NGHỆ THUẬT SỐNG (Nhiều tác giả)

Mục lục:

Ông Miller, Cám ơn con, Người cha, Buổi chiều trong công viên, Chuỗi ngọc lam, Đừng ngại ngùng, Vẫn còn hy vọng, Chỉ phải tiễn từng cây số một thôi, Chỉ chừng trăm bước nữa là thành công, Cậu bé chờ thư, Hai người trên hoang đảo, Eddie và chiếc áo khoác màu da cam, Búp bê khoai tây, Cha tôi Chiếc đàn piano màu gụ đỏ, Chiếc khăn quàng Chiếc túi màu nâu, Con gái của mẹ, Đồ cổ của Jenny, Hoa dành dành trắng, Không chịu buông tay, Mỏ muối, Những khoảnh khắc, không tên, Đám tang bông hồng của tôi, Người yêu thời thơ ấu của tôi, Tôi phải để anh ấy ra di, Tôi không ngờ sự việc lại kết thúc như thế, Những vòng tròn.

__________________________________________________________________

 

Ông Miller

Trong suốt những năm khủng hoảng ở cái bang Idaho bé nhỏ nằm phía Đông Nam nước Mỹ này, tôi thường đến cửa hàng nhỏ của ông Miller để mua rau quả tươi. Thực phẩm và tiền bạc đều khan hiếm, nên đôi khi chúng tôi dùng hình thức đổi chác. Một hôm, khi ông Miller đang bỏ một ít khoai tây vào túi cho tôi, thì tôi nhìn thấy một cậu bé gầy gò, ăn mặc rách rưới nhưng khá sạch sẽ, đang nhìn giỏ đựng quả đậu xanh với ánh mắt đói khát. Tôi trả tiền xong liền đứng lại nghe cuộc nói chuyện giữa ông Miller và cậu bé ăn mặc rưới kia.

- Chào Barry, cháu khỏe không?

- Tiếng của ông Miller.

- Chào ông Miller, cháu khỏe ạ! Cháu nghĩ đang ngắm giỏ quả đậu này. Trông chúng ngon thật đấy!

- Chúng ngon lắm, Barry ạ ! Mẹ cháu khỏe không?

- Cũng bình thường ạ? Hình như mẹ cháu đang khỏe lên.

- Tốt! Ta có thể giúp gì cho cháu nào?

- Không ạ, thưa ông. Cháu chỉ ngắm giỏ quả đậu thôi?

- Cháu có muốn lấy một ít không? - Không ạ, thưa ông. Cháu không có tiền trả đâu.

- Được, cháu có gì để đổi nào?

- Cháu? - Tiếng cậu bé ngập ngừng

- Cháu chỉ có một viên bi cháu mới chơi thắng được thôi ạ !

- Thế à? Cho ta xem nào! - Đây, viên đẹp nhất đấy ạ !

- Nó màu xanh à... Nhưng ta đang cần viên màu đỏ. Cháu có viên màu đỏ không?

- Cháu không nhớ, để cháu xem... - Này, cháu đem giỏ đậu này về nhà đi và lần sau mang cho ta viên đỏ nhé!

- Chắc chắn rồi, cảm ơn ông? o0o Có hai cậu bé nữa như thế ở làng này. Chúng nghèo lắm. Ông Jim nhà tôi cứ thích đổi chác, cho chúng quả đậu, táo, cà chua và những thứ khác. Cứ khi chúng giơ viên bi màu xanh ra, ông ấy lại bảo chúng cầm một ít rau quả về nhà và lần sau mang viên bi màu đỏ cho ông ấy. Vừa để chúng chịu mang rau quả về nhà ngay, vừa để chúng cảm thấy chúng thực sự đã làm gì cho để trao đổi, chứ không phải được cho không. Tôi thấy rất cảm phục ông Miller. Không lâu sau, tôi chuyển  nhà, nhưng câu chuyện về ông Miller, người nông dân nhân hậu ấy, thì tôi không bao giờ quên. Nhiều năm sau, lại có lần tôi quay về làng quê ở Idaho và rất buồn vì trong thời gian ở đó thì nghe tin ông Miller mất. Khi cùng vài người bạn cũ đến nhà ông Miller, tôi thấy ở đó có ba chàng trai trẻ, trông rất thành đạt. Họ đến gần bà Miller, ôm lấy bà và nói những lời an ủi. Rồi từng người một, họ đến bên ông Miller đang nằm đó, chạm những bàn tay nóng ấm của mình vào bàn tay lạnh lẽo của ông Miller và lau nước mắt. Rồi tôi cũng lại gần bà Miller và nói rằng tôi vẫn nhớ câu chuyện về những viên bi ve ngày nào. Bà Miller nói:

- Ba chàng trai lúc nãy chính là những cậu bé ngày trước, tôi kể với cô. Họ vừa nói với tôi là họ đã biết ơn ông Jim và những gì ông đã "đổi chác" cho họ biết chừng nào. Và cuối cùng, bây giờ, khi ông Jim không còn đòi họ đổi những viên bi màu nào nữa, thì họ quay lại để tỏ lòng biết ơn ông ấy. Ông Jim luôn nghĩ mình là người giàu có nhất ở bang Idaho này với những viên bi ông có được. Rất nhẹ nhàng, bà Miller nhấc bàn tay của ông Jim lên. Dưới bàn tay ông là ba viên bi đỏ, sáng bóng và trong veo.

 

Cám ơn con

Khi mẹ mang thai con chín tháng mười ngày, nghén đến mất ăn, mất ngủ,nghén từ tháng đầu cho đến lúc sinh, bố thương mẹ con bội phần. Khi mẹ sinh con, bố ở bên ngoài ,tim lo đến thắt lại , lúc ấy bố mới càng thương bà nội đau quằn quại một ngày trời mới sinh ra bố, bởi bố ra ngược. Khi nghe tiếng con khóc váng trong phòng hộ sinh, bố mới hiểu được cái cảm giác khi ông nội nghe tiếng khóc đầu tiên của bố làm rơi cả nồi nước nóng, bị bỏng chân mà ông vừa khóc vừa cười . Con sinh ra hồng hào khoẻ mạnh,bố nhìn con ngạc nhiên tự hỏi, sao cái con nhỏ bé xíu này lại là con mình, con bé đến mức bố không nhận thấy nét nào giống bố, nét nào giống mẹ, chỉ thấy tóc con đen ướt, da đỏ au, lấm tấm vảy ở đầu mũi. Bố cảm thấy vừa xa lạ, vừa ngỡ ngàng, bố ngỡ ngàng với cả bản thân mình, đã là bố rồi sao. Chỉ đến mấy ngày sau khi sinh, con bỗng bị sụt cân, vàng da vì mẹ thiếu sữa, con phải bú bình và tách mẹ đi chiếu điện, bố nhìn con trần trụi nằm trong lồng kính, ngủ li bì, lúc thì quay phải, lúc quay trái, lúc nằm sấp, bố mới thấy xót xa, và từ đó bố mới thật sự hiểu mình là bố. Bố hiểu rằng bố có thể có con mà cũng có thể mất con, sinh mệnh bé nhỏ của con tùy thuộc hoàn toàn vào sự chăm lo của bố mẹ. Bố chưa bao giờ có một cảm giác kỳ lạ đến thế, bố hiểu ra con nằm kia là một phần xương thịt, một phần số phận của mình. Bố biết bố sẽ yêu thương con suốt đời. Bố yêu con cả khi con khỏe mạnh hồng hào, mặc cái váy trắng mới ngồi ôm bình xăng trên xe, tóc tơ vàng mịn màng, mồm líu lo đủ thứ chuyện ở lớp mẫu giáo, để lúc đi thì tỉnh như sáo, lúc về thì ngủ gục trên vai bố, bố chưa từng yêu một ai như yêu con. Bố yêu con cả lúc con mặc áo may ô, quần đùi như con trai, nghịch bùn ngoài cống lấm lem như một thằng quỷ nhỏ, bị mẹ nhấc bổng lên đánh vào mông, con khóc váng lên: "Bố ơi cứu con, cứu con". Bố yêu con cả khi con lên sởi, mặt mũi lấm tấm đỏ lừ, cả khi con vào lớp 1 rồi mang bài tập viết đầu tiên được điểm 4 về nhà khoe rối rít : "Bố ơi, con có điểm này!" . Bố yêu con cả khi con tha em như con mèo tha con chuột đi chơi, mồ hôi mồ kê đầm đìa, những lúc con hát  ru  em  ngủ,  cả  lúc  con  nấu  bữa  cơm  đầu  tiên  cháy  khét. Bố yêu con vì đơn giản một điều con đã dạy bố nhiều điều bằng sự hiện diện hồn nhiên của con trong cuộc sống của bố, và bằng sự hiện diện  đó  con  đã  khiến  cuộc  sống  của  bố  không  bao  giờ  tẻ  nhạt, đầy những trải nghiệm cả đau khổ và thú vị. Bố hạnh phúc khi phát hiện ra rằng bố cao thượng hơn, vị tha hơn, trưởng thành hơn kể từ khi con sinh ra. Với tất cả những điều con đã làm, bố cảm ơn con.

Bố của con

 

 

Người cha

Vào một buổi chiều trong công viên . Một người phụ nữ ngồi cạnh một người đàn ông trên chiếc ghế băng gần sân chơi thể thao.

- Con trai tôi kia kìa !

- Người phụ nữ nói , và cô ta chỉ một cậu bé mặc áo đỏ đang chơi cầu trượt.

- Nó xinh thật

- người đàn ông cười , rồi chỉ vào cậu bé áo xanh

- Còn kia là con trai tôi đấy ! Nhìn đồng hồ đeo tay, ông thu dọn mấy thứ đồ chơi mà con ông đặt trên ghế, rồi gọi con:

- Todd ơi, đến giờ về rồi đấy! Nhận thấy ông bố không gay gắt lắm trong lời nói, Todd nài nỉ:

-  Năm phút nữa nhé, bố được không ? Năm phút nữa thôi! ông bố gật đầu, cho phép Todd chơi và cậu bé lại tiếp tục lắc cái xích đu.

