VÀI NÉT LỊCH SỬ CỦA NGƯỜI THỨC HÓA

 

I . - MIỀN BẮC VIỆT NAM

LÀNG THỨC HÓA BÙI CHU

Thời kỳ 1828- 1845
Thức Hóa nằm trong 14 ấp, trại vùng ven sông Sò, thuộc Tổng Hoành Thu được thành lập thời Minh Mệnh (1820-1841) con vua Gia Long. Nguyễn Ánh hiệu Gia Long nhờ sự trợ giúp của phương tây lấy lại ngôi vua năm ,1802. Năm 1820 Gia Long băng hà. Trong 18 năm trị vì, đất nước yên bình, thịnh vượng, mở mang mọi mặt trong đó chú ý đế khai hoang lập làng mở rộng diện tích nông nghiệp.

Trong tài liệu nghiên cứu lịch sử có ghi: “Thế kỷ XIX. Nhiều công trình khai hoang xuất hiện ở vùng hạ châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (1) trong cả hai thời kỳ trên thì những công trình khai hoang do triều đình tổ chức là to lớn và hoàn thành nhanh chóng. Ở đồng bằng sông Cửu Long, triều đình đã huy động hàng vạn binh lính và dân phu dưới sự chỉ đạo của Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại đào kênh Thoại Hà, Vĩnh Tế, khai thác vùng tứ giác Long Xuyên (sau này là địa phận của người Thức Hóa di cư 54 tới ở). Ở ven biển Bắc Bộ, Nguyễn Công Trứ tổ chức hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn và hai Tổng Hoành Thu, Ninh nhất. Ở hai đầu đất nước đều đạt thành tựu rực rỡ. Do đất nước mở rộng, kinh tế nông nghiệp phát triển nên đời sống dân ,sinh ổn định đất nước yên bình- mọi mặt mở mang, trong đó đạo Công giáo cũng phát triển mạnh.

Khi Gia Long băng hà truyền ngôi cho con là Hoàng Ðảm hiệu Minh Mệnh (1820). Về mặt phát triển kinh tế, xã hội vẫn theo đường lối của vua cha, chú trọng mở mang đất đai nông nghiệp.Thức Hóa là một ấp thuộc hạ Châu Thổ sông Hồng- mảnh đất được khai lập giai đoạn này. Ðể rõ thêm lịch sử quê hương Thức Hóa, chúng ta xem sơ lược về công cuộc khai lập Tổng Hoành Thu (Trích văn bản của Phan Ðại Doãn).

Hoành Thu là tổng lớn (bao gồm Thức Hóa) nằm ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Ðịnh. Trước năm 1828 đây là vùng đất hoang, mới được bồi lên khoảng 40 năm (1780) là một phần trong cả vùng phù sa bồi rộng lớn của trấn Sơn Nam cũ. Cho đến cuối những năm 20 của thế kỷ XIX, Hoành Thu vẫn là rừng rú vẹt. Ngày nay khi đào sâu xuống lòng đất vẫn thấy dấu vết của cây cối hoang dại và vết tích của bãi biển. So với toàn bộ miền sa bồi ven biển Nam Ðịnh, thì Hoành Thu có đặc điểm địa lý riêng biệt. Chính do đặc điểm này, nên cách thiết kế làng xóm, thủy lợi có khác với Tiền Hải, Kim Sơn. Bắc và Ðông Hoành Thu là các làng cựu thuộc tổng Hoành Nha. Một giải phía đông chạy dọc theo sông Cồn, nhất là các làng được hình thành từ thế kỷ XV đến thế kỷ XII, như Quất lâm thượng, Quất lâm hạ, Ðan phượng, Thanh khiết, Tiên chưởng, Xa châu. Vì vậy việc khai hoang ở Hoành thu không tiến về Ðông lấn biển. Tây Hoành Thu là sông Ngô đồng, một nhánh của sông Hồng chảy ra biển qua cửa Hà lạn. Sông Ngô đồng nguyên trước đó khá rộng, cửa Hà lạn trước nằm trong đất liền, cách biển hiện nay khoảng 600m. Sông Ngô đồng còn gọi là sông Sò, có vị trí rất quan trọng.

Về thời điểm khai lập Tổng Hoành Thu, tài liệu ghi: “Tổng Hoành Thu bắt đầu khai khẩn vào tháng 3 năm 1828. Ðến đầu năm sau thì được hình thành với 14 ấp, trại, giáp. Có 2850 mẫu ruộng đất và 301 suất đinh. Trong thời gian ngắn công việc khai hoang đã thành công. Cố nhiên nhiều năm sau vùng đất mới vẫn phải tiếp tục củng cố” (nguyên văn).
Ðây là 14 ấp, trại, giáp của tổng Hoành thu thời kỳ mới thành lập
Tên ấp trại và người đứng ,nguyên đơn lập ấp, trại:

1- Ấp Tồn thành 31 suất - Nguyễn Nhu, dân nghèo.
2- Ấp Bỉnh gy 31 suất – Vũ Văn Huân, dân nghèo.
3- Ðịch giáo 32 suất – Thức Hóa” có gì khác?

Theo tài liệu nghiên cứu lịch sử chung trong “Ðại Nam Thực Lục Chính Biên” thì công cuộc khai lập đồng bằng sông Cửu Long và hạ châu thổ sông Hồng, đều ở triều đaị Gia Long- Minh Mệnh, từ 1802 đến 1840. Tuy nhiên được chia làm hai thời kỳ. Thời Gia Long khai khẩn theo phương thức “cá nhân mtự phát”. Không mang tính cộng đồng và Chính phủ không hỗ trợ, nên thường là thất bại. Trong đó mảnh đất Thức hoá xưa- do ông Nguyễn Ðình Cẩn người Hải Dương chiêu mộ quân ở Hải Dương, Hưng yên đến khai khẩn lập ấp đầu thế kỷ XIX (1805- 1820) đã bị thất bại. Về ruộng đất: Ruộng đất khai hoang ở Hoành Thu cứ 100 mẫu thì 30 mẫu là đất ở, 70 mẫu là ruộng đất.
Ðất được chia làm 4 loại:

Ðất thổ cư, làm nhà, vườn, ao hồ.
Ðất tha ma, bãi thả trâu bò.
Ðất dựng đình chùa, nhà thờ.

Thức Hoá làm Thánh đường.

Ðất canh tác. Các loại ruộng đất trên được phân làm hai. Một nửa là “Tư điền” gồm đất và ruộng thuần hoá được chia cho nguyên mộ, thứ mộ, tòng mộ, những người trực tiếp ứng mộ và tham gia lao động từ khi đắp đê ngăn mặn đến khi hoàn thành. Theo quy định của tổng Hoành Thu thì mỗi suất được hai mẫu “tư điền quản nghiệp”. Tuy nhiên tùy theo mỗi Ấp, Ấp nào quai đê khai khẩn được nhiều thì phần mỗi suất tăng lên.
Thức Hóa có 31 suất, mỗi suất được 2,5 mẫu. Tư điền quản nghiệp, trong đó: Ðất là 1,8 mẫu, còn lại là ruộng. Ngoài tư điền tư thổ, còn lại là ruộng , công điền công thổ sau khi đã để lại làm đình, chùa nghiã điạ, nhà thờ. Thức Hoá để lại 6 mẫu Bắc Bộ làm khu Thánh đường, nhà xứ và 2 mẫu ở phía Tây bắc khu dân cư làm nghiã địa. Có nơi để lại ruộng lính (gọi là đồng binh), ruộng lão ruộng tư văn (Thức Hóa gọi là đồng quan- tức trùng 95). Loại ruộng này coi như nửa công, nửa tư. Còn lại một phân cho nhân đinh theo chế độ ruộng khẩu phần theo lệ quân điền Gia Long: Ba năm chia lại một lần. (Trích nguyên văn trang 28 cột một) Có chính sách quy chế rõ ràng, tạo mnên khí thế lao động mạnh mẽ, công việc nhanh chóng. Với tư liệu này, và bản di cảo bằng chữ Hán các cụ Thức Hóa để lại “Lập Làng vào năm 1845” có hai lý do:


Lý do thứ nhất là: Năm 1829 mới “hình thành” chứ chưa hoàn thành. Trong tài liệu nghiên cứu lịch sử có ghi: “Việc quai đê gặp rất nhiều khó khăn gian khổ. Nguyễn Công Trứ phải về tận nơi xem xét, cứ đắp xong, đến mùa lũ, lại bị phá. Mấy năm sau mới hoàn thành khoảng 1832 (trang 28 cột 2) Trong thời gian ngắn, cuộc khẩn hoang đã thành công. Cố nhiên nhiều năm sau vùng đất mới, vẫn phải tiếp tục củng cố (Thức Hóa là 16 năm). (Trang 29 cột 2) .


