất. nhưng cũng có gia đình và vui nhất. Tôi là Linh mục duy nhất trong xứ. Tôi phải cử hành mọi Thánh lễ. Cuối tuần có 5, đôi khi 7 nếu có hai hôn lễ. Trung bình có 80 hôn lễ một nămvà 250 nghi lễ rửa tội. Khi những người tôi làm phép hôn phối sinh đứa con đầu, họ muốn tôi rửa tội Tôi phải xin họ nhường việc rửa tội cho các Thầy Sáu. Mặc dầu tôi phục vụ 8.000 giáo dân, tôi vẫn không bị câng thẳng. Tôi không có ngày nghĩ. Thường là làm việc cả 7 ngày trong tuần. Một năm tôi du hành một lần. Tôi sắp xếp thời giờ, không nhờ và ai làm thế công việc của tôi. Tôi không cảm thâý là quá cẩn thận, bởi vì tôi nghĩ đó là điều giáo dân tôi muốn.
Tôi thường nói với bất cứ bạn nào suy nghĩ về ơn gọi rằng : trong thời buổi này họ đang chọn một sự chọn lựa tốt nhất. Trong đời tôi không có bao giờ có nhiều thách thức như bây giờ. Có phải lúc này đi vào thế giới vi tính là tốt ? Nhưng cái không chắc chắn thì nhiều. Tuy nhiên người ta dấn thân vào, và người ta khám phá ra đó là một thách thức cao đẹp. Làm Linh mục ngày nay là một thách tức lớn lao, bởi vì chúng ta đang sống trong một xã hội cần nhiều sự trở về. Giúp cho dân quyết dịnh tin thác vào Chúa Giêsu thì cần nhiều tiếng gọi bàn thờ. Nó cũng đòi hỏi một sự đổi thay hệ thống giá trị. Tôi không biết ai làm tốt hơn trong lãnh vực này bằng Linh mục.

5. VILLIAMS TRINEKENS CALARY, ALBERTA, CANADA

Cha Bill Trinekens sinh tại Hoà Lan năm 1932m chịu chứ năm 1961, là Lih mục Giáo phận Calary, Canada. Ngài là Cha sở xứ Thánh Luca ở Calary, Alberta, Canada.
Thuở thơ ấu ở Hoà Lan, Cha và gia đình Cha đã kinh qua những gì mà nhưng người Mỹ không cảm nghiệm được một nước bị chiếm đón, Đức quốc xã đã xâm chếm đất nước của Cha. Việc làm, thức ân, trường học đều thiếu thốn. Sau một thời gian dài vật lộn để giúp đỡ gia đình sau cái chết của người cha và gắng công hơn nữa để có được nền học vấn ăn bản. Trinekens di cư sang Canada và học làm Linh mục. Mặc dầu những thử thách đầu đời đã hình thành Cha nên người rồi, chẳng cần chức Linh mục, song Cha vẫn khiêm nhưòng bảo sư trưởng thành đó là để cho chức Linh mục mà Cha yêu quí.
Tôi được sinh ra trong một tỉnh nhỏ nông nghiệp. Thế chiến II gần kết thúc, tôi 13 tuổi thì cha tôi qua đời. Sau khi cha tôi qua đời, chúng tôi rời đến một trang trại nhỏ ở ngoại ô. Lối sống của chúng tôi thay đổi. Chúng tôi sống gần một phi trường quân sự bị Đức chiếm đón. Họ đóng quân ở truờng học. Trong thời gian chiến tranh chúng tôi đuợc học rất ít. Đôi lần người Đức cho phép học, thì chúng tôi phải học trong những quán ăn, của tiệm hay nhà kho. Một vài thầy dạy duới hầm, khi người Đức không cho phép học. Vì vạy khi kết thúc chếm tranh, vài người chúng tôi biết đọc, biết viết sơ sơ.