Năm phút nữa trôi qua và ông bố lại gọi con. Lại một lần nữa, Todd thuyết phục: "Bố ơi, năm phút nữa!", rồi tiếp tục biểu diễn trên xích đu. Ông bố chỉ mỉm cười. Người phụ nữ ngồi cạnh cũng cười và khen ông là một ông bố dễ dãi và kiên nhẫn. Người đàn ông bỗng trầm tư và kể: - Con trai lớn của tôi, Tommy, đã mất trong một tai nạn giao thông khi nó đang tập đi xe đạp gần đây. Tôi đã chưa bao giờ có nhiều thời gian dành cho Tommy và bây giờ, tôi có thể đánh đổi bất kỳ thứ gì để có được chỉ 5 phút với nó. Tôi đã thề không bao giờ lặp lại lỗi lầm của tôi với Todd. Todd nghĩ nó được thêm 5 phút để đánh đu. Nhưng sự thật là chính tôi mới là người được thêm 5 phút để nhìn nó chơi đùa. Buổi chiều trong công viên Một cậu bé một lần nọ quyết định sẽ đi gặp bằng được thiên thần. Cậu biết rằng chuyến đi sẽ dài và vất vả lắm nên xếp túi, xách bánh và thức uống. Khi đi qua ba dãy phố, cậu bé gặp một bà lão. Bà ngồi trong công viên, đôi mắt dừng lại ở những chú chim bồ câu. Cậu bé đến ngồi cạnh bà và mở túi xách của mình. Hình như bà lão đang đói, cậu bé nhận ra điều này và mời bà một chiếc bánh. Bà lão cười với cậu. Nụ cười dịu dàng đến nỗi cậu bé muốn nhìn thấy nó hiện ra lần nữa. Cậu lại mời bà thức uống. Nụ cười lại hiện ra khuôn mặt phúc hậu của bà làm cậu cảm nhận được sự ấm áp. Họ ngồi suốt buổi chiều ăn uống và mỉm cười nhưng không nói một lời. Mãi đến khi trời sụp tối, cậu bé mới rời chỗ. Rồi bất ngờ cậu quay lại, chạy đến chỗ bà lão và ôm lấy bà từ biệt. Món quà mà bà lão đã tặng cho cậu là nụ cười đẹp và rộng mở nhất của mình. Khi cậu bé mở cửa vào nhà, người mẹ vô cùng ngạc nhiên vì nét rạng rỡ còn ngập tràn trong mắt cậu: "Điều gì hôm nay đã làm cho con hạnh phúc vậy?". Cậu bé đáp: "Con đã ăn trưa với thiên thần. Mẹ biết không, người có nụ cười lấp lánh nhất trên đời!". Trong khi đó bà lão cũng bừng tỉnh với niềm vui trở về nhà . Đứa con trai nhận ra vẻ thanh thản trên gương mặt mẹ và hỏi: "Điều gì hôm nay đã làm mẹ hạnh phúc?" Bà lão đáp: "Mẹ đã ăn bánh cùng với thiên thần bên cạnh những chú chim bồ câu. Con biết không, người trẻ trung hơn chúng ta ngỡ rất nhiều"

 

 

Chuỗi ngọc lam

Ngày em gái Joan Grace đẩy cửa bước vào tiệm của Pierre Richard thì Pierre là con người cô độc nhất thành phố. Có lẽ hồi ấy các bạn đã được nghe phong thanh câu chuyện đó? Nhưng báo chí không nêu tên mà cũng không kể các chi tiết, nên hôm nay tôi xin thuật lại tường tận. Pierre đã được ông nội đẽ lại cho một cửa tiệm bán đồ cổ Trong cái tủ kính nhỏ xíu chàng chất đủ các thứ đồ kỳ cục: vòng, mề đay đeo vào dây chuyền từ thế kỷ trước, nhẫn vàng, hộp bạc, ngọc thạch hoặc ngà chạm trổ, tượng nhỏ bằng sứ. Buổi chiều mùa đông hôm đó, một em gái đứng áp trán vào tủ kính, trố mắt ngó kỹ từng vật cổ lỗ đó, như muốn kiếm một vật gì. Bỗng em ngửng đầu lên, vẻ khoan khoái rồi đẩy cửa bước vô tiệm. Tiệm tối tăm mà còn bừa bãi hơn ngoài mặt hàng nữa. Có những ngăn tủ muốn sập vì chất quá nặng: hộp đựng nữ trang, súng lục cũ không dùng được nữa, đồng hồ chuông, đèn; còn trên sàn thì chất đống nào là giá để củi trong lò sưởi, đờn măng-đô-lin và những đồ cũ kỹ khó mà phân loại được. Pierre ngồi ở sau bàn bán hàng. Mặc dầu mới ngoài ba mươi mà tóc đã hoa râm. Chàng ngó em nhỏ. Em hỏi: - Thưa ông, con có thể coi chuỗi ngọc lam bày ở tủ kính không ạ. Pierre kéo tấm màn, lấy chuỗi ngọc ra chìa cho em nhỏ. Những viên ngọc lam chiếu rực rỡ trong bàn tay xanh xao của chàng. Em đỡ lấy, thốt lên lời khen: -  Đẹp  quá!  Xin  ông  gói  lại  thành  một  gói  đẹp  cho  con. Pierre lạnh lùng ngó em: - Có ai sai em đi mua hả? - Thưa không. Con mua cho chị Hai con. Chính chị nuôi nấng con. Từ khi má mất, mới có lễ Noel này là chị em con được ở gần nhau.  Con  muốn  tặng chị  một món quà đẹp. Pierre nghi ngờ hỏi: - Em có bao nhiêu tiền? Em cởi khăn mùi xoa ra trút lên mặt bàn một nắm bạc cắc, bảo: - Con đâ đập con heo của con ra đấy. Pierre Richard ngó em, vẻ trầm tư. Rồi chàng có ý tứ cầm chuỗi ngọc lên, sợ em trông thấy giá tiền. Nói thẳng cách nào cho em ấy biết được? Cặp mắt xanh dầy tin tường của em gợi lại cho chàng một vết thương lòng ngày trước. Chàng quay lưng lại bảo em: - Em đợi một chút nhé. Rồi vừa lúi húi làm một việc nhỏ gì đó, chàng vừa quay lại hỏi: - Em tên gì? - Thưa, Joan Grace. . Khi chàng quay hẳn lại thì trong tay cầm một gói nhỏ bao bằng thứ giấy lụa đỏ và cột bằng một cái băng lụa màu xanh lá cây. Chàng chìa cho em, bảo: - Này, coi chừng đừng đánh rớt nhé. Em Joan mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt về nhà. Chàng nhìn theo em, một nỗi buồn mênh mông dâng lên trong lòng. em nhỏ đó và chuỗi ngọc lam khêu gợi lại một vết thương lòng không bao giờ lành hẳn của chàng. Tóc em vàng như lúa chín, mắt em xanh như nước biển; mới mấy năm trước, chàng đã yêu một thiếu nữ cũng có mớ tóc đó, cặp mắt đó. Chuỗi ngọc lam đã tính để tặng nàng. Nhưng một chiếc cam nhông trượt bánh trên một con đường trơn một đêm mưa, đã làm tiêu tan ước mơ. Từ đó chàng sống cô độc, ôn lại hoài nỗi khổ tâm đó. Chàng ân cần lễ độ tiếp khách, nhưng ngoài công việc ra, chàng thấy đời trống rỗng vô nghĩa một cách kinh khủng. Lầm lì, không giao thiệp với ai, chàng ráng quên mà không được nỗi thất vọng như sương mù cứ mỗi ngày mỗi dày đặc. Cặp mắt xanh của em Jonn Grace gợi cho chàng hình ảnh người yêu. Vào dịp lễ này, khách hàng tới đông, ai cũng bộc lộ niềm vui, làm cho chàng càng đau lòng. Những khách qua đường bước vào tiệm, chuyện trò, sờ mó các món đồ, trả giá lăng xăng. Đêm Noel đã khuya rồi, khi người   khách   cuối   cùng   bước   ra.   Pierre   Richard   thở   phào nhẹ nhàng. Thôi thế .là qua được cái năm nay. Nhưng chàng lầm. Cửa thình lình mở ra và một thiếu nữ xông vô. Chàng thấy nhói ở tim: thiếu nữ có vẻ mặt quen quen, nhưng chàng không nhớ rõ đã gặp ở đâu, hồi nào. Tóc nàng vàng hoe, mắt nàng xanh thẳm. Nàng làm thinh móc trong cái "xắc" ra một gói nhỏ bao vội vàng bằng một thứ giấy lụa đỗ, lại có cả một cái băng lụa màu xanh lá cây đã cởi ra rồi nữa. Và nhưng viên ngọc lam chiếu rực rỡ trên mặt bàn.

- Chiếc chuỗi này phải của tiệm thầy không? Pierre ngước mắt lên nhìn thiếu nữ, nhẹ nhàng đáp:

- Phải.

- Phải ngọc thật không?

- Nhất định rồi. Không phải thứ ngọc quý nhất nhưng ngọc thật đấy.

- Bán cho một em gái. Tên em là Joan. Em mua để tặng quà Noel cho chị hai của em

- Giá bao nhiêu? Pierre nghiêm mặt đáp: - Không khi nào tôi cho ai biết giá tiền khách hàng tôi đã trả cho tôi. - Em Joan chỉ có ít đồng tiêu vặt. Làm sao có đủ tiền mua chuỗi ngọc này? Trong  lúc  đó,  Pierre  đã  vuốt  lại  kỹ  lường  tờ  giấy  lụa, gói lại chuỗi ngọc. Chàng bảo:

- Em đó đã trả đắt hơn hết thảy các người khác. Có bao nhiêu tiền, em đã đưa tôi hết. Hai người làm thinh. Cửa hàng hóa tĩnh mịch lạ thường. Bỗng từ một giáo đường gần đó chuông bắt đầu đổ văng vẳng đưa lại. Cái gói nhỏ đặt trên bàn, vẻ thắc mắc dò hỏi trong cặp mắt thiếu nữ, và cảm giác hồi sinh kỳ dị nó dồn dập dâng lên trong lòng Pierre, tất cả những cái đó đều là do tình yêu của một em nhỏ .