Lý do thứ hai là: Triều đình thời ấy quy đinh. Nếu là làng phải có diện tích từ 600 mẫu và 50 suất đinh. Thức Hóa năm 1829 mới có 31 suất và phải đến năm 1845 mới hội đủ hai yếu tố: diện tích và suất đinh để lập làng. Như vậy năm 1845 là năm cha ông ta hoàn thành quai đê, đắp đê vững chắc ổn định, mở thêm diện tích và số người đến sau là tòng mộ, thứ mộ mới có đủ suất đinh, đủ ruộng đất để lập làng, có tên gọi: Làng Thức Hóa và cũng là Giáo Họ Thức Hóa. Song việc ghi chép xưa bằng chữ Hán lại chỉ ghi tóm tắt là: Lập làng năm 1845. Như vậy cũng là chính xác.

Tổ Hoành đã sử dụng điều kiện có sẵn, chỉ gia công nạo vét sâu rộng thêm, một nhánh của thượng lưu sông Ngô đồng (Sông Sò). Trên trục sông này dân các ấp đào mương dẫn nước- năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) người Hoành Thu lại hoàn thành 3 cống thoát nước ra sông Ngô đồng ở Du Hiếu, Thức Hoá và Hoành Nha. Như vậy cống Thức Hóa thường gọi là cống Tây, được xây dựng năm 1832 ... Khi thành lập các làng các xã, ấp, trại, giáp những quan hệ làng xóm cũng đặc biệt lưu ý; thường thì người cùng quê hương dòng họ đều được tổ chức trong cùng một , đơn vị cư trú “điển hình như Thức Hóa trong số 31 người ứng mộ có tới 29 người họ Ðinh từ Phú Nhai đến”. Tình cảm họ hàng, quê hương, tín ngưỡng, tôn giáo cũng được xây dựng như quê cũ. Việc khai hoang thành lập làng Thức Hóa thực sự là một quá trình lao động gian khổ: Hai lần thất bại. Hai năm đắp đê (1828- 1829) và 15 năm củng cố đê điều, khai hoang phục hóa, làm thuỷ lợi, phân canh, phân cư đời sống ổn định để có một làng Thức Hóa vào năm 1845. Trong đó phải kể đến công lao to lớn ban đầu hình thành ấp Thức Hóa của ông Ðinh Viết Hưng, người lý trưởng đầu tiên- ứng đơn nguyên mộ lập ấp (1828-1829). Góp vào sự nghiệp chung lập tổng Hoành Thu làm nên một dấu ấn lịch sử quê hương.

Thức Hóa những năm 1950 trở về trước giai đoạn xây dựng và phát triển còn một dải ruộng phía Tây sông Sò. Lấy tỉnh lộ 21 làm trục đối xứng. Từ đường 21 trở lên đế Ðập Tầu gồm 2 cánh đồng; phía bắc khu”Chóp chài” quanh Miếu Bà 17 mẫu. Từ cống Ðập Tầu đến lộ 21, có diện tích 85 mẫu. Xưa gọi là Cồn Lung – có thời gian gọi là đồng cụ Chánh Toàn. Từ đường 21 xuống giáp ấp Hà Lạn có 2 cánh đồng:cánh đồng giáp Hà lạn có diện tích 25 mẫu. Lúc đầu gọi là Ðồng Giang. Sau gọi là đồng cụ Cựu Hậu. Từ đồng Giang trở lên giáp lộ 21 là đồng Nam Ðồng. Dải ruộng trên trục lộ 21 cụ chánh Toàn có 20 mẫu, người nhiều nhất, cụ còn là người truyền giáo đỡ đầu xây dựng giáo họ Thanh Khê xưa thuộc xứ Thức Hóa, (nay thuộc xứ Trung Thành) nên dải đồng này gọi là đồng cụ Chánh Toàn. Dải ruộng dưới trục lộ 21, cụ Cưụ Hậu có 25 mẫu (nhiều ruộng nhất) cụ còn làm truyền giáo đỡ đầu xây dựng giáo họ Nam Ðồng- 1970 thuộc về trước thuộc xứ Thức Hóa – nay thuộc xứ Trung Thành. Dải ruộng này xưa gọi là đồng trùng Nam đồng – sau đổi tên là đồng cụ Cựu Hậu.
Danh sách 31 nguyên mộ lập làng:
1- Ông Ðinh Viết Hưng – Lý Trưởng
2- Ông Ðỗ Viết Xuân
3- Ông Dinh Viết Nhương
4- Ông Ðinh Viết Huyến
5- Ông Ðinh Viết Lai
6- Ông Ðinh Viết Thạc
7- Ông Ðinh Viết Nhậm
8- Ông Ðinh Viết Khánh
9- Ông Ðinh Ðức Dụ
10- Ông Ðinh Viết Hào
11- Ông Ðinh Viết Thiệu
12- Ông Ðinh Năng Thi
13- Ông Ðinh Ðức Hậu
14- Ông Ðinh Viết Tấn
15- Ông Ðinh Khắc Thuật
16- Ông Ðinh Viết Nhưng
17- Ông Ðinh Viết Thiếu
18- Ông Ðinh Viết Liên
19- Ông Ðinh Viết Uý
20- Ông Ðinh Viết Sự
21- Ông Ðinh Viết Tuyến
22- Ông Ðinh Viết Hiệu Sâm
23- Ông Ðinh Viết Tam
24- Ông Ðinh Viết Lục
25- Ông Ðinh Viết Thất
26- Ông Ðinh Viết Tảo
27- Ông Ðinh Viết Thịnh
28- Ông Ðinh Viết Tường
29- Ông Ðinh Quang Huy
30- Ông Ðinh Viết Thế
31- Ông Ðinh Viết Hiển