Sau chiếm tranh tôi vào nội trú một năm. Những năm tháng ở đó, tôi cảm thấy đần biết bao, kém xa các bạn lớp. Song có một người bạn rất tốt đẫ cho tôi núp bóng. Anh đã giúp tôi học toán, hùng biện. Sau đó tôi ra ngoài học : 4 năm văn phạm và trung học. Cuối cùng tôi đã thành đạt.
Ý tưởng làm Linh mục tôi đã ấp ủ khi còn nhỏ. Nhìn lại, tôi thấy rằng cha mẹ tôi đã có công nhiều với ơn gọi của tôi, vì các ngài yêu mến Giáo hội và Linh mục. Cha sở chúng tôi là cầu nối. Ngài là Linh mục tốt, đạo đức, có tinh thần cầu nguyện, tích cực và mần cảm. Ngài không chỉ ảnh hưởng trên tôi, mà còn trên một số nam nữ để đi tu. Vóc dáng nhỏ nhắn như cái tỉnh lỵ của tôi, song Cha đã có cái nhìn rộng rãi, đầu tư vào việc giáo dục thanh thiếu niên, đặc biệt những em muốn đi tu. Ngài giúp cả tinh thần lẫn vật chất.
Ngài hướng dẫn chúng tôi đi theo ơn gọi, không phải ngồi chờ mà phải hoạt động. Khi quyết định thì biết bao vấn đề xảy đến. Ngài qua đời, mọi người đều thương njhớ đến dự lễ an táng thật đông.
Được chung quanh khích lệ, tôi quyết định vào nhà tập. Đây là nơi kém may mắn nhất đời tôi. Tôi chỉ ở được có hai thánh. Vào thời điểm này cha tôi chết. Người để lại một gia đình đông đúc : Em nhỏ nhất mới có ba tháng. Lợi tức thì ít. Hai chị dầu, mọt anh và tôi thay phiên nhau làm việc để nâng đỡ gia đình. Còn các em kác tiếp tục đi học 22 tuổi tôi dự định cưới một cô gái, song tôi đình lại, vì phải làm để giúp đỡ gia đình. Ba em trai nhỏ coi tôi như là cha, đi đâu cũng theo. Sau cùng cô gái nói với tôi : " Anh nên quyết định là chồng em hay là cha của các em trai em gái của anh".
Trong đầu tôi mang hai áp lực đó, lại còn áp lực thú ba là tôi ước ao học làm Linh mục. Cha ở bảo tôi : " Nếu con thực sự muốn làm Linh mục, con đừng cắm dùi ở đây. Bao lâu con còn cầm chân nơi đây, con sẽ còn được gọi là ch của gia đình con". Vì thế tôi di cư sang Canada và học 6 năm ở chủng viện Thánh Giuse tại Edniston.
Cái nhìn về địa vị Cha sở của tôi là trước tiên tôi phải là người hiệp nhất. Tôi đem họ về và giữ họ lại với nhau. Tôi phải cẩn thận đừng bao giờ gây ra những đụng chạm. Hơn nữa, tôi còn là người giải quyết những đụng độ xảy ra bất cứ ở nơi đâu có những nhóm hướng đi khác nhau. Tôi cần giúp họ ngồi với nhau. để mỗi khi họ đi dâng lễ, họ là một nhóm, một lòng, một ý. Tôi thấy thế giới của Linh mục hơn hay khác xa với thời tôi còn nhỏ. Địa vị Linh mục đã thay đổi. Địa vị không còn. Cha sở đáng kính của tỉnh tôi và tôi chia sẻ với nhau cùng địa vị. Chúng tôi chỉ là nhưngã nhà hiệp nhất.
Mỗi Linh mục có một ơn tông đồ đặc biệt đáp ứng với tài năng riêng của mìh. Tôi thích làm việc ở một Giáo xứ thành phố. Tôi thích làm việc với người trẻ và thích giảng .