- Nhưng tại sao thầy lại làm như vậy? Pierre vừa chìa gói nhỏ đó cho thiếu nữ, vừa đáp:

- Hôm nay là ngày Noel. Tôi bất hạnh không có ai để tặng quà. Cô cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô tại nhà một lễ Noel vui vẻ nhé? Thế là trong tiếng chuông đổ hồi, giữa một đám đông vui vẻ, Pierre Richard và một thiếu nữ chàng vẫn chưa biết tên, cùng nhau bước qua một ngày mới đem lại nguồn hy vọng tràn trề trong lòng mọi người. Fulton Oursier ( Theo bản dịch của Nguyễn Hiến Lê )

 

 

Đừng ngại ngùng

Hồi đó tôi học tại một trường Trung học Vienne. Anh bạn giỏi nhất lớp là một học sinh mười sáu tuổi có thiên bẩm đặc biệt về mọi phương diện. Rất siêng năng, có cao vọng, rất có giáo dục, đẹp trai, thông minh xuất chúng ; hết thảy chúng tôi đều công nhận rằng tiền đồ của anh rực rỡ. Vì vậy chúng tôi mượn tên nhà ngoại giao đại tài Metternich để đặt biệt hiệu cho anh. Có lẽ người ta có thể trách anh một điều là ăn bận bảnh bao quá lúc nào cũng rất tề chỉnh: quần luôn luôn có nếp mới ủi, cà vạt thắt rất có nghệ thuật. Những ngày mưa, người tài xế của thân phụ anh lái một chiếc xe lộng lẫy đưa đón anh. Nhưng mặc dầu sống xa hoa như vậy, anh vẫn rất giản dị, nên chúng tôi đều quý mến anh. Một  buổi  sáng,  mọi  người  ngạc  nhiên  thấy  chỗ  ngồi  của "Metternich" bỏ trống. Tới bữa trưa người ta mới cho hay tại sao. Thân phụ anh là một nhà lý tài ai cũng biết tiếng mới bị bắt đêm trước. Công việc làm ăn của ông là một vụ lường gạt đại qui mô. Chỉ hôm trước hôm sau mấy ngàn người nghèo khó cực khổ ki cóp trong bao lâu bỗng bị bóc lột hết ráo. Các báo hàng ngày luôn luôn ham bêu xấu thiên hạ, đăng những tít to tướng làm rùm beng vụ đó lên, in hình thủ phạm và cả hình gia đình thủ phạm nữa trong bài tường thuật. Chúng tôi hiểu anh bạn đáng thương đó tại sao nghỉ học rồi. Nhục nhã quá, anh không dám nhìn mặt chúng tôi Chỗ ngồi của "Metternich" bỏ trống hai tuần lễ, trong hai tuần đó báo chí vẫn tiếp tục rêu rao, bêu xấu . Rồi tới tuần lễ thứ ba, một buổi sáng, cánh cửa mở ra và "Metternich" bước vô. Anh cúi đầu xuống, đi lại chỗ ngồi, mở sách ra và gục đầu đọc liền. Suốt hai giờ học anh không hề ngước mắt lên tới một lần. Nghe tiếng kiểng, chúng tôi ào ào túa ra hành lang để nghỉ học mười phút. "Metternich " ra trước chúng tôi, quay lưng lại chúng tôi và đứng trước một cửa sổ, cô độc, bề ngoài có vẻ chăm chú ngó kẻ qua người lại ở ngoài đường. Chúng tôi biết rằng anh làm cái bộ dữ dằn, "nan du " như vậy chỉ để tránh cặp mắt của chúng tôi thôi. Anh đứng một mình trong cái xó của anh. Chúng tôi bỗng nhiên mất vui, thấu nỗi cô độc ghê gớm của anh. Chúng tôi biết rõ rằng anh bạn đáng thương đó đương chờ một cử chỉ thân ái của chúng tôi. Nhưng chúng tôi rụt rè, ngại ngùng không tiến lại gần anh, không biết tỏ thiện cảm với anh cách nào để khỏi chạm lòng" tự trọng " của anh. Chúng tôi hèn nhát chần chừ hoài, không dám bước bước đầu. Trong khi còn ngại ngùng do dự không biết nên có thái độ ra sao thì kiểng lại đánh, thế là hết giờ ra chơi . Nghe tiếng kiểng, "Metternich" quay phắt lại, chẳng nhìn chúng tôi, vội vã về lớp. Nhăn nhó, bực tức, môi nhợt nhạt, anh ngồi vào bàn rồi lại cúi gầm đầu vào cuốn sách. Tan học buổi sáng, anh hấp tấp ra về liền. Chúng tôi cảm thấy khó chịu về sự nhút nhát của mình, cùng nhau tìm cách cứu vãn. Nhưng đã quá trễ. Cơ hội đã bỏ lỡ, không còn trở lại nữa. Sáng hôm sau chỗ ngồi của anh bạn chúng tôi lại bỏ trống. Chúng tôi kêu điện thoại về nhà anh thì hay rằng anh không có nhà. Tội nghiệp anh, ở trường về, anh thưa với má rằng anh bỏ học. Và ngay tối hôm đó anh rời kinh đô (tức Vienne), lại một thị trấn nhỏ, xin vô làm công trong một nhà bán thuốc. Từ đó chúng tôi không gặp lại anh nữa. Nếu anh tiếp tục học thì chắc chắn anh em không ai theo kịp được anh. Hiển nhiên là tại chúng tôi ngần ngại, do dự, không biết ngỏ ít lời an ủi anh mà lúc đó anh rất cần, nên anh mới phá ngang làm hại tương lai của anh như vậy. Buổi sáng đó, chỉ cần một lời thiện cảm, một cử chỉ âu yếm thôi là anh đủ sức để vượt khỏi cảnh khốn khổ của anh. Mà chúng tôi không tỏ chút tình thân với anh, an ủi anh, không phải là tại chúng tôi thiếu hiểu biết, hoặc lãnh đạm, hoặc xấu bụng. Không ! Chỉ tại chúng tôi thiếu can đảm. Rất nhiều khi chúng ta thiếu can đảm nên không tìm được lời thích hợp để nói đúng lúc. Đành rằng, lại hỏi chuyện một người lòng tự trọng đương bị thương tổn kịch liệt, là một việc khó khăn, tế nhị đấy . Nhưng kinh nghiệm lần đó đã cho tôi bài học này là đừng bao giờ do dự, cứ nên theo xúc động đầu tiên của lòng mà lại cứu giúp một người đau khổ vì chính trong những lúc gian nan của người, một lời nói, một cử chỉ của ta mới có giá trị nhất. Stephan Zweig ( Theo bản dịch của Nguyễn Hiến Lê )

 

 