THỨC HÓA TỬ VÌ ÐẠO


Thời kỳ đầu vua Tự Ðức (1847 – 1855) cấm đạo, chủ yếu là bắt chém giết người giảng đạo. Còn đối với người dân theo đạo – Tự Ðức nhắc nhở: “Ra sức dụ kẻ đạo Datô bỏ đàng tà, cùng bắt nó làm việc tế thần và cúng tổ tiên. Khỏi một năm kẻ nào còn cứng lòng, cố chấp thì phải thích tự vào má; hết hai năm nếu còn bất khẳng, thì đàn ông sẽ phải xung quân, còn đàn bà bắt làm tôi các quan”... Những quy định trên cùng với việc bắt giết mặc lòng, dấu chỉ người theo đạo một nhiều và nhiều người xưng đạo ra tỏ tường. Việc hành đạo ở Thức Hóa vẫn ở kỳ bình yên... vì là nơi dân cư mới. Tuy nhiên thượng thư Nam Ðịnh Nguyễn Ðình Tân, năm 1856 sức cho các phủ huyện “khai sổ nhân danh các xã có đạo, cùng biên tên các kẻ có đạo chẳng kỳ đàn ông, đàn bà. Ðến ngày đã hẹn thì sai quây vây các họ có đạo mà xông vào bắt bổ đạo”. Lúc đó Thức Hóa còn yên.
Tình hình càng ngày càng phức tạp hơn khi Hoàng Bảo là anh trai Tự Ðức khởi binh ở miền trong. Ngoài Bắc cũng có một số người chống lại triều đình như Lê Huy Cự (Bắc Ninh) và Cao Bá Quát (Bắc Ninh) nhà vua nghi nan và đổ lên đầu các người có đạo. Năm 1861 – Tự Ðức ra chỉ cấm đạo. Ðiều thứ nhất: Hễ ai có đạo Datô dù nam nay nữ, già, trẻ thì phải phân sáp vào các làng lương dân. 26 Thức Hóa Miền Ðông Hoa Kỳ 27 Ðiều thứ hai: Mỗi một làng cứ 5 người thì phải nhập một quân Datô. Ðiều thứ ba: Các làng toàn tòng Datô phải phá bình trị. Ðiều thứ bốn: Các điền thổ những làng ấy phải phân chia cho các làng lân can cầy cấy và nộp thuế cho vua. Ðiều thứ năm: Các kẻ đi đạo Datô phải thích tự vào má, một bên hai chữ tả đạo, một bên tên phủ huyện (Sách đã dẫn trang 88). Sau khi Tự Ðức ra chỉ dụ trên, quan thượng thư Nguyễn Ðình Tân ra sức vây bắt người theo đạo như kế hoạch đã đề ra. Năm ấy Thức Hóa đã bị bắt 28 chủ hộ, trong đó có cả lý trưởng cựu Ðinh Viết Hưng. Những người bị bắt phải giam tại Nam Ðịnh, bị cầm tù, bị cầm tù, bị cực hình tra tấn buộc phải “quá khóa”. Nhưng tất cả đều “bất khẳng” nên đã phải đeo gông giải sang Quỳnh côi Thái bình chịu tử vì đạo. Các vị anh hùng tử đạo của người Thức Hóa đó là:


1- Phêrô Ðinh Viết Nhuần. Bị cắt cổ chết
2- Ðaminh Ðinh Viết Tuất, bị đánh chết
3- Ðaminh Ðinh Viết Hiếu, bị đốt chết
4- Ðaminh Ðinh Viết Ánh, bị chôn sống
5- Phêrô Ðinh Viết Hai, bị chôn sống
6- Ðaminh Ðinh Viết Uông, bị cắt cổ chết
7- Gioan Ðinh Viết Tấn, bị cắt tiết chết
8- Ðaminh Ðinh Viết Trữ, bị chôn sống
9- Phanxicô Ðinh Viết Toan, bị cắt tiết chết
10- Ðaminh Ðinh Viết Tuy, bị cắt cổ chết
11- Ðaminh Ðinh Viết Hiêng, bị cắt cổ chết
12- Ðaminh Ðinh Viết Cận, bị chôn sống
13- Ðaminh Ðinh Viết Triển, bị cắt tiết chết
14- Gioan Ðinh V. Hoán, bị cắt cổ chết
15- Ðaminh Ðinh Viết Hiệu, bị đốt chết
16- Phêrô Ðinh V. Siêu, bị đốt chết
17- Ðaminh Ðinh V. Khánh, bị đốt chết
18- Ðaminh Ðinh Viết Thuật, bị đốt chết
19- Ðaminh Ðinh Viết Phổ, bị đốt chết
20- Ðaminh Ðinh Viết Triều, bị đốt chết
21- Gioan Ðinh Viết Thùy, bị cắt cổ chết
22- Phêrô Ðinh Viết Hưng, bị đốt chết
23- Ðaminh Ðinh Viết Huy, bị chém chết
24- Ðaminh Ðinh Viết Uý, bị cắt tiết chết
25- Ðaminh Ðinh Viết Nhiêu, bị cắt cổ chết
26- Ðaminh Ðinh Viết Hiển, bị cắt tiết chết
27- Tôma Ðinh V. Cung, bị cắt cổ chết
28- Ðaminh Ðinh Viết Miêng, Hài cốt tại Phú nhai.


Ngoài số hành quyết trên cò hàng chục người trốn thoát, sống chui, sống lủi. Dân làng, đàn bà trẻ con không những đau xót về nỗi mất mát: Kẻ mất cha, người mất con, mất chồng, mất an hem ruột thịt. Bên cạnh là nỗi sợ, cũng phải chạy trốn, phân tán nơi này nơi khác để khỏi bị bắt phân sáp sang các làng dân lương. Nguyện đường và taì sản giáo họ bị triệt phá... Mọi sự kiện hết sức thảm khóc thê lương của người Thức Hóa sau16 năm lập làng (1845 – 1861) một dấu ấn ghi vào lịch sử quê hương để lại muôn đời sau. Lịch sử địa phận trung ghi: ... Trong 5 năm Tự Ðức cấm đạo (1856 – 1861). Ðịa phận Trung mất: Một vain, sáu nghìn người, ba Ðức Cha, 38 cụ Linh Mục tử vì đạo (trang 99). - “Phỏng một vạn người kỳ mục phải giam cầm vì đạo, phải cấm cốc mà chết - hay là phải đi lưu. Có độ 100 làng bị phá thành bình địa, khoảng hai nghìn họ đạo bị mất gia tài, điền sản, độ 300 ngàn bổn đạo bị phân sáp vào các làng lương dân”. “Còn các nhà thờ, các nhà chung, nhà tràng, nhà tiểu nhi, nhà chị em thì phá hết. (Sách đã dẫn trang 100). Tự Ðức điên cuồng cấm đạo Thiên Chúa, nhưng thế và lực một ngày một suy yếu do chế độ hà khắc, nhân dân chán ghét. Triều đình chia rẽ bè phái, quan lại tham nhũng, trong nước nhiều cuộc nổi dậy chống triều đình, mối nguy cơ đe dọa từ bên ngoài ngày một tăng. Và cuối cùng năm 1862 Tự Ðức đã phải ký hòa ước với Pháp ngày 05 -01 – 28 1862. Ngày 13-01- 1862. Tự Ðức ra chỉ thị từ bỏ cấm đạo. Kể từ năm 1864 Thức Hóa trở lại thời kỳ bình yên, tiếp tục củng cố và ổn định đời sống. Từ 1864 đến 1900, 36 năm ấy Thức Hóa với “thiên thời, điạ lợi, nhân hoà”- phát huy tiềm năng kinh tế là nông nghiệp và khai thác thủy sản. Về nông nghiệp là nơi đất rộng, được thuần hóa dần, diện tích canh tác ngày một mở rộng, luá năng suất mỗi ngày một tăng cao. Về tôn giáo: Nền kinh tế phục hồi nhanh chóng – ổn định đồng thời đời sống tâm linh cũng được chú trọng. Năm 1870 bắt đầu đi vào xây cất thánh đường giáo họ. Thánh đường bằng gỗ lim, theo kiểu Á đông, bảy gian hai hàng hiên. Vì xà chạm trổ nổi long vân, mái lợp ngói nam – hai đầu mái cong giống như đình làng, cao đẹp. Tôn nhận Ðức Mẹ Truyền Tin làm Quan Thầy. Lúc đó Giáo họ Thức Hóa còn là họ lẽ của Giáo xứ Quất Lâm.