Tôi đã làm tốt để các nhóm ngồi với nhau. Thanh niên và các gia đình trẻ bị ném vào một xã hội bắt họ phải mua cái này, làm cái này, giữ cái này, những sự liên lạc thân quen thì xã hội không để ý đủ. Mỗi giây ràng buộc vợ chồng lỏng lẻo, không tiến triển như nó đòi hỏi. Vì thế nhiều học sinh trung học xuất thân từ những gia đình đổ vở, có nhiều em lang thang. Như vậy sự dấn thân và lưu tâm của chúng tôi cần tập trung cho người trẻ. Nếu chúng ta có người trẻ, chúng ta sẽ có tương lai.
Giảng là cơ hội tuyệt vời để liên kết dân lại. Trong Giáo xứ tôi có 2.400 gia đình; chừng 3.000 thành viên đến dự lễ cuối tuần. Có ai khác có cái tai của 3.000 người trên cùng một căn bản ? Khi tôi nói với họ, tôi nên nói cái đáng phải nói. Những phút giảng là những phút cao điểm của cả một tuần. Tôi sẽ chẳng có lúc ào khác để ảnh hưởng trên con số đông như vậy, mà chỉ bằng một vài lời.
Song là nhà giảng thuyết, tôi phải có lòng thương cảm và hiểu biết những vấn đề mà giáo dân tôi phải đương đầu. Vừa rồi một bạn trẻ đến thăm tôi, vị mục tử của anh đã giảng một bài nẩy lửa, cứng như đá chống lại việc ly dị. Người bạn này đã nói với tôi : " Tôi đã lập gia đình được 7 năm, có ba con, vợ tôi bị bệnh tâm thần. Bà ra ngoài, bà đem cả các con theo. Tôi cần vài tia hy vọng để có thể làm gì giải quyết được vấn đề khó khăn của tôi. Thế mà tôi chỉ đuợc nghe những mạt sát về ly dị, không có một chút cảm thông và hiểu biết về hoàn cảnh của tôi".
Những người có vấn đề về gia đình, có khó khăn về việc làm hay sức khoẻ rát cần một người nào đó đem hy vọng lị cho họ. Khi chúng ta có hy vọng, chúng ta sẽ có bình an.
Chẳng có gì, vững bền lâu dài trong thời đại của chúng ta. Đặc biệt là khó khăn cho các bạn trẻ để cố gắng tìm mốtự dấn thân liên lủ. Khi chúng ta đảm nhận một nhiệm vụ, cần thiết chúng ta chỉ nhắm vào đích, mà bỏ lại sau một số việc. Song ngày nay chúng ta lại chr có một ngón tay mà việc thì vô kể. Chúng ta muốn mọi cái tốt , mọi cái dễ chịu. Xã hội ngày nay không khuyến khích chúng ta bỏ mọi sự. Cái kiểu môi trường đó chẳng gợi hứng cho con người làm giao kèo suốt đời với chức Linh mục. Khi một người quyết định lấy vợ, thì có cả 10.000 có khác họ không được cưới. Như vậy kh chúng ta quyết định làm một điều gì, thì chúng ta phải để lại sau vô số những việc khác. Khi tôi chọn đời sống độc thân tức là tôi phải để những cái khác sang bên, kể cả việc tiếp xúc thân mật với một phụ nữ, cũng như con cái từ đó mà có. Bắt cứ một sự thề hứa nào cũng đòi hỏi sự đấu tranh. Tôi luôn nhắc nhở tôi : là người độc thân, và tôi muốn theo đuổi quyết tâm này cho hết phần còn lại đời tôi .
Khi tôi chịu chức, tôi chấp nhậ sự kiện này là sẽ phục vụ sự sống, song trong phục vụ có phấn đấu ? Có nhấn đấu là tốt, Một sự dấn thân mà dễ dàng thì chẳng pải là dấn thân. Niềm vui đến khi ở giữa dòg gió xoắn. Cuối đời nhìn lại mà thấy tôi phạm lỗi từ bỉ đời Linh mục thì sẽ buồn biết bao ! Lúc ấy tôi sẽ bảo tôi : " Bao năm miệt mài học hành để được chịu chức, bây giờ tôi đã để trôi vào ống cống". Thường chúng ta quên rằng bất cứ lời thề hứa nào cùng đòi hy sinh, sụ cống hiến hết mình. Nó không thể chỉ là một lời thề có giới hạn. Chúng ta phải lập lại lời hứa mỗi sáng.