Vẫn còn hy vọng

Suốt mùa đông năm đó tôi ở làng Castelmare, một  làng gần như hoàn toàn bị tàn phá ở gần Livourne ( ý ) và sáng nào tôi cũng gặp bà lão Maria Bendetti. Nhỏ con, mảnh khảnh, nhăn nheo, bà đi chân không, bận một chiếc áo đen đã bạc màu, thành hung hung đỏ, đầu quấn một chiếc khăn quàng đen, lọm khọm, vai mang nặng một cái gùi đan bằng miên liễu (osier). Mặt bà tóp lại, sạm đen, tiều tụy, ưu tư, mang nhưng nét đau khổ, rầu rĩ, thất vọng. Bà bán cá, những loài cá kỳ dị mà không ngon của Địa Trung Hải, dân làng chỉ sống bằng những con cá đó với ít mì ống. Tôi đã biết làng đó thời còn thái bình, dân chúng sung sướng và vô tư lự. Bây giờ ở công trường nhỏ xíu nhà cửa đã sập hết vì bom đạn, chỉ còn một đống gạch vụn, không nghe thấy tiếng cười, tiếng nhạc như hồi xưa nữa. Không khí phảng phất mùi hương hoa trúc đào thành thử cảnh tượng thê thảm như một nghĩa địa, làm cho tôi đau lòng. Nơi đó trước kia thì thích biết bao, bây giờ chết rồi, cảnh tan hoang hoàn toàn đó thật xót xa, tuyệt vọng. Hầu hết các thanh niên đã bỏ xứ di nơi khác. Nhưng các ông già bà cả và trẻ con còn ở lại; họ lầm lùi đi trong cảnh đổ nát như những bóng ma; có mấy chiếc thuyền và mấy chiếc lưới rách vá víu bậy bạ, họ cực khổ lắm mới kiếm được miếng ăn, chỉ vừa đủ cho khỏi chết. Trong số những người ở lại, có bà Maria. Đôi khi bà dắt theo một em gái mười tuổi, chắc là cháu bà. Gầy ốm, rách rưới, em đi chân không, lon ton bên cạnh bà, vừa đi vừa rao: "Cá đây! Cá tươi đây ! " Như cố làm cho người ta tin rằng cá mới ở dưới nước lên. Tôi nhận xét hai bà cháu, mà không khỏi buồn rầu, lo ngại cho họ; họ có vẻ cố bám lấy một dĩ vãng đã qua, qua hẳn rồi Quả là một ảo vọng. Một buổi sáng, khi họ đi qua công trường tan hoang, tôi hỏi chuyện họ. Trong chiến tranh họ đã thoát chết khi bị dội bom và bây giờ họ sống trong cái hầm ở hẻm Eustacia, khu nghèo nhất của làng mà không bị tàn phá. Vì trong lòng xót xa, đâm ra bi quan, tôi hỏi bà lão: " Tại sao bà không đi nơi khác ? ở đây còn có tương lai gì nữa đâu?.:. Tàn phá hết rồi... Hết hẳn rồi " . Bà lão làm thinh một chút rồi chậm chạp lắc đầu: Đây là quê hương của mình. Với lại đâu có hết hẳn " . Rồi hai bà cháu bước đi, và tôi có cảm tưởng rằng họ vui vẻ nháy mắt với nhau, ra vẻ hóm hỉnh, biểu đồng tình. Thấy vậy tôi sinh ra tò mò. Mấy ngày sau, tôi bất giác dò xét xem họ đi đâu, không cố ý rình mò. Buổi sáng tôi thấy họ đi làm những công việc hàng ngày như mọi người, nhưng buổi chiều thì không thấy họ đâu hết. Mấy lần, sau bữa trưa, tôi đi qua hẻm Eustacia: căn phòng nhỏ của họ luôn luôn vắng tanh. Có thể rằng hai bà cháu đó không chất phác như tôi tưởng chăng? Tại sao mà buổi chiều nào cũng đi khỏi? Có làm gì ám muội không? Buôn lậu hoặc chợ đen? Vì nghi ngờ họ như vậy nên một buổi nọ, tôi bỏ hẳn giấc trưa trên bãi biển, lại hẻm Eustacia sớm hơn mọi lần. Tôi nấp dưới một cái cổng, rình căn nhà của bà lão. Tôi không phải đợi lâu. Khoảng một giờ trưa, hai bà cháu ở trong hầm bước ra, mỗi người đeo một cái giỏ không trên lưng; họ nắm tay nhau, vui vẻ, hăng hái lên đường. Tôi di theo rình họ, như một tên trộm.Hai bà cháu lách qua đám nhà cửa đổ nát. Tới đầu làng, họ tiến vào một con đường mòn cháy nắng đưa xuống lòng sông cạn khô. Tôi đứng trên cao nhìn xuống bờ sông. Tôi ngạc nhiên làm sao, thấy nhiều người cuốc đất, xúc đất trong lòng sông lởm chởm những đá. Hai bà cháu đặt giỏ xuống rồi bắt đầu làm việc. Mới đầu tôi tưởng họ tìm bảo vật vàng bạc gì đó, rồi tôi thấy đứa cháu gái xúc một giỏ cát còn bà lão lựa kỹ từng phiến đá trắng vuông vức, bỏ vào giỏ. Khi giỏ đầy rồi, họ đeo lên lưng, chậm chạp leo cái dốc dựng đứng để lên bờ .Họ đi ngang sát chỗ tôi núp. Không biết họ có nhận thấy tôi không. Nếu có thì họ cũng không để lộ cho tôi thấy. Đợi cho họ đi qua rồi, tôi mới theo dõi. Con đường đưa tới chỗ cao nhất của làng, tới một cái đồi nhỏ bao quát cả miền chung quanh. Mấy lần đi chơi, tôi chưa bao giờ bước chân tới đó: đó là nơi duy nhất không bị tàn phá. Một nhóm người trong làng đương làm việc trong một bụi cây keo (acacia). Họ nói nhỏ nhẹ với nhau, không có những cử chỉ huênh hoang mà lặng lẽ trộn hồ, dục những phiến đá nhỏ nhắn, trắng và đẹp rồi sắp với nhau, chồng lên nhau thành những bức tường của một kiến trúc rộng lớn. Mới đầu tôi chưng hửng. Rồi đột nhiên tôi đoán được mục dịch của họ, họ tính xây cất cái gì. Tôi nghẹt thở. Những kẻ đó chỉ có mỗi một cái nhà đủ che mưa che nắng còn bao nhiêu đã mất hết, những ông già bà cả và trẻ con đó mà tôi tưởng chỉ là những bóng ma bất lực, hư ảo, vật vờ đã quyết tâm làm một công tác tập thể đầu tiên là tự lực xây cất một giáo đường mới mẻ, lộng lẫy. Không phải một nhà thờ nhỏ xấu xí tạp nhạp đâu, mà một chỗ thơ phượng qui mô, đẹp đẽ hơn tất cả những giáo đường cũ trong miền. Bà lão và đứa cháu trút giỏ cát, đá xuống, nghỉ một chút để thở rồi lại trở xuống lòng sông. Khi đi ngang qua sát tôi, mồ hôi nhễ nhại trên trán, bà lão ngó lén tôi , cặp mắt đen và nghiêm nghị của bà có vẻ tươi cười dịu dàng mà bí mật, bề ngoài thì bình tĩnh mà bề trong thì ranh mãnh một cách hiền từ. Bà có vẻ như bảo: "Sao?  Có  thực  là  tương  lai  của  tụi  tôi  dã  hết  hẳn  chưa?" Tất cả cuộc đời của bà hiện rõ trong vẻ nhìn đó, từ dĩ vãng, hiện tại tới  tương  lai.  Một  cuộc  dời  can  đảm,  nhẫn  nại,  một  lòng  tin tưởng bền bỉ, không gì lay chuyển nổi, một ý chí cam nhận cái gì không tránh được, nhất là quyết tâm tin tưởng. Tôi xấu hổ đứng trân trân ra đó trong khi hai bà cháu đi khuất trong đường mòn. Nghĩ rằng mình đã để cho niềm thất vọng lôi cuốn, tôi thấy đau nhói ở trong tim như có mũi dao đâm vào đó. ừ thì tan hoang, đổ nát đấy nhưng đã làm sao? Nếu những người già lọm khọm như vậy và những người trẻ măng như vậy mà còn có lòng tin tưởng mãnh liệt như vậy thì thế giới vẫn còn có thể hy vọng được, hy vọng được ở tất cả. Tôi đứng trên đồi một hồi lâu. Sau cùng khi tôi xuống đồi, lòng đã bình tĩnh, phấn khởi rồi thì ngôi sao Hôm hiện lên, tuy còn lờ mờ nhưng đã lấp lánh trên nền trời vô biên, và làng xóm chìm lần sau làn sương nhẹ từ biển bốc lên. Nhưng ở "cái nơi tâm linh còn bừng bừng đó", tôi thấy tất cả các ngọn lửa chiếu ra rực rơ.ä (A. J. Cronin) Chỉ phải tiễn từng cây số một thôi Hồi đó tôi mới mười bảy tuổi... bị một cơn sợ ghê gớm. Anh bạn học Walter Port và tôi cùng nhau xông vào một cuộc mạo hiểm kỳ thú nhưng cũng thực là ngu xuẩn , chúng tôi muốn tỏ rằng có thể chèo một chiếc xuồng nhẹ từ Minneapolis tới chi điếm bán da lông của hãng York trên vịnh Hudson. Chúng tôi đã chèo tới được Norway House ở phía cực bắc hồ Winnipeg. Từ đó còn phải chèo một quãng dài 25 cây số nữa qua một miền hoang vu chỉ gặp được mỗi thị trấn nhỏ ở dọc đường. Những bản đồ chúng tôi mang theo đều sơ sài quá mà hôm đó là ngày mùng một tháng chín!... Sông và hồ sắp đóng băng. Nhân viên cảnh sát Gia Nã Đại do dự không muốn cho chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình và sau cùng miễn cưỡng cho phép chúng tôi. Cả đêm trước ngày khởi hành chúng tôi thao thức, nghĩ tới những nỗi gian nan dọc đường, nửa sợ mà nửa tự ái. Nếu bị chìm xuồng hoặc bị mắc kẹt vì nước đóng băng thì không hy vọng gì thoát chết được. Mà nếu bỏ nửa chừng, thì còn mặt mũi nào trông thấy gia đình và bạn bè nữa? Tòa soạn nhật báo ở Minneapolis tường thuật từng giai đoạn cuộc hành trình của chúng tôi, chủ ý để nêu tên tôi trong bước đầu vào nghề viết văn, sẽ khinh bỉ chúng tôi ra sao? Và chính Walter và tôi sẽ có thái độ ra sao khi làm cho mọi người thất vọng như vậy? Lúc khởi hành, một thợ săn Đan Mạch lực lưỡng lại chúc chúng tôi "thượng lộ bình an". ông ta siết chặt tay chúng tôi, bảo:

- Các cậu chỉ nên nghĩ tới cây số trước mặt thôi, đừng bận tâm tới những cây số ở xa hơn nữa nhé. Như vậy thì sẽ tới đích được. Tôi chưa bao giờ nhận được một lời khuyên chí lý như lời khuyên đó. Biết bao lần, ban đêm, tôi trằn trọc, lăn qua lộn lại trong cái "sắc" lạnh buốt, lo lắng về quãng đường dài dằng đặc phải vượt qua, mà nhớ lại lời khuyên của người thợ săn Đan Mạch đó ! Trong bao nhiêu ngày chèo chống lặn lội, khiêng xuồng và đồ đạc, chúng tôi đã có nhiều dịp ngẫm nghĩ về lời khuyên đó. Tinh thần chúng tôi thấm nhuần lời khuyên đó. Chúng tôi chỉ nghĩ tới cái thác ở phía trước, tới chỗ cắm trại ở phía trước, tới cây số ở phía trước thôi. Sau cùng, một đêm tối như mực, chúng tôi đã vượt được cây số cuối cùng. Bẩn thỉu, mặt mày hốc hác, quần áo rách tươm,lương thực gần hết nhẵn, chiếc xuồng hư nát tệ hại, chúng tôi lết lên bờ, trong luồng  ánh  sáng  vàng  vọt  từ  chi  điếm  hãng  York  chiếu  ra. Từ hồi đó, tôi có nhiều dịp nhận thấy lời khuyên của người thợ săn Đan Mạch đó rất đúng : chỉ phải tiến một cây số thôi. Chẳng hạn, mười ba năm sau, trong Thế chiến thứ nhì, tôi với vài anh bạn ngồi trong chiếc phi cơ chuyên chở của nhà binh. Chúng tôi đương bay trên khu rừng gần biên giới ấn Độ - Miến Điện thì máy hư chúng tôi phải nhảy dù xuống. Nếu có một đoàn cấp cứu nào được phái đi thì cũng mất mấy tuần mới tới được chỗ chúng tôi hạ xuống. Vì vậy chúng tôi không thể đợi được, đành cực khổ len lỏi lần lần về phía biên giới ấn, vượt quãng đường hai trăm hai mươi lăm cây số, qua một miền núi non hiểm trở, dưới ánh nắng cháy da và những trận mưa tầm tã. Chúng tôi vừa mới khởi hành thì chẳng may chân tôi bị thương vì chiếc đinh trong giày; buổi tối đó, hai bàn chân tôi phồng lên, rớm máu. Khập khiễng như vậy thì làm sao vượt được trên hai trăm cây số ! Mà các bạn tôi có anh tình trạng thê thảm hơn tôi nữa, làm sao đi được cho tới hết đường, nhưng ít gì cũng có thể khập khiễng lết tới đỉnh đồi phía trước, tới làng xóm phía trước tìm một căn nhà xin tá túc, và chúng tôi chỉ mong được bấy nhiêu thôi. Óc tưởng tượng là con dao hai lưỡi : nhờ nó mà có những công trình lớn lao, nhưng cũng vì nó mà sự can đảm của ta nhụt đi, không thực hiện được những công trình đó. Tôi vốn nhút nhát và đôi khi tự biện hộ cho tôi rằng tại tôi có óc tưởng tượng mạnh, dễ thấy những nguy hiểm sẽ xảy ra, nên không được bạo gan. Cho nên đã nhiều lần rồi, khi gặp những nỗi gian nan về thể chất hoặc những đau khổ về tinh thần tôi phải nhớ lại quy tắc: "cây số ở trước mặt " rất hữu ích đó.Ngày tôi bỏ một chỗ làm được trả lương đều đều để bắt dầu viết một cuốn sách dài hai trăm năm chục ngàn tiếng, tôi rán không để cho công trình lớn lao đó thôi miên tôi, không vậy chắc chắn tôi đã phải bỏ dở một tác phẩm làm cho tôi vinh hạnh nhất trong nghề cầm bút của tôi. Tôi rán nghĩ tới đoạn sau thôi, không nghĩ tới trang sau nữa, lại càng không nghĩ tới chương sau nữa.Thành thử trong sáu tháng tôi chỉ viết từng đoạn một.Và tôi phải thú thực rằng, tác phẩm đó "tự nó thành hình". Mới mấy chục năm trước đây, tôi nhận mỗi ngày phát thanh một bài cho một đài nọ. Tới hôm nay những bài tôi đã phát thanh đạt tới con số hai ngàn. Nếu hồi đầu người ta bảo tôi khởi ký hợp đồng cung cấp cho người ta hai ngàn bài thì chắc chắn là tôi đã thụt lùi , không dám nhận công việc lớn lao đó. Nhưng người ta chỉ đòi tôi mỗi ngày  một  bài  thôi  và  tôi  cũng  chỉ  soạn  mỗi  ngày  một  bài  thôi. Đức kiên nhẫn có thể thay đức can đảm được và theo tôi không có hình thức kiên nhẫn nào bằng hình thức mà người thợ săn Đan Mạch đã khuyên chúng tôi nhớ kỹ rằng chỉ phải tiến từng cây số một thôi. Eric Sevareid ( Theo bản dịch của Nguyễn Hiến Lê )