Cuối thế kỷ 18 – Thức Hóa có thầy giảng về giảng đạo và giáo lý. Cũng trong thập kỷ này- Thức Hóa ghi thêm một sự kiện là di chuyển hài cốt 28 vị tử đạo từ Quỳnh côi , Thái Bình về quê hương.
Năm 1883 đến năm 1885 Ðức Giám Mục Thuận lập án các vị tử đạo lầ thứ hai thời Tự Ðức (1861 – 1862) ở Quỳnh Côi Thái Bình. Sau đó Thức Hóa đã xin và được Ðức Cha cho thực hiện. Việc đưa hài cốt các vị tử đạo về quê hương được tổ chức trọng thể, chu đáo, tốn kém và công phu được tiến hành từng bước. Hài cốt 27 vị được đưa về an táng tại đất thánh phía Ðông Nam Thánh Ðường với nghi thức trọng thể.

 

Giai Đoạn 1950- 1975

Tháng 9- 1949, quân viễn chinh Pháp đổ bộ vào đồng bằng Bắc bộ nói chung- Nam định nói riêng.

Theo lịch sử cận đại, thì cuộc chiến đã nổ ra từ ngày 20-12-1946, nhưng đối với đồng bằng nói chung và Nam định nói riêng vẫn ổn định.

Thức Hoá ngày ấy là một xã có chính quyền, đoàn thể, có lực lượng vũ trang được thường xuyên tập luyện. Có thời kỳ có cả chuyên gia Nhật bản hướng dẫn tập luyện. Tuy nhiên, người Thức Hoá vì theo đạo Công giáo nên có tư tưởng bài cộng, cho nên các đoàn thể, dân quân du kích bị Việt minh nắm đầu cũng chống lại Việt minh.

Ngay giữa năm 1948, ông xã đội trưởng và hàng chục người dưới quyền đã bỏ đơn vị vào Phát diệm tham gia vào quân đội Quốc gia, để rồi tháng 9 năm 1949 cùng với quân đội Pháp đổ bộ về Bùi chu- Thức hoá. Khi ấy chính quyền cấp xã Thức hoá được chuyển sang chính quyền “Ban quân chính xã Thức hoá” của chính phủ quốc gia.
Lực lượng dân quân du kích được chuyển sang lính quốc gia. Duy chỉ còn có hai người theo Viết minh là ông Côn và ông Cự chủ nhiệm Việt minh, nhưng sau đó 5,6 tháng- khi đồng bằng Bắc bộ thuộc về chính phủ quốc gia, thì 2 ông cũng phải quy thuận.

Bước vào năm 1950, sự chống đỡ của Việt minh không còn, vì đã rút vào hoạt động bí mật. Chính quyền quốc gia đã kiểm soát hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Điạ phận Bùi chu có 6 huyện: Xuân trường, Giao thuỷ, Nam trực, Trực ninh, Hải hậu và Nghĩa hưng- được tách ra một tỉnh riêng gọi là tỉnh Bùi chu Tự trị. Giao thủy là một quận, trung tâm quận là Sa châu. Do cha Đinh Cao San người Thức Hoá làm chánh xứ.

Thức Hoá là một xã, một điểm có thế mạnh ở vùng Nam tỉnh Bùi chu. Có thể gọi là trung tâm chiến lược, vì là giao điểm của 3 huyện: Đông hải hậu, Đông nam Xuân trường và Tây nam Giao Thủy lien kết bằng con lố Nam định- Quất lâm. Có con đê ven song Sò và con song Sò là đường thủy từ đầu tỉnh Bùi chu ra biển Đông qua cửa Lạn môn.

Tình hình đã trở nên yên tĩnh, người dân đã sống trong cảnh hoà bình như không có chiến tranh, vì là Công giáo tự trị, nên Thức Hoá có cuộc sống sôi động và hào hứng hơn. Uy quyên trong tổng, trong miền trở lại với Thức hoá.

Thánh đường được tu bổ: Đóng lại các cửa, thay các cửa bằng gỗ tốt. Thay hai tòa cạnh bằng gỗ sơn son dát vàng. Đóng bàn qùy, ghế ngồi trong nhà thờ. Xây lăng đài lưu kính hài cốt các anh hùng Thức Hoá tử đạo.
 Đời sống dân sinh được cải thiện nhanh, trong đó có một số người trở nên giàu có, mua trâu, tâu ruộng đồng xa…. Thức hoá trở thành điểm đến của các nơi trong vùng, các cuộc lễ lớn trong năm được tổ chức rước trọng thể….

Năm 1950, một vinh dự lớn đối với Thức Hoá là được toà Giám mục Bùi chu (đức cha Phạm Ngọc Chi) phong là xứ đầu hạt. Hạt Thức hoá có 6 xứ là: Thức Hoá, Du hiếu, Quất lâm, Sa châu, Ngưỡng nhân và Hoành nhị. Do cha Lương Tri Thức, chánh xứ Thức Hoá làm Quản hạt. Luôn có 3 cha, 1 thầy xứ và 2 đế 3 thầy giảng, 2 đến 3 lao công.

Tháng 5 năm 1953, quân đội viễn chinh Pháp và quân đội chính quyền quốc gia mở cuộc tấn công lớn, rồi đóng chốt lên đất Thức hoá. Thức hoá trở thành một điểm nóng của cuộc chiến.

Với lợi thế, Thức Hoá là khu dân cư riêng biệt, có đồng ruộng và dân cư bao bọc, nên đồ Thức hoá được mở rộng, đắp lũy đất vây quanh làng, châ dày 2m, mặt lũy 60cm, cao 2m. Cứ 10m lại có 1 ổ tác chiến. Đường làng, khoảng 50m lại có một chiến lũy đắp đất ngang đường là một ổ tác chiến.
Nhà xứ là sở chỉ huy, nhà dòng nữ tu, thánh đường, nguyện xóm như một pháo đài đề chống giữ. Hai mái nhà thờ, mỗi bên đều kẻ 3 hàng chữ lớn khắp mái “Đồn Thức Hoá”.

Bên ngoài là đội quân du kích Việt minh của các làng xã, có khi là bộ đội chủ lực huyện, chủ lực tỉnh phối hợp bao vây Thức Hoá, nhưng không dám tấn công qua hàng luỹ kiên cố, chỉ nằm ngoài và bắn vu vơ vào chẳng có mục tiêu.

Để bảo vệ đồn, Thức hoá đã phá bỏ các cầu qua song. trừ một cầu cuối nhà thờ. Giải pháp này nhằm mục đích “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Những gánh nặng thêm cho việc bảo vệ đồn là: người trong làng đổ vào đồn Thức hoá rất đông. Nào lính, nào người tham gia chính quyền các cấp trong vùng, nào người cấu an lánh nạn, nào người quy thuận, v.v…
***

Sau khi quân đội Pháp thất thủ Điện Biên Phủ (7-5-1954), quân lính đồn Thức hoá tỏ ra hoang mang rã rời. Chính người chỉ huy ngày ấy biết hiện tượng cũng phải thốt lên: Thức hoá mất vào tay Việt minh lúc nào thì mất, không thể chống đỡ nổi.

Rồi đêm ngày 3-5-1954, sau ít giờ giao chiến, quân đội Việt minh đã làm chủ tình hình, quân chính quyền quốc gia thất thủ. Người bị chết, người bị bắt, người trốn chạy. Theo tài liệu thông báo thời chiến thì số chết và bị thương là 40 người, nhưng người Thức hoá đau lòng hơn cả là Cha Tuyên uý Phạm Minh Ký bị tử trận.

Thức Hoá sau ngày ấy là một sự đau đớn khó tả. Những gia đình đau thương vì có người chết trong cuộc chiến – có gia đình nặng lòng vì có người thân bị bắt, lo lắng về sự trả thù bằng tra tấn đánh đập….

Một sự rối loạn trong đầu óc ấy ví như “gà phải cáo” không phải ngày một, ngày hai mà là kéo dài hàng tháng, hàng năm và lâu dài. Một nhà thờ nào đấy có câu:

Chiến tranh như một cơn bão lớn
Thổi xới tung mọi số phận con người

Ngày 20/7/1954 là ngày chia đôi đất nước theo hiệp định Giơnevơ ở Thụy sĩ. Việt nam chia làm 2 miền: Bắc và Nam. Lấy vĩ tuyến 17 làm biên giới tạm thời. Sau hai năm sẽ tổng tuyển cử cả nước, thống nhất tổ quốc.