Có nhiều lần tôi đã nghĩ xếp va ly đi về. Phần đông bạn lớp tôi đã bỏ. Một vài người đã viết thư bảo họ không hạnh phúc. Họ nhầm lẫn. Buồn biết bao ! Một trong những khó khăn gặp phải khi muốn đem những Linh mục đó trở về là : nhiều người trong số bỏ đi đã già. Người trẻ Giáo xứ lại cần những Linh mục trẻ để họ quan hệ.
Niềm vui mà hằng ngày tôi cảm nghiệm được là sự phục vụ tôi đang cho có giá. Vui biết mấy khi nghe giáo dân nói : ' Tôi rất sung sướng có Cha ở bên". Hay " Tôi vui mừng thấy Cha tĩnh tâm trở về". Mới đây trog lúc sửa soạn cho hôn lễ, một cô phù dâu xin đuợc nói chuyện với tôi. Cô nói : " Tôi đã xưng tội với Cha gần một năm rồi. Đời sống tôi trước đo rất bê bối. Cha đã giúp tôi. Tôi đã làm đúng những gì Cha bảo và chấp nhận những giá trị mà Chúa Kitô để lại cho chúng ta. Tôi đổi đời hoàn toàn. Bây giờ tôi rất hạnh phúc. Hôm nay tôi đã thoát khỏi nghiện ngập và những thói xấu quấy nhiễu tôi". Một sự kiện nhỏ, nhưng đáng giá
Tại sao hôm nay tôi còn đứng vững ? Tôi tin là tôi có đức tin mạnh vào Chúa. Hầng ngày tôi cảm ơn Chúa về đức tin của tôi. Một điều khác hằng ngày củng cố và dễ dàng giúp tôi đứng vữn là sức mạnh lòng thương của giáo dân dành cho Linh mục. Liên lạc mật thiết với dân xứ là một món quà vô giá Linh mục đến với Giáo xứ gần giống như lên một chiếc tàu qua đời sống phục vụ và giảng dạy. Ngài bỏ cái này cái khác, song Ngài cũng chất cái khác lên. Từ giáo dân Ngài nhận được rất nhiều. Khi ngài rời cảng hành lý Ngài lại đầy.
Nếu không có Linh mục, khi gặp khủng hoảng giáo dân sẽ đi đâu ? Thường những người trở lại với tôi sau một thời gian lâu khi họ than vấn với tôi, họ đã nói với tôi : " Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không được ói chuyện với Cha". Một hai người cho rằng những hy sinh mà chúng ta kêu gọi họ làm rất có giá trị. Chức Linh mục có gía trị rất lớn trong xã hội, dầu ngày nay chúng ta vẫn nhận được những bêu xấu của báo chí.
Chức Linh mục kích thích chung quanh tôi song cũng biến tôi thành một người khác tôi. Và đó là điều sung sướng Linh mục bây giờ hoàn toàn khác lúc tôi còn là cậu bé. Không còn phải là tiếng gọi đầy mộng mơ cuẩ năm xưa, mà hoàn toàn thực tế. Chúng ta giống như các Ngôn sứ thời Cựu ước. Nhiều người trong chúng ta bị bách hại. Nhiều người mất mạng sống. Chúng ta là nhưngd dụng cụ Thiên Chúa dùng để đem sự thật cho dân, rõ ràng và vững chấc nếu có thể được. Nếu Linh mục nào đó đang đi tìm một cuộc picnic, hãy để Ngài lấy rỗ của Ngài và đi xuống sông. Ngài không thể tìm điều đó trong chức Linh mục là một đời sống tuyệt diệu, một đời sống chứa chan niềm vui. Ngài cũng khám phá ra rằng : Ngài có thể là một ảnh hưởng tốt cho hàng trăm hàng ngàn người dân .