 

 

Chỉ chừng trăm bước nữa là thành công

Hồi đó tôi hai mươi lăm tuổi, thất nghiệp và đói. Đã nhiều lần rồi tôi ở trong tình cảnh như vậy , tại Constantinople, tại Paris,tại Rome. Nhưng tại New York mà ngay cái không khí người ta thở cũng có cái vị hạnh vận thành công, mà thất nghiệp thì thật là tui nhục quá. Tôi hoàn toàn không biết xoay xở ra sao, điều đó chẳng có gì lạ. Tôi muốn kiếm ăn bằng ngòi bút nhưng không biết được tiếng Anh. Thành thử suốt ngày tôi lang thang ngoài phố, không phải vì thích thể thao đâu mà để bà chủ nhà khỏi bận mắt. Một hôm, trên con đường 42, tôi đụng đầu với một người to lớn tóc hung hung. Tôi nhận ra liền: Féodor Chaliapine, kép hát Nga nổi tiếng. Hồi thiếu niên, tôi đã nhiều lần đứng nối đuôi mua giấy hạng bét để nghe ông ta hát ở rạp Đế quốc Hí viện Moscou. Hồi làm báo ở Paris, tôi có lần lại phỏng vấn ông ta. Tôi tưởng ông ta không nhận ra được, không ngờ nhận ra được.Ông ta hỏi tôi:

- Bận lắm không? Tôi đáp lí nhí một câu mơ hồ. Có lẽ ông ta đoán được tình cảnh của tôi.

- Theo tôi về khách sạn tôi trọ ở góc đường Broadway và đường 103 nhé? Chúng mình cùng đi bộ. Lúc  đó  đã  giữa  trưa  và  tôi  đã  đi  lang  thang  năm  giờ  rồi.

-  Nhưng,  ông  Chaliapine  ạ,  từ  đây  tới  đó  năm  sáu  cây  số  lận. ông ta ngắt lời tôi:

- Điên nào. Chưa đầy trăm thước.

- Tôi ngạc nhiên hỏi:

- Trăm thước ?

- Thì vậy chứ sao? Tôi không nói là tới khách sạn, dĩ nhiên. Là tới gian bắn ở đại lộ 6 ấy. Tôi chẳng hiểu gì cả. Nhưng cũng đi theo. Một lát chúng tôi tới trước gian hàng đó, đứng ngó hai chú lính thủy bắn vào một cái bia, đều đều, không biết bao nhiêu lần. Rồi chúng tôi lại tiếp tục đi. ông Chaliapine vui vẻ bảo tôi:

- Bây giờ còn hơn một cây số nữa. Tôi gật đầu. Một lát sau tới Carnegie Hall, ông Chaliapine bảo tôi ông ta thích nhìn vẻ mặt những người lại mua giấy nghe hòa nhạc ở  Viện  âm  nhạc.  Chúng  tôi  ngừng  lại  vài  phút  rồi  tiếp  tục  đi. Lần này ông nhanh nhầu bảo:

- Chỉ còn tám trăm thước là tới vườn thú của công viên trung ương. ở đó có một con tinh tinh (gorille) giống một kép hát có giọng cao mà tôi quen. Chúng tôi lại thăm con tinh tinh. Cách đó một ngàn hai trăm thước, về tới đường Broadway, chúng tôi ngừng trước một tiệm tạp hóa. Trước cửa tiệm có bày một thùng dưa leo, Chaliapine trố mắt ra ngó dưa leo một lúc: bác sĩ cấm ông ta ăn dưa leo.

-  Chà,  coi  ngon  quá.  Trông  thấy  mà  nhớ  tuổi  trẻ  của  tôi Còn tôi, tôi tự hỏi sao chưa ngất ngư chứ, mà lại thấy khỏe mạnh hơn bao giờ nữa. Chúng tôi ngừng một lần cuối cùng nữa ở đường 90 để ngắm những hàng trái cây tại một chợ, trước một trạm xe điện mới sơn lại, góc đường 96, và sau cùng nó tới khách sạn. Chaliapine cười, bảo tôi:

- Đường đâu có xa, phải không? Bây giờ tụi mình đi ăn. Sau một bữa thịnh soạn, ông mới cho tôi hiểu tại sao bắt tôi đi bộ 6 cây số đó. Giọng ông nghiêm trang: - Thầy sẽ không bao giờ quên lần đi bộ hôm nay đâu.Tôi đã cho thầy một bài học nhỏ đấy . Đừng bao giờ lo lắng, buồn rầu vì đích còn ở xa. Chỉ nghĩ tới cái gì ở cách ta một trăm thước thôi. Đừng lo ngại về một tương lai bấp bênh. Chỉ nghĩ tới những cái vui ngày hôm sau thôi, dù nó tầm thường tới mức nào đi nữa. Nhiều năm đã trôi qua. ông Chaliapine đã qui tiên mà hầu hết những điểm làm mục tiêu trong lần đi bộ không sao quên được dó, hiện nay cũng không còn, cảnh vật đã biến thiên. Nhưng trong bao nhiêu  năm  đó,  triết  lý  thực  tế  của  ông  đã  giúp  tôi  dược  nhiều. Nó đã giúp tôi khi tôi quyết định học tiếng Anh.Không khi nào tôi tự hỏi:   "Phải   học   bao   năm   nữa   mới   viết   được   thứ   tiếng   đó". Trái lại tôi tự nhủ: "Hôm nay trên tờ Times có hai mươi tám tiếng mình  chưa  biết.  Ngày  mai  sẽ  còn  không  tới  hai  mươi  tiếng". Triết lý đó cũng giúp tôi giữ vững được tinh thần khi vì một sự lầm lỡ của các người hùn vốn, tôi buộc phải trả cho chủ nợ nửa số tiền mà tôi hy vọng kiếm được trong bốn năm sau. Nếu trong 208 tuần lễ đó, tôi cứ nghĩ bụng hoài rằng phải sống cực khổ thì chắc chắn tôi đã nản chí mà không kiếm được một đồng nào cả. Nhưng tôi chỉ tự nhủ: "Thứ hai, thứ tư và thứ sáu, mình sẽ làm cho mình" . Nghĩ vậy thì mọi sự thay đổi hết. Tôi trả được hết nợ mà kiếm được đủ sống, không đến nỗi thiếu thốn . Qui tắc trăm bước của Chaliapine đó là một hoàng kim quy tắc. Ai cũng có thể theo mà thấy có lợi. Có thể rằng cái đích ta nhắm còn xa thăm thẳm đấy, nhưng không đầy trăm bước là "tới đại lộ 6". Như vậy cứ từng chặng từng chặng một, chúng ta chẳng những sẽ tới đích, mà trên đường còn được hưởng nhiều cái vui nữa. Frederick Van Ryn ( Theo bản dịch của Nguyễn Hiến Lê )

 

 

Cậu bé chờ thư

Hồi đó tôi làm giáo sư một trường trung học con trai . Một học sinh tên là Bob, trái hẳn với các bạn, không bao giờ nhận được một bức thư nào cả. Vậy mà buổi chiều nào em cũng mau chân nhất, chạy lại chỗ đặt các hộc riêng chăm chú ngó vào hộc của em cho tới khi thư phát hết rồi mới quay ra. Không phải là gia đình em quên em đâu. Tiền ăn ở trong trường, tiền tiêu vặt của em vẫn gởi tới đều đều đúng hạn. Tháng sáu, ông Hiệu trưởng nhận được thư xin cho em đi nghỉ ở một trại hè. Thì ra viên thư ký của thân phụ em lãnh nhiệm vụ lo cho em tất cả những chi tiết đó. Nhưng song thân em không ai viết cho em một bức thư nào cả. Khi em kể lể với tôi rằng ba má em đã ly thân nhau, tôi mới hiểu tất cả nguyên do. Và tội nghiệp em, em vẫn tiếp tục trông thư một cách tuyệt vọng. Tôi thường đem tình cảm sầu thảm của em ra nói với một ông bạn đồng nghiệp, ông Joe Hargrove. ông ấy bảo:

- Nếu em đó ít lâu nữa mà không nhận được bức thư nào cả thì đáng ngại cho em lắm, có thể tai hại. Thế rồi một bạn học thân nhất của em, tên là Laurent nảy ra một sáng kiến. Laurent ở trong một gia đình hòa thuận, có hạnh phúc, tuần nào cũng nhận được nhiều bức thư của cha mẹ, cả của anh chị em nữa. Một hôm Bob rầu rĩ ngó xấp thư Laurent cầm trong tay. Laurent thấy vậy, bảo ngay:

- Bob, vô trong phòng tôi di, tôi đọc thư của má cho Bob nghe. Một lát sau tôi thấy hai em ngồi sát nhau cùng bàn tán về bức thư đó. Chiều hôm sau tôi nhận thấy khi phát thư, Bob chẳng những ngó hộc của em mà còn ngó hộc của Laurent nữa. Bob hỏi bạn:

-  Lại có thư của má anh nữa hả? - Không, hôm nay là thư của chị tôi. Rồi Bob hỏi một bạn khác:

- Anh có thư của má anh không?

- Có !

- Anh cho tôi đọc chung với nhé?