Ký là vậy nhưng thựchiện không vậy. Tuy nhiên với Thức hoá, hiệp định đình chiến có những sự kiện được coi là giải toả một phần lo lắng.

Trong thời gian đầu tất cả các tù nhân được trao trả tự do hoặc trao đổi tù binh. Mọi người được quyền chọn chế độ mình đã theo hoặc mình thích. Từ những quy định ấy, người Thức hoá chọn chế độ mình đã theo nên lần lượt di cư vào Nam.

Rồi cả cha xứ Thức hoá, người chủ chăn cũng bỏ cả đàn chiên mà đi. Một cuộc ra đi, gọi đúng hơn là cuộc “đại di dân” dồn dập và quyết liệt. Trong vòng mấy tháng cuối năm 1954 đầu năm 1955 mà đã có hơn 260 gia đình, 1260 nhân khẩu bỏ ra đi vào Nam, chiếm tỉ lệ 65% dân số Thức hoá.

Cuộc đại di dân cũng cọ hậu quả không lường, là: Thức hoá thưa dân, ruộng nhiều, người ở lại phân tâm buồn nản, ruộng đất cấy cày không hết, các làng xã bên đến lấy và nhất là các làng ven song Sò, đồng Cồn Lung, khu vực miếu Bà và đập Tầu, đồng cụ chánh Toàn từ đập Tầu đến đường 21, Rồi đồng cụ Cựu Hậu từ đường 21 trở xuống đến Trùng quang, đến Hà lạn. bốn cánh đồng hơn 200 mẫu không chủ, không cấy, dân làng bên chiếm lấy.

Đất chuyển chủ, thì giáo họ cũng chuyển xứ. Giáo họ Thanh khê- xưa cụ chánh Toàn nâng đỡ xây dựng nay thuộc xứ Trung thành. Giáo họ xưa cụ Cựu Hậu nâng đỡ xây dựng cũng chuyển về xứ Trung thành.

Năm 1956, cải cách ruộng đất.

Theo đường lối chính sách nhà nước: “Đánh đổ giai cấp địa chủ, thực hiện khẩu hiệu: người cày có ruộng” ! Với ý nghĩa chính trị rất to lớn, một cuộc đấu tranh long trời lở đất; một mặt trận Điện Biên phủ lấn thứ hai, làm cho biết bao nhiêu người phải chết oan ức tức tưởi.

Trong cuộc thanh trừng này, nhà nước phân định thành phần giai cấp ở nông thôn, được chia làm 5 thành phần:

  1. Địa chủ, 2-phú nông, 3-trung nông, 4- bần cố nông, 5- cố nông.

Thức hoá có tới 30 địa chủ, nhưng may mắn là phần lớn số địa chủ đã di cư vào Nam năm 1954. Số còn lại có một Chánh Tổng bị bắn là ông Chánh Đinh Viết Tiến (bị ghép cường hào).

Từ phong trào tố khổ này, ngày nào cũng họp và thường xuyên có các phiên toà xét xử địa chủ. Toà ánh nhân dân do bà chủ tịch làm chánh án phiên toà tuyên án. Không căn cứ pháp luật, mà căn cứ vào tội do dân tố để luận án (trong lúc các cán bộ cứ xách động nhân dân tố cáo lẫn nhau). Tất cả những tài sản, ruộng đất của địa chủ bị tịch thu chia cho nông dân.

      Thời thế đảo lộn lăng nhăng
Ông hoá ra thằng rồi thằng hoá ông

Đến năm 1957, nhà nước tiến hành sửa sai cải cách ruộng đất đến những năm đầu thập kỉ 70,  15 năm ấy sự việc diễn biến khá phức tạp.

Do bối cảnh lịch sử trong chiến tranh để lại, những người Thức Hoá ngày ấy đa số đông nam giới, người chủ gia đình hoặc trực tiếp, hoặc có liên quan đến chế độ cũ mà nhà nước gọi là tề (người tham gia chính quyền quốc gia) là ngụy, người đi lính và hầu hết có quan hệ là an hem với người di cư vào Nam. Với những chuyện thường ngày xảy ra trong nhà ngoài xóm như rải tờ rơi, xoá xé khẩu hiệu nhà nước, vẽ lên tường chửi, nói xấu chế độ, v.v….

Thời kỳ sửa sai cải cách ruộng đất 1957 - rồi 1958 nói một cách khách quan là một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bên là người Công giáo thực hiện thư chung số 15, 16 và số 17, Toà Giám mục Bùi chu cũng là sửa sai – ai đấu tố sai phải xin lỗi công khai ở nhà thờ, ai nhận của “cải cách ruộng đất” chia cho , phải trả lại người mất.

Một bên là chính quyền, đội cán bộ sửa sai bảo vệ thành quả cải cách ruộng đất, kẻ mang đi người kéo lại, có nhiều người không nhận nhà đất…. và cũng có người nhận xin lỗi… xin lỗi… tại buổi lễ Chúa nhật ở Thánh đường.

Con người ấy, sự việc ấy trong suốt thời gian ấy (1957 – 1971) Thức hoá bị liệt vào nơi sung yếu.
*

Thức Hoá Giai Đoạn Tìm Về Cội Nguồn (1975- 2005)

Đầu năm 1973, tại hội nghị Pari, chính phủ Mỹ ký kết với chính phủ Hà Nội “ngừng ném bom bắn phá Miền Bắc, rút hết quân đội Mỹ ở Miền Nam về nước”. Miền bắc Viết Nam thật sự có hoà bình.

Cùng với thời kỳ ấy, Thức Hoá đón Linh mục Vinh sơn Trần Ngọc Bút về xứ. Thức Hoá từ đấy chuyển sang giai đoạn mới. Với quá trình 30 năm. Thức Hoá chuyển biến đi lên cả về kinh tế, xã hội và tôn giáo bởi những yếu tố: “Sự phát huy nội lực vươn lên của con người quê hương cùng với sự hỗ trợ của người Thức Hoá nơi xa, chung lòng, chung sức xây dựng quê hương nên gọi là: Giai đoạn tìm về cội nguồn.

Tuy nhiên cơ chế vĩ mô xã hội có ảnh hưởng tới yếu tố xây dựng quê hương, nên 30 năm ấy được chia làm hai thời kỳ:

  1. Từ 1975 đến 1990. mười lăm năm này, khi miền Nam, miền Bắc Việt nam thu về một mối, không còn chiến tranh, nhưng ở miền Bắc cơ chế bao cấp càng nặng nề hơn. Xã Giao thịnh đã hợp nhất các hợp tác xã nhỏ thành HTX toàn xã với tên gọi Đại Thắng. Thức Hoá còn lại là 3 đội sản xuất của HTX lớn. HTX từ ăn chia theo công điểm chuyển sang ăn chia theo định lượng- “lao động cho tập thể, ngày nào được tính định lượng mức ăn ngày ấy”.

 Đất nước đã về một mối nhưng con người chưa được tự do thông thương. Nếu người bắc muốn vào Nam hay ngược lại, phải có giấy phép cơ quan cấp tình cấp. Vì vậy có một số người Thức Hoá vào Nam thăm thân nhân, dư cư năm 54. Lúc đó chưa có ai ra thăm quê hương ngoài Bắc.

  1. Về tôn giáo và xã hội đều phải tuân theo “quy ước nếp sống mới” nên: Các lễ lớn, có rước cũng chỉ được rước trong Thánh đường. Một ngày chỉ có 3 lượt chuông hiệu: sang, trưa và tối.
  2. Tang hiếu, cưới xin không được làm cỗ lấy tiền. và giới hạn là từ 3 đến 5 mâm (mâm 4 người). Không làm rạp, không cổ động. ......