- ừ! Để tôi đọc lớn tiếng lên nhé! Từ hôm đó, Bob tha hồ đọc thư của bạn. Khắp tứ phía nhao nhao lên:

- Ê,   Bob,   hôm   nay   muốn   đọc   thư   của   má   không? Tụi con trai đôi khi có vẻ tàn nhẫn, không giữ ý gì cả Nhưng tuyệt nhiên tôi không thấy một em nào thốt một lời mỉa mai bóng gió hay chế giễu gì em Bob cả. Một hôm tôi kinh ngạc nghe em Bob tự do hỏi ngay Laurent:

- Hôm nay chúng mình có thư không? Như vậy có dễ thương không chứ! Nên thưởng cho các em nhiều kẹo, nhiều bi mới phải ! Laurent mỉm cười đáp liền, không hề do dự:

- Có, hôm nay chúng mình có một bức. Chuyện đó làm cho ông Joe Hargrove quyết tâm hành động. Tôi thì tôi cho má em Bob là hạng người ra sao rồi. Nhưng ông Joe đã gặp bà ta nhiều lần, định làm liều xem sao. Một hôm ông ta lại kiếm tôi, tay cầm sáu bức thư đánh máy và sáu bao thư đề địa chỉ của Bob, dán cò sẵn sàng. ông ta bảo: - Coi này, tôi gởi cho bà Lennoux đây. Bà ta chỉ cần ký tên: "Má của con" rồi mỗi tuần bỏ một bức vào thùng thư. Tôi đọc những bức thư đó. Viết được lắm, ít bữa sau, Bob cũng lại ngong ngóng đợi ở chỗ đặt các hộc riêng, nhưng chú hết ý vào cái hộc của Laurent. Bỗng học sinh lãnh việc phát thư, la lên:

- Ê, Bob, mày có thư này ! Có thư này! Bob nhẹ nhàng đưa hai tay lên, cử chỉ y hệt một thiên thần đương cầu nguyện, để đỡ lấy bức thư. Em nói ,như thể vẫn chưa tin:

- ờ có tên tôi ngoài bao thư nè! Rồi em la lên:

- A ! Tôi cũng có thư! Tôi cũng có thư! Anh em ơi, có ai muốn đọc thư của tôi không? Những đứa khác cũng vui mừng, đồng thanh la lớn:

- Có ! Có ! Bob, đọc thư của bồ lên, đọc lên? Cuộc phát thư tức thì tạm ngưng lại. Chúng đun Bob lên cho đứng trên một cái bàn rồi cả bọn vây chung quanh. Bob ngập ngừng đọc:

- Con cưng của má ! Rồi ngẩng lên nói:

- Tôi không đọc nhanh được ! Laurent bảo:

- Không sao, Bob! Cứ đọc chầm chậm, càng tốt. Đọc chậm mới hiểu rõ từng chữ chớ. Và Bob chậm chạp đọc bức thư đó, lời lẽ âu yếm như bức thư của bất kỳ bà mẹ nào gởi cho con. Tháng sáu, buổi phát phần thưởng, tôi thấy má em Bob lại dự. Tôi không ngạc nhiên về điều đó vì, sau khi gởi hết mấy bức thư ông Joe viết sẵn cho rồi, bà ta đích thân viết cho con , quả là một phép màu ! Bob đã cho tôi coi bức thư bà báo trước sẽ tới dự buổi lễ. Phát phần thưởng xong, bà ta kéo tôi ra một chỗ, hỏi tôi:

- Bà thấy thư tôi viết cho cháu được không?

-  Được lắm!

- Bà ta nói tiếp giọng hơi ngập ngừng:

- Tôi nhờ bà nói về tôi cho cháu Bob nghe...

- Vợ chồng tôi đã hòa thuận với nhau hơn trước, và chúng tôi tính với nhau nghỉ hè này cho cháu về nhà, và... chúng tôi sẽ tìm cách hiểu cháu hơn.

- Xin bà yên tâm, tôi sẽ hết sức giúp bà. Tôi có cần gì nói thêm rằng không có công việc nào làm cho tôi vui bằng công việc đó không? Louise Baker ( Theo bản dịch của Nguyễn Hiến Lê )

 

 

 

Hai người trên hoang đảo

Một chuyến tàu ngoài khơi gặp bão và bị đắm. Có hai người dạt đến một hoang đảo. Cả hai đã nhiều lần làm thuyền nhưng không lần nào thành công. Cuối cùng, họ đồng ý với nhau là cùng ngồi cầu nguyện. Mỗi người sẽ ở một nửa hòn đảo xem lời cầu nguyện của ai sẽ linh nghiệm. Đầu tiên, người thứ nhất cầu nguyện có được thức ăn. Sáng hôm sau, người thứ nhất tìm thấy một cây có nhiều quả rất ngon nên anh ta không còn phải lo lắng đi tìm thức ăn nữa. ở phần bên kia hòn đảo,  đất  vẫn  khô  cằn  và  người  thứ  hai  không  tìm  được  gì  cả. Hết một tuần, người thứ nhất cầu nguyện cho có bầu bạn. Chỉ sau một ngày, ở bên đảo của người thứ nhất có một chiếc tàu khác bị đắm và một người phụ nữ dạt vào. Hai người chuyện trò cho bớt cô đơn, còn ở phần bên kia hòn đảo, người thứ hai vẫn không có gì khác. Liên tục ngững ngày sau đó, người thứ nhất cầu nguyện được căn nhà, quần áo ấm và nhiều thức ăn hơn. Phép màu lại xảy ra. Những gì anh ta ước thường xuất hiện ngay vào buổi sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, vẫn không có gì khác xảy ra ở phần đảo của người đàn ông thứ hai. Cuối cùng, người thứ nhất và người phụ nữ - nay đã là vợ anh ta- cầu nguyện có một chiếc tàu. Sáng hôm sau, một chiếc tàu lớn xuất hiện trên bãi biển. Người thứ nhất dẫn vợ mình lên tàu và quyết định bỏ người thứ hai ở lại trên đảo. Anh ta nghĩ rằng người kia không đáng được nhận bất kì tứ gì anh ta có được từ những lời cầu nguyện riêng của anh ta. Khi chiếc tàu chuẩn bị rời bến, bỗng người thứ nhất nghe thấy có tiếng nói vang lên từ không trung: " Tại sao ngươi lại bỏ bạn mình?". Người thứ nhất thản nhiên cao giọng: "Tất cả mọi thứ đều do tôi cầu nguyện mà có. Anh ta chẳng cầu nguyện được gì cả nên anh ta không xứng đáng để đi cùng tôi." "Ngươi sai rồi" - giọng nói vang lên trách móc - " Từ đầu đến cuối, anh ta chỉ ước có một điều và ta đã thực hiện cho anh ta điều ước ấy". Người thứ nhất rất ngạc nhiên: " Hãy cho tôi biết anh ta đã ước gì vậy?" "Anh ta đã ước rằng những lời cầu nguyện của ngươi được biến thành sự thật!"

 

 

 

        Eddie và chiếc áo khoác màu da cam

Nếu bạn đã từng gặp, thế nào bạn cũng rất yêu mến cô Hazei. Cô biết hát, chơi đàn piano, làm trọng tài cho những trận bóng, vẽ bằng bút chì hoặc chổi sơn, kể chuyện, nhất là làm cho chúng tôi nhớ lớp học vào những ngày nghỉ học. Và cô có một chiếc áo khoác kỳ diệu. Nó màu da cam. Trong tháng đầu tiên chúng tôi đi học, cô Hazei luôn lấy chiếc áo màu da cam ra, cho tất cả lớp vào phòng thay quần áo, trừ một đứa được ở lại trong lớp và trốn dưới chiếc áo da cam kì diệu. Khi bước vào lớp, chúng tôi phải nói được đầy đủ tên họ của bạn đang trốn dưới chiếc áo khoác da cam. Tất nhiên,  chúng tôi phải nhìn quanh cả lớp xem lớp đang thiếu bạn nào thì mới biết ai núp dưới cái áo. Trò chơi này làm chúng tôi để ý đến nhau hơn và thuộc tên họ của nhau.Khi nào có một học sinh mới vào lớp, người đó sẽ được chui vào chiếc áo khoác ngay hôm ấy. Ví dụ, hôm Eddie chuyển vào lớp, bạn ấy được giới thiệu trước lớp một lần, rồi sau giờ ăn trưa, bạn ấy lại được chui vào dưới áo khoác, và khi chui ra, cô Hazei giới thiệu bạn ấy thêm lần nữa.

  1. Eddie là người dễ nhận ra nhất - Franco nói giọng ác ý - Nó là người duy nhất trong lớp này có bướu trên lưng và cái chân giả bằng kim loại. Tuy nhiên, Eddie nhanh chóng được yêu mến, dù vừa bé nhỏ, lại dị tật, Eddie luôn là người thừa trong các cuộc đá bóng, đánh cầu của lớp.Lúc chơi bóng bàn, cậu ấy toàn đỡ trượt. Lúc chơi đuổi bắt, kể cả bọn con gái cũng dễ dàng tóm được cậu ấy. Nhưng Eddie chưa bao giờ ngừng mỉm cười và cố gắng. Cho nên những lúc chơi trốn tìm, đôi khi tôi giả vờ không nhìn thấy cậy ấy, để cậu ấy đập tay vào lưng tôi và sung sướng vì đã thắng cuộc. Chúng tôi trở thành một cặp lạ lùng: một đứa cao to với một đứa bé tẹo, khuyết tật. Nhưng chúng tôi rất quý mến nhau. Nụ cười của Eddie luôn làm tôi cảm thấy thoái mái. Tôi giúp Eddie đánh vần những từ khó và làm các phép tính. Rồi một ngày, khi đang cố gắng chơi bóng cùng cả lớp, Eddie đỡ quả bóng và trượt chân, ngã ngửa ra sau, đập lưng xuống sàn. Cái bướu bị va đập mạnh, hình như rất đau, cái chân bằng kim loại của cậu cũng rời ra. Eddie thở gấp gáp.Cô Hazei vội gọi cấp cứu. Các bác sĩ đến, đưa người bạn của tôi vào bệnh viện. Rồi, như thể bị chiếc áo màu da cam nuốt chửng, Eddie biến mất. Tôi không bao gờ nhìn thấy người bạn có bướu ở lưng nữa. Phải chăng Eddie đã chuyển nhà? Hoặc chuyển tới một trường đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật? Chúng tôi chỉ nghe nói Eddie sẽ không quay lại lớp nữa. Nhưng  cuộc  sống  vẫn  tiếp  tục  trong  lớp  học  của  cô  Hazei. Chúng tôi đọc nhiều hơn, viết nhiều hơn và nhanh hơn. Chúng tôi học những bài hát mới. Cô Hazei vẫn dạy chúng tôi vẽ, chơi bóng và cần phải nhớ tên họ của bạn bè trong lớp mình.Nhưng tôi vẫn nhớ tới Eddie. Có lần tôi hỏi cô Hazei về Eddie, cô lấy cho tôi cái áo khoác màu da cam. - Nó vẫn là chiếc áo khoác kỳ diệu. Bây giờ nó là của em. Em hãy đem nó về và nhớ rằng Eddie vẫn núp trong chiếc áo này. Em có thể nói chuyện với Eddie lúc nào em muốn và lắng nghe Eddie bằng trái tim. Eddie luôn ở bên em.Eddie luôn ở bên tôi và cô Hazei cũng vậy.