 

CON NGƯỜI THỨC HÓA

Thức Hóa quê ta những tự hào
Con người phong cảnh đẹp biết bao
Tình người Thức hóa quê tôi
Như cây đại thụ dưới trời bao la
Xum xuê xanh tốt mượt mà
Ung dung dáng đứng bốn mùa nở hoa
Lá non nối tiếp lá già
Thành cây bóng cả mái nhà chung vui
Cùng nhau chia ngọt sẻ bùi
Hương thơm dâng kính nhớ người trồng cây
Cùng nhau anh nay em đây
Chung lòng chung sức dựng xây quê nhà
Dù cho có ở thật xa
Trăm tay vun đắp hài hoà sắc hương
Hoa thiêng nở chốn thánh đường
Anh hùng tử đạo toả hương ngạt ngào
Nghiã tình ôi đẹp dường bao
Tượng đài, nhà xứ mọc cao vững vàng
Ðường Làng rộng mở thênh thang
Ðạo ngày tốt đẹp rộn ràng vui tươi
Khoẻ như trai táng đôi mươi
Ðẹp như thiếu nữ nụ cười tròn trăng
Trẻ như tre mới nhú măng
Bền như sức sống mùa xuân đất trời
Tạo nên nhựa sống cho đời
Cho cây đại thụ sáng ngời chữ vinh
Con người Thứ hóa quê mình
Nặng nghĩa nặng tình, đẹp tựa như trăng.


THỨC HOÁ
THỨC tỉnh nguyện cầu Thánh nữ vương
HOÁ sinh Hồng Phúc ích muông phương
VĂN nhân khởi nghiệp ơn hồng phúc
MINH dẫn ta đi mọi nẻo đường
NGHĨA cả nặng lòng nơi đất tổ
TÌNH xa cao đẹp chốn quê hương
CAO dày công phúc đẹp trong sáng
ÐẸP lòng mến Chúa- đẹp tình thương

 

(Trích Lịch Sử Làng Thức Hóa)

.............*****.............

 

II . - MIỀN NAM VIỆT NAM

THỨC HÓA KÊNH 5

 

LƯỢC SỬ CỘNG ĐOÀN THỨC HOÁ KÊNH 5

50 NĂM HÀNH TRÌNH (1956-2006)

Lm. Vũ Đức Thận

Gieo trong gian khổ, gặt giữa mừng vui.

Năm mươi năm gieo vãi vun trồng dựng xây (1956-2006) trong hy sinh lao nhọc đã mang lại những hoa trái rạng rỡ ngọt ngào. Năm mươi năm là một hành trình được đan kết bằng muôn vàn gian nan thách đố của bao lớp người đi trước để vươn tới những thành qủa như một giấc mơ. Từ miền đồng hoang phèn chua lau sậy đã biến thành ruộng xanh trù phú bạt ngàn. Từ những “lều thờ” và “lán ở” đã trở thành ngôi nhà thờ uy nghi và những cửa nhà khang trang sạch đẹp. Năm mươi năm là hành trình của hồng ân Thiên Chúa và công ơn của tiền nhân. Ðây cũng là một lời mời dừng lại để cảm tạ cho những phúc ân Thiên Chúa muôn vàn và để tri ân vì những công ơn sâu dầy của các bậc tiền bối cha ông. Dừng lại để cảm tạ cho quá khứ cùng hiện tại và cũng là để có những cái nhìn dự phóng cho tương lai. Qúa khứ xin hằng ghi nhớ. Tương lai nguyện sẽ tô bồi. Ta hãy về nguồn để đồng hành cùng lịch sử từ những bước vạn sự khởi đầu nan và kinh qua những bước thăng trầm để vươn tới những thành tựu cho ngày nay.

 

Thánh lễ Tạ ơn Mừng Kim Khánh (50 năm hành trình- 1956-2006), t ại nhà thờ Thức Hoá Kênh 5 ngày 24-07-2006

 



Cha Thận ngỏ lời cám ơn các cha và quan khách trong ngày Thánh Lễ tạ ơn hôm 24/7/2006 tại nhà thờ Thức Hoá Kênh 5 (kỷ niệm 50 năm hành trình)

 

Nguồn gốc hình thành:


  Cây có cội, sông có nguồn. Giáo xứ Thức Hóa miền nam kinh 5 được bắt nguồn từ giáo xứ mẹ Thức Hóa miền Bắc gồm những người thuộc xứ mẹ Thức Hóa cùng hai họ Tồn Thành và Bỉnh Di là họ lẻ của xứ mẹ. Tất cả gần 100 hộ đã di chuyển từ Bắc đến xứ Bùi Chu – Hố Nai (1954) và lại di chuyển đến kinh 5 Cái Sắn (1956). Dưới sự dìu dắt và hướng dẫn của cha cố Gioankim Mai Xuân Triết, những con dân Thức Hóa đã được định vị ở phần giữa kênh. Ðể giữ lấy cội nguồn và để vun trồng tình hiệp nhất, mọi người đã chọn danh xưng Thức Hóa là tên họ đạo và nhận Ðức Mẹ Mân Côi là quan thầy. Họ đạo được phân chia thành bốn xóm. Mỗi xóm có một thánh bổn mạng riêng:
  - Xóm 5 (phía đông): nhận thánh Tôma tiến sĩ.
  - Xóm 6 (phía bắc): nhận Thánh Tâm Chúa Giêsu.
  - Xóm 9 (phía tây): nhận các Thánh Tử Ðạo Việt Nam.
  - Xóm 10 (phía nam): nhận Thánh Phêrô.
  Năm 1976 có thêm nhiều bà con đến định cư ở ven kinh đòn giông. Vì vậy số giáo dân đã nhân lên gấp đôi và tăng thêm hai xóm:
  - Xóm 7 giáp kinh tư nhận Thánh Giuse bạn Ðức Trinh Nữ. (19/3)
  - Xóm 8 giáp kinh sáu nhận Thánh Giuse Lao Ðộng. (1/5)


I. Các vị mục tử


- Từ năm 1956 – 1973 cha cố Triết sáng lập và phụ trách toàn kinh năm
gồm ba xứ Tân Chu – Thức Hóa – Hợp Châu.
- Từ năm 1959 – 1961: Cha Giuse Vũ Ngọc Qúy đã được sai đến coi xứ. Năm 1961 Ngài đã đi chữa bệnh và thuyên chuyển về miền trung. Ngài đã qua đời năm 2003.
- Từ năm 1961 – 1977: Họ đạo không có linh mục. Các cha xứ giáo xứ Tân Chu lần lượt từ cha Mai Xuân Triết (1956 – 1973), cha Nguyễn Văn Ðịnh (1973 – 1975), cha Nguyễn Quang Thản (1975 – 1976), cha Vũ Khắc Nghiêm (1976…) cho mỗi tuần một lễ chủ nhật, hằng năm có một thánh lễ quan thầy và những ngày lễ trọng. Trong thời gian này lần lượt có các Dì Hảo, Dì Tâm, Dì Loan, Dì Hột về giúp họ đạo.

- Tháng 4/1977 họ đạo được Ðức Cha cử cha Giuse Bùi Ðức Phổ về phụ trách. Thầy giúp xứ đầu tiên là thầy Vũ Văn Tốn. Thầy giúp xứ thứ hai là thầy Nguyễn Thế Phiên nay đã là linh mục bên Mỹ. 
Tháng 10/1985 cha Giuse Bùi Ðức Phổ đi Mỹ.

- Từ tháng 10/1985 đến 6/5/1989 cha xứ Tân Chu Vũ Khắc Nghiêm kiêm việc coi sóc họ đạo.
- Tháng 5/1989 Ðức cha đã sai cha Giuse Vũ Ðức Thận về phụ trách họ đạo cho đến nay.

 


II. Cơ sở vật chất.


Những ngày đầu xây dựng rất gian khổ. Dưới sự điều động đầy nhiệt tâm và khôn ngoan của cha cố Triết, mọi người gắng sức đắp nền nhà thờ và xây dựng nhà Chúa đầu tiên bằng tràm lá (1957).
- Cuối năm 1959 xây dựng nhà thờ bằng gỗ, ghép ván và lợp tôn cao ráo khang trang sạch sẽ.
- Năm 1965 thay vách ván bằng tường xây và làm cây cầu bêtông trước nhà thờ. Năm 1969 đổ bê tông đường kiệu.
- Năm 1971 xây mặt tiền nhà thờ và hoàn tất thánh đường với diện tích 12m x 28m.
- Năm 1977 cha sở Bùi Ðức Phổ cùng họ đạo tu sửa và xây thêm gian cung thánh và Ðài Ðức Mẹ Mân Côi.

- Năm 1982 xuống móng và đổ đà cột nhà xứ. Năm 1984 làm tháp chuông. Sau trang trí lại đài Thánh Giuse.
- Năm 1989 cha sở Vũ Ðức Thận cùng họ đạo xây dựng nhà xứ mới. Vì nhà thờ cũ vừa xuống cấp vừa chật hẹp nên Cha Sở, Qúy Chức và toàn thể họ đạo đã nhất trí xây dựng nhà thờ mới.

 

Ngày 21/9/1992 khởi công xây dựng Thánh Ðường mới. Nhờ tình thương của Chúa và Mẹ Maria cùng với sự hảo tâm của các ân nhân hải ngoại cũng như trong nước và đặc biệt nhờ sự hiệp nhất và hi sinh cao độ của mọi người trong họ đạo nên sau bảy tháng rưỡi thi công ngôi Thánh Ðường đã hoàn thành với diện tích 18m x 37m và một tháp chuông cao 25m. Thánh đường mới đã được hiến thánh và khánh thành ngày 2/5/1993 do Ðức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần.
- Năm 1994 họ đạo đã xây dựng một dãy nhà ngang tám gian (8m x 24m) để làm các lớp học giáo lý cũng như văn hóa.
- Năm 1996 xây lại cây cầu trước nhà thờ và hai cây cầu hai đầu họ đạo. Năm 1998 kè đường ra đất thánh.
Với ý thức nhà thờ cần có những nét đẹp văn hóa môi trường nên họ đạo đã nhất trí xây dựng một linh viên văn hóa là một tổng thể gồm một công viên (6000m2), một nhà thủy tạ và cũng là đài Thánh Martin (300m2) cùng các tượng đài Thánh Giuse, Thánh Tâm, Ðức Mẹ La Vang, Ðức Mẹ lên trời, Ðức Mẹ sầu bi, Thánh Têrêsa, cha Phanxicô Trương Bửu Diệp… công trình được khởi công vào tháng 3/1998 và hoàn tất vào tháng 5/1999
- Năm 2000 lát lại nền nhà thờ, đổ bê tông đường đất thánh cùng đường kiệu quanh bờ hồ.
- Năm 2002 xây hai bức tường hai bên hông nhà thờ.
- Năm 2004 chỉnh trang lại đất thánh.
- Năm 2005 làm đường kiệu mới và đặt cho trạng đàng thánh giá ngoài trời với chiều dài 1km. Công trình được hoàn tất vào thứ bảy tuần thánh 2006.

 

III. Nhân sự – Linh Hoạt.

 

A. Giáo dân:

- Hiện còn lại 973 người. (sau khi gần 1/3 số người vượt biên và ra đi đoàn tụ nước ngoài )

 

B. Ban hành giáo:

 Khóa I (1956-1959)
1.Giuse Ðinh Viết Tàm: Trùm chánh
2. Giuse Ðinh Viết Kha: Thư ký
3. Ðaminh Ðinh Viết Ruyện: Quản giáo .
4. Maria Ðinh Thị Thiết: Quản giáo

Khóa II (1959-1962)
1. Giuse Ðinh Viết Tưởng: Trùm chánh
2. Giuse Ðinh Viết Ðặng: Thư ký
3. Ðaminh Ðinh Viết Ruyện: Quản giáo
 4. Maria Ðinh Thị Thiết: Quản giáo

Khóa III (1962-1965)

1. Ðaminh Ðinh Viết Ruyện: Trùm chánh
2. Giuse Ðinh Viết Biệt: Thư ký
3. Gioan Ðnh Văn Ðức: Quản giáo

Khóa IV (1965-1968)
1. Giuse Ðinh Viết Hoạt: Trùm chánh
2. Giuse Trần Thanh Ðịch: Thư ký
3. Gisuse Ðinh Viết Ðức: Quản giáo
Khóa V (1968-1971)
1. Gioan Ðinh Viết Thỏa: Trùm chánh
 2. Giuse Ðinh Viết Thế: Thư ký
3. Giuse Ðinh Viết Phận: Quản giáo

Khóa VI (1971-1974)
1. Giuse Ðinh Viết Thanh: Trùm chánh
2. Giuse Ðinh Viết Cao: Thư ký
3. Giuse Ðinh Viết Phận: Quản giáo

Khóa VII (1974-1977)
1. Giuse Ðinh Viết Thiếu: Trùm chánh
2. Giuse Nguyễn Văn Bật: Thư ký
3. Giuse Ðinh Viết Miến: Quản giáo

Khóa VIII (1977-1989)
1. Giuse Ðinh Viết Ðăng: Trùm chánh
2. Giuse Ðinh Viết Biệc: Trùm phó
3. Vinh Sơn Ðinh Viết Phơ: Trùm phó
4. Giuse Ðinh Viết Bài: Trùm phó
5. Giuse Ðỗ Văn Huấn: Thư ký
6. Ðaminh Ðinh Viết Quất:Quản giáo Vì khó khăn không bầu được nên ban hành giáo được lưu nhiệm.

Khóa IX (1989-1993)
1. Giuse Ðinh Viết Biệt: Trùm chánh
2. Giuse Ðoàn Viết Phán (Hán):T.phó
3. Giuse Ðinh Viết Xứng: Thư ký
4. Giuse Ðinh Viết Miến: Quản giáo
5. Maria Ðinh Thị Xưa (Nhuân):
Quản giáo.

 Khóa X (1993-1997)
1. Giuse Ðinh Viết Thế:Trùm chánh
2. Gioan B Ðinh Viết Trung: T.phó
3. Vinh Sơn Nguyễn Văn Mại: phó
 4. Giuse Ðinh Viết Thỉnh (Miên): Trùm phó.
5. Giuse Nguyễn Văn Dưỡng: Thư ký
 6. Giuse Nguyễn Văn Sơn:Quản giáo
7. Maria Ðinh Thị Tốt: Quản giáo

Khóa XI (1997-2002)
1. Giuse Ðoàn Viết Phán: Trùm chánh
2. Giuse Ðinh Viết Tầm: Trùm phó
3. Giuse Ðinh Viết Thừa: Thư ký
4. Giuse Cao Văn Tuyền: Quản giáo
5. Maria Ðinh Thị Tốt: Quản giáo

Khóa XII (2002-2006)
1. Vinh Sơn Nguyễn Văn Luận: Trùm chánh
 2. Ðaminh Ðinh Viết Chẩn:Trùm phó
3. Ignatio Nguyễn Khắc Chí: trùm phó kiêm quản giáo.
Tháng 10/2004 ông trùm Luận (Mại) về với Chúa và ông trùm Chẩn làm trùm chánh.