                     (Trích Nghệ Thuật sống)

 

 

                Hoa dành dành trắng

Từ khi tôi 12 tuổi, năm nào cũng vậy, cứ đúng vào sinh nhật tôi, một bông hoa dành dành trắng lại được gửi tới nhưng người gửi không bao giờ ghi tên. Hoa chuyển đến không kèm theo thiếp hay lời chúc nào ca, tôi gọi điện ra bưu điện hỏi thì họ bảo rằng người gửi không cho biết tên. Đoán chán chẳng ra được, tôi không suy nghĩ nữa mà chỉ khoái thưởng thức vẻ đẹp và mùi hương dịu dàng của loại hoa tôi yêu thích. Nhưng thực ra tôi chưa bao giờ hoàn toàn ngừng tưởng tượng về người gửi hoa. Có thể người gửi chính là anh chàng dễ thương cao nhất lớp tôi, hẳn là mê tít tôi nhưng còn quá nhút nhát đến nỗi phải giấu tên... Hoặc cũng có thể là một người tôi không hề quen biết nhưng đã để ý tôi..hí hí... Mẹ cũng thường hay gợi ý...Mẹ hỏi liệu có ai đó mà tôi đã từng giúp đỡ không, vì có thể người đó muốn cảm ơn. Mẹ nhắc tôi nhớ đến những lúc tôi đang phi xe đạp vào ngõ và nhìn thấy cô hàng xóm đèo con đi học về, giỏ xe đầy hàng hóa và tôi đã giúp cô xách hàng vào nhà. cũng có thể người gửi hoa bí ẩn là ông cụ sống một mình ở nhà bên kia đường mà tôi vẫn thường hay ra bưu điện gửi thư hộ. Mẹ gợi ý cho tôi như thế bởi mẹ luôn muốn chúng tôi có trí tưởng tượng phong phú và linh hoạt. Mẹ cũng muốn tôi biết rằng tôi được yêu quý, không chỉ từ gia đình, mà còn từ rất nhiều người khác mà có thể tôi không biết. Năm tôi 17 tuổi, cậu bạn dễ thương cao nhất lớp tôi có bạn gái!" Mối tình " đơn phương suốt mấy năm qua đã tôi thực sự "vỡ mộng". Tôi nằm nhà khóc suốt mấy ngày. Vài hôm sau, tôi nhận được một tấm thiếp, màu đỏ: "Khi chuyện buồn qua đi, những niềm vui sẽ tới". Vẫn không ghi người gửi. Tôi được an ủi rất nhiều vì biết vẫn còn có người quan tâm đến mình. Thế là tôi lại khoái chí chạy bổ ra đường chơi. Nhưng cũng có những chuyện mà"người vô danh" không giúp tôi hàn gắn được. Một tháng trước hôm tôi thi tốt nghiệp trung học, bố tôi qua đời vì một cơn đau tim. Tôi quyết định không ra thành phố thi đại học nữa, chỉ thi vào trường cao đẳng gần nhà. Tôi cảm thấy thiếu an toàn khinh khủng. Thực ra, ngay trước hôm bố mất, mẹ và tôi đã đi mua được một chiếc váy rất đẹp để khi đi thi ĐH tôi sẽ mặc. Đó là chiếc váy chấm xanh-trắng giống như của Scarlett O’Hara vậy. Nhưng sau khi bố mất vài ngày, tôi gầy sụt hẳn đi, cái váy trở nên rộng thùng thình một cách ngớ ngẩn. Do có quá nhiều chuyện phải lo, tôi đã quên hẳn không mang chiếc váy đi sửa. Nhưng mẹ tôi không quên nó. Ngay trước hôm nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp cấp 3, tôi thấy chiếc váy được gấp cẩn thẩn đặt trên ghế sôpha. Nó đã được sửa cho vừa với người tôi. Tôi không còn quan tâm đến chiếc váy nhưng mẹ thì có. Mẹ bảo, tôi phải giống như những bông dành dành trắng mà ai đó gửi cho tôi: Mạnh mẽ và kỳ diệu. Mẹ mất 10 ngày trước sinh nhật lần thứ 22 của tôi. Đó cũng là sinh nhật lần đầu tiên ,kể từ năm tôi 12 tuổi, mà những bông dành dành trắng không đến nữa.

 

 

 

              Không chịu buông tay

 Vài năm về trước, vào một ngày mùa hè ở Florida, một cậu bé quyết định đi bơi ở con sông gần nhà. Trời thì nóng mà nước sông thì mát, cậu mừng rỡ hãy ào xuống, bơi ra giữa sông mà không để ý rằng một con cá sấu đang bơi lại phía sau! Cùng lúc đó, mẹ cậu bé đang ở trong nhà và khi nhìn ra cửa sổ, bà hoảng hốt khi thấy con cá sấu tiến ngày càn gần cậu con trai hơn! Hoảng sợ tột độ, bà mẹ lao ra, nhanh gấp nhiều lần cậu bé khi cậu chạy đi bơi, vừa chạy, vừa hét gọi con trai. Nghe tiếng mẹ gọi, cậu phát hiện ra con cá sấu và bơi ngược trở lại về phía bờ-nơi người mẹ đang hoảng hốt đứng chờ. Nhưng quá muộn, đúng khi cậu bơi tới bờ thì cũng là lúc con cá sấu đớp được chân cậu! Từ trên bờ, người mẹ chậm một giây, chộp lấy cánh tay cậu. Và bắt đầu một trận kéo co không cân sức. Con cá sấu khoẻ hơn người mẹ rất nhiều, nhưng người mẹ còn quá nhiều tình thương và không thể buông tay. Lúc đó, một bác nông dân đi qua, nghe tiếng kêu cứu vội vã của người mẹ nên đã vội vã lấy 1 chiếc gậy to ra cùng chiến đấu với con cá sấu! Con cá sấu đành thả chân cậu bé ra. Sau hàng tuần, hàng tuần trong bệnh viện, cậu bé đã được cứu sống. Nhưng chân cậu có một vết sẹo rất to, trông rất khủng khiếp - bằng chứng của lần bị cá sấu tấn công. Một phóng viên tới gặp cậu bé khi cậu đã hoàn toàn bình phục. Phóng viên này hỏi cậu bé có thể cho xem vết sẹo được không. Cậu bé kéo ống quần lên, để lộ vết sẹo cho phóng viên chụp ảnh. Và phóng viên nọ đã nói rằng vết sẹo này cậu bé sẽ không thể nào quên! - Không đâu, hãy nhìn tay cháu đã! - cậu bé nói rồi kéo tay áo lên. Trên tay áo của cậu là một vết sẹo to, thậm chí còn sâu hơn cùng với những vết cào xước rất đậm và kéo dài do móng tay của mẹ cậu - khi người mẹ dồn tất cả sức lực và yêu thương đễ giữ lãi đứa con trai yêu quý. Cậu bé nói với phóng viên: - Chính vết sẹo này cháu mới không bao giờ quên được! Và cháu tự hào về nó, tự hào vì mẹ cháu đã không chịu buông tay.

 

Chiếc khăn quàng

Câu chuyện xảy ra tại Philadenphia và khoảng cuối thế kỉ 19. Một buổi tối mùa đông ,bác sĩ S.Weir Mitchell đang ngồi đọc sách, nhưng sau đó ông đã ngủ quên ngay trên ghế bành. Tiếng chuông cửa bỗng vang lên và ông thức giấc. Đứng trên bậc cửa là một cô gáị Ngoài trời lạnh, tuyết rơi rất nhiều nhưng cô gái chỉ có một chiếc khăn quàng nhỏ choàng ra ngoài bộ váỵ Cô nói với giọng run run: "Mẹ tôi đang ốm nặng. Bác sĩ, xin ông hãy tới." Đi dưới trời tuyết trong đêm tối quả thật chẳng dễ dàng gì, nhưng cuối cùng họ cũng tới được một ngôi nhà cũ. Cô gái dẫn ông tới một căn phòng trên tầng ba. Ông đẩy cửa phòng bước vàọ Trong phòng có một người phụ nữ đang nằm trên giường và ông nhận ra đó là một bệnh nhân cũ của ông. Sau khi khám cho người phụ nữ, ông hỏi: "Con gái bà đâu? Tôi cần cô ấy đi mua thuốc". " Con gái tôi ư", người phụ nữ vô cùng ngạc nhiên, "Nó đã chết một tháng trước đâỵ" "Không thể như vậỵ Cô ấy đã đến gặp tôi Tôi đã nhìn thấy cô ấỵ Cô quàng một chiếc khăn nhỏ". Bác sĩ nói. "Khăn quàng của con tôi ở kia". Người phụ nữ chỉ tay vào chiếc tủ. Đi lại gần chiếc tủ, ông nhìn thấy chiếc khăn quàng đang để trên đó, nó được gập rất gọn gàng, khô ráo không hề có một chút tuyết của buổi tối hôm naỵ

 

Chiếc túi màu nâu

Sáng nào, trước khi cha đi làm, bé Molly cũng có "nhiệm vụ" đưa cho cha chiếc túi đựng bữa trưa. Nhưng một buổi sáng, ngoài chiếc túi thức ăn, Molly còn đưa thêm cho cha một chiếc túi giấy màu nâu. cái túi đã rách, và được chắp vá bởi băng dính cùng những chiếc ghim. - Cái gì trong cái túi này thế? - Cha của Molly hỏi. - Bố cứ cầm đi - Molly cười hớn hở. Không muốn mất thời gian, ông Fulghum -cha của Molly đem theo cả hai cái túi đến cơ quan. Sau mấy tiếng đồng hồ làm việc, ông ăn trưa và mở chiếc túi của Molly. Trong đó có ba viên sỏi, một con khủng long gãy đuôi và hai cái giấy gói kẹo. Ăn trưa xong, ông Fulghum bỏ nhũng đồ ăn thừa và cả những thứ lặt vặt của Molly vào thùng rác. "Con bé toàn giữ những thứ bỏ đi" - Ông lắc đầu lẩm bẩm. Tối hôm đó, Molly chạy lẽo đẽo theo cha và hỏi: - Túi của con đâu, cha? - Túi nào? - Túi con đưa cha sáng nay ấy! - Cha để ở cơ quan rồi! -  Con quên không bỏ thiệp vào  - Molly ríu rít - Trong túi là những thứ con thích nhất đấy, con nghĩ cha cũng thích chơi với chúng khi cha làm việc mệt quá! Cha không làm mất cái túi đấy chứ, cha? - Tất nhiên là không - Ông Fulghum cố nói dối - Cha chỉ quên không mang nó về thôi. Mai cha sẽ lấy về! Molly mừng rỡ đưa "tấm thiệp" cho cha - đó chỉ là một mảnh giấy gập làm tư, và trong mảnh giấy có ghi" I love you, Daddy". Chờ lúc Molly đi ngủ, ông Fulghum vội vã quay trở lại cơ quan. Ông sợ Người lao công dọn những thùng rác, và ông sẽ không lấy lại được kho báu của Molly. Ông Fulghum dốc cả thùng rác ra sàn. Ông nhặt con khủng long gãy đuôi lên, đem rửa sạch khỏi chỗ thức ăn thừa. Cả ba viên sỏi, hai cái giấy gói kẹo, ông cẩn thận bỏ vào chiếc túi giấy màu nâu, dù túi đã bị rách thêm một ít. Sáng hôm sau, ông Fulghum bảo Molly kể cho ông nghe về những thứ trong chiếc túi. Mất khá nhiều thời gian, vì mỗi thứ đều có những câu chuyện riêng, giống như những bạn của Molly vậy. Như hai cái giấy gói kẹo chính là từ những chiếc gói kẹo sôcôla mà ông mua cho Molly, hay con khủng long gãy đuôi là quà của cậu bạn hàng xóm tặng Molly hôm sinh nhật.. Tối hôm đó, Molly lại ôm con khủng long găy đuôi đi ngủ, cùng một với nụ cười.

 

 

Con gái của mẹ

Tôi là con gái của mẹ tôị. Tôi giống mẹ tôi rất nhiềụ Trông giống nhau, tính cách và cùng sở thích giống nhaụ Chúng tôi cùng thích một loại nhạc, cùng thích một kiểu quần áọ Và chúng tôi luôn ủng hộ, giúp đỡ nhau Khi tôi khoảng 15-16 tuổi, mọi người thường nói: "Trông giống mẹ thế!". Những lúc ðó, tôi hơi khó chịụ Dù tôi biết mẹ tôi xinh ðẹp và dễ mến, nhưng tôi chỉ muốn tôi trông giống tôi, chứ không phải là một bản sao của mẹ. Khi tôi lớn hơn một chút, tôi nhận ra rằng mình không còn bực bội khi mọi người nói thế nữạ Tôi còn thích là đằng khác. Mẹ tôi ðã cao tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, vẫn tập thể dục hằng ngàỵ Nếu bằng tuổi ðó mà tôi trông giống mẹ tôi thì tôi chẳng có gì phải lo cả! Đôi khi tôi và mẹ cùng ði mua sắm, chúng tôi ði hai con ðường khác nhau và cuối cùng khi về nhà, cả hai mẹ con ðã mua những thứ giống y như nhaụ Chẳng hạn, có lần, mẹ và tôi, hai người mua hai cái áo khoác màu hồng, và người này nghĩ là ðể tặng cho người kiạ Mua quà cho mẹ rất dễ, vì cứ chọn thứ gì tôi thích là mẹ cũng thích. Không may, tôi cũng thừa hưởng một số khiếm khuyết của mẹ: mắt tôi kém, tôi thường bị ðau khớp, thiếu kiên nhẫn... Nhưng có ai hoàn hảo đâu Đôi khi, tôi nhìn vào gương và hơi hoang mang. Dường như tôi nhìn thấy mẹ tôi hồi trẻ - vài thập kỷ trước. Bây giờ, tôi cảm thấy thoải mái với ngoại hình giống mẹ của mình, và tôi biết khi nào tôi bằng tuổi mẹ, tôi sẽ tự hào là mình trông giống mẹ. Và tôi đã tự hào rồi đấy chứ, vì tôi là con gái của mẹ tôi

 

 

 

 

Người yêu thời thơ ấu của tôi

“Đôi khi tình yêu thật kỳ diệu. Nhưng sự kỳ diệu đôi khi chi là một ảo tưởng mà thôi” - Javan - Tôi gặp anh Jake khi mới 11 tuổi đầu. Đối với tôi anh không chỉ là người  bạn của anh trai tôi, lúc đó Jake 13 tuổi. Jake và anh thường ngôi trong phòng đóng kín cửa để lắc lư đầu theo nhạc của nhóm Guns'n Roses. Tôi thường tìm cớ gõ cửa phòng anh tôi, chỉ để liếc nhìn hay mỉm cười với Jake. Tôi thấy có cái gì đó thật hấp dẫn trong tiếng nhạc chẳng dễ hiểu chút nào từ phòng anh tôi phát ra. Nhưng tôi chỉ là em gái của Phil , nên đã có khoảng cách: anh chỉ là người bạn và tôi chỉ là cô em gái ưa gây phiền toái, hai bên dường như không hòa hợp được. Rồi Jake đi học xa, tôi nhớ lắm sự hiện diện của anh trong nhà mình, dù đó chỉ là sự hiện diện đằng sau cửa phòng đóng kín của anh trai tôi. Vài tháng sau khi đi khỏi, Jake viết thư cho Phil, cuối thư là những dòng chữ viết vội vàng: "Cho tớ gửi lời thăm em gái cậu. Nó vẫn lém lỉnh đấy chứ ?" .Tôi sống bằng những dòng thư như thế trong nhiều tháng trời ; với trái tim xao xuyến. Mùa hè năm 1993, Jake trở về nhà. Một tối nọ, chuông điện thoại nhà tôi reo vang. Khi tôi nhấc ống nghe, giọng ở đầu dây bên kia vang lên: "Chào Leesa, Phil có nhà không em?" Tôi cố nhớ xem giọng nói quen thuộc ở đầu dây bên kia là của ai. Sau vài giây,tôi nhận ra là anh. "Ồ, anh Jake ! Anh Phil không có ở nhà. Anh đang ở đâu vậy? " - Giọng tôi run run. Tôi không thể tin vào tai mình khi Jake đáp: "Cranbrook". Anh đã về đến nhà . Tình bạn của chứng tôi đã bắt đầu lúc anh nói tiếp: "Ồ, nếu Phil không có nhà thì em phải nói chuyện với anh thôi ". Tối đó, chúng tôi cùng nhau dạo chơi công viên hằng giờ.Tôi đã dắt theo một bạn, tính là ghép cô bạn mình với người mà Jake dẫn theo. Tôi quan sát lúc Jake nói cười với cô bạn Mel của tôi. Tôi không tính rằng mình sẽ làm công việc ghép đôi cho ai đó. Rõ ràng Jake là có quan tâm đến Mel. Khi Jake và Mel cặp bồ, tim tôi tan nát. Trong tháng đó khi họ chia tay, vì niềm vui ích kỷ , tôi cảm thấy tự mãn. Jake lại gọi điện và chúng tôi đã thôi không nói lại chuyện đó. Nỗi giận hờn của tôi về việc anh hẹn hò với Mel đã qua đi nhanh chóng. Thật khó mà giận anh Jake. Dù chẳng mấy chốc sau, Jake trở lại trường học, anh chỉ gửi thư cho tôi với những lời dặn dò cuối thư: "Cho anh gửi lời thăm Phil". Mối quan hệ của chúng tôi ngày càng trở nên sâu sắc hơn.Hai năm sau, anh rời trường học, chỉ để đi xa hơn. Tôi tưởng là cả hai sẽ xa cách,nhưng chúng tôi lại gần nhau hơn. Chẳng cần mất nhiều thời gian , tôi nhận ra mình đã thật sự yêu Jake. Tôi thấy mỗi lần anh ghé thăm giống như một cuộc phiêu lưu tâm hồn mới lạ. Chúng tôi hồn nhiên trò chuyện đủ thứ như trẻ con, không sao dứt ra được. Chúng tôi cùng cười đùa, chia sẻ những điều bí mật, và tôi luôn sợ một ngày anh phải trở về nhà. Mỗi lần anh tới thăm, tôi đểu tự nhủ: " Đây này, ta sắp sửa nói cho anh biết ta đang cảm thấy thế nào ". Tôi tự hứa sẽ làm chuyện đó trước khi anh đi , nhưng chưa bao giờ có đủ cam đảm để thú nhận cảm giác thật sự của mình. Anh Jake đã về nhà cách đây mấy ngày. Tôi đã thề với mình rằng lần sau sẽ không như thế, chuyện đó đã qua rồi và không bao giờ xảy ra nữa . Trong khi chúng tôi đang che đậy cảm xúc của mình, chúng tôi không bao giờ nói ra. Tôi đã quyết tâm kể cho anh nghe cảm giác của mình như thế nào, rằng tôi yêu anh. Những lời nói trôi tuột khỏi miệng tôi. Anh cắt ngang những lời nói, cúi người xuống và hôn tôi . Tôi cứ mong là mình cảm thấy hoàn toàn hạnh phúc, nhưng ngạc nhiên là không. Đây là anh Jake, tôi bắt mình nhớ lại. Mình còn nhớ không? Mình yêu anh ấy! Tôi vẫn không cảm thấy gì cả. Khi anh nhìn tôi, tôi có thể nói là anh cũng cảm thấy như vậy. Tôi đã tin rằng nụ hôn của anh Jake sẽ giống như mảnh cuối của trò chơi ô chữ trong trí tưởng tượng của tôi. Tuy thế, không hiểu sao những mảnh của ô chữ này lại không khớp nhau. Hôm nay Jake lại đi nữa và lần này, sự ra đi của anh không phải là bi kịch cho tôi. Chúng tôi là những người bạn tốt của nhau, không có gì hơn và sẽ mãi mãi như thế. Vì thế đây không phải là kết thúc câu chuyện. Có thể người yêu thuở thiếu thời của tôi, không giống như vị hoàng tử trong truyện thần tiên, nhưng chúng tôi vẫn có thể sống hạnh phúc sau đó.

Leesa Dean