IV. Truyền giáo:

Nhà Thờ truyền giáo Tân Hóa, Kênh 6

 

Text Box:
Ở vùng đất kinh đòn giông cách kinh 5 hai cây số về phía Rạch Giá là kinh sáu có một số người công giáo gốc miền nam. Vì nhu cầu mục vụ năm 1984, cha sở Giuse Bùi Ðức Phổ đã dựng một nhà nguyện bằng đá nhưng vì phép tắc không chuẩn nên không tồn tại. Noi gương vị tiền nhiệm, cha sở Vũ Ðức Thận luôn tận tâm lo việc truyền giáo. Vì không có nhà thờ nên các tân tòng ở vùng kinh sáu được đưa đón về Thức Hóa để học giáo lý và dự lễ chủ nhật. Mỗi năm có khoảng 30 đến 40 người được rửa tội. Ðến năm 1993, số hộ công giáo nơi đây đã lên đến 100 hộ, đủ tiêu chuẩn để nhà nước cho thành lập một họ đạo. Chính quyền đã cho phép làm nhà thờ bán kiên cố. Một giáo điểm truyền giáo được khai sinh mang tên Tân Hóa với ý nghĩa là mới sinh ra từ Thức Hóa. Ðây là một họ đạo vùng sâu với 90% dân là nghèo đói và ¾ giáo dân là tân tòng. Ðường lối mục vụ ở đây là mở ra, mở ra trong liên đới yêu thương và trong nhường cơm sẻ áo. Truyền giáo ở đây cũng là mở ra, mở ra trong chia sẻ… Chia sẻ văn hóa, chia sẻ tình thương và lòng tôn trọng.

 

Tháng 6/1993 xây dựng nhà trường cấp một tình thương của giáo điểm gồm 3 phòng phục vụ cho sáu lớp từ mẫu giáo đến lớp năm. Trong nhà trường có hơn 200 học sinh mà qúa nửa là người ngoại. Nhà trường này đã sinh hoạt xuyên suốt 13 năm qua. Các em học sinh nơi đây được hoàn toàn miễn phí và còn được giúp đỡ sách vở, quần áo, học bổng… Nhà trường đã và đang mang lại nhiều hoa trái về văn hóa và nhất là về truyền giáo.
Tháng 8/1993 dựng nhà thờ bằng cây là và ghép tôn.
Tháng 9/1993 xuống móng nhà thờ mới.
Tháng 3/1994 tái khởi công xây dựng nhà thờ. Với ơn Chúa cùng sự trợ giúp của các ân nhân gần xa cùng với sự nhiệt tâm cao độ của qúy chức cùng các vị thợ và bà con Thức Hóa, mọi người đã hăng say đi bộ hoặc xe đạp khoảng gần 3 km để làm nhà thờ nên chỉ trong hai tháng nhà thờ Tân Hóa đã được hoàn thành với diện tích 17m x 34m với tháp chuông cao 23m.
Họ đạo được hai Dì Têrêsa Nguyễn Thị Phương An và Maria Nguyễn Thị Tự phục vụ từ năm 1994 đến nay.
Từ khi thành lập, họ đạo đã bầu ra ban hành giáo tiên khởi và còn lưu nhiệm cho đến nay gồm:
1. Antôn Trần Văn Ngọt: T.chánh (chết)
2. Antôn Trần Văn Hương:
 T.phó(hưu)
3. Giuse Ðinh Viết Bạ: T.phó
4. Giuse Ðinh Viết Minh: T.phó
5. Maria Ðinh Thị Nhung: Quản giáo
Con đường xây dựng cơ sở như đã khép lại nhưng con đường bác ái và truyền giáo vẫn luôn mở ra về phía trước như một hành trình không có điểm dừng. Ðây là con đường rất âm thầm và cũng rất cô đơn. Xin cảm tạ những người bạn tri âm đã và đang đồng hành trong chia sẻ và đỡ nâng. Ước mong có thêm những tâm hồn tri âm đồng cảm để con đường bác ái văn hóa truyền giáo nơi vùng sâu khó nghèo và tăm tối này luôn có thể mang lại nhiều hoa trái dồi dào.
 

V- Văn hóa :


Truyền giáo phải gắn liền với văn hóa. Có thể hình dung đức tin như ngọn đèn, văn hóa như cái giá cao. Nếu đèn sáng phải đặt trên giá cao để toả sáng thì người công giáo cũng cần có văn hóa cao để được mọi người cảm mến cảm phục nhờ đó ánh sáng đức tin mới có thể lan toả đến mọi người chung quanh. Văn hóa phải là trọng tâm của mục vụ. Những học sinh giỏi và đặc biệt những học sinh giỏi và nghèo luôn cần được quan tâm khích lệ và nâng đỡ. Hằng năm luôn có những phần thưởng cho học

sinh giỏi và những học bổng cho học sinhnghèo vượt khó. Mặt bằng trí thức ngày được nâng cao, nên số học sinh, sinh viên học xa nhà ngày một tăng. Ðể giúp đỡ các em có được một môi trường sống an toàn lành mạnh thân thương, các lưu xá đã lần lượt ra đời. Sống trong lưu xá các em được miễn tiền nhà, tự nấu ăn chung nên chi phí học hành giảm đáng kể. Ngoài ra các em luôn được kiểm soát, nhắc nhở, dạy dỗ khuyên nhủ nên cũng dễ sống tốt và học tốt. Riêng những em sinh viên nghèo cũng được trợ giúp tùy hoàn cảnh.

- 1994 hình thành lưu xá kinh 5 Rạch Giá với diện tích sử dụng 340m2 phục vụ cho 30 học sinh cấp 3.
- 1996 hình thành lưu xá kinh 5 Cần Thơ với diện tích sử dụng 430m2 phục vụ cho 50 sinh viên.
- 1998 hình thành thêm một lưu xá kinh 5 Cần Thơ với diện tích sử dụng 150m2 phục vụ cho 20 sinh viên dự tu.
 Với số sinh viên ngày càng tăng, con đường xây dựng và phát triển các lưu xá vẫn mở ra về phía trước mặt. Con đường đồng hành với học sinh sinh viên tuy chất đầy những khó khăn gian nan nhưng cũng là con đường tràn ngập mừng vui và hi vọng. Các lưu xá như những mảnh đất trồng người để góp thêm cho đời những hoa trái trong mùa lúa văn hóa đời người. Riêng trong mùa hè năm 2006, lưu xá đã có một tân linh mục, một tân bác sĩ, 5 đại chủng sinh vào đại chủng viện cùng 14 em tốt nghiệp đại học và 10 em thi vào các đại học.
- Biến cố đáng ghi nhớ.
Sau 48 năm hình thành và phát triển về mọi mặt trong hiệp nhất và tin yêu, ngày 12/8/2004 Ðức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, giám mục giáo phận Long Xuyên đã ban sắc lệnh thành lập giáo xứ Thức Hóa.
- Các linh mục của Thức Hóa kinh 5:
Giáo xứ Thức Hóa kinh 5 đã hiến dâng cho giáo hội hai linh mục là:
- Cha Giuse Ðinh Trọng Luân, cha xứ giáo xứ Cần Ðăng
- Cha Giuse Ðinh Thanh Tâm, nguyên chánh xứ giáo xứ Du Ðức
50 năm là một cột mốc quan trọng để dừng chân nhìn lại để cảm tạ vì những công đức của tiền nhân cùng những hồng ân của Thiên Chúa. Dừng lại để cảm tạ tri ân và để múc lấy sức mạnh hầu có thể tiếp nối những bước chân của cha ông trong việc vun trồng và phát triển quê hương dấu yêu này.
Thức Hóa ngày 24/6/2006.

Lời từ trái tim.


Với niềm hân hoan trong tâm tình hiệp thông, cộng đoàn Thức Hóa xin chân thành:
- Tri ân sâu xa tấm lòng của qúy mục tử tiền nhiệm.
- Khắc ghi ơn đức của các bậc tiền nhân
- Cảm tạ công ơn của các qúy chức.
- Ða tạ tình thương của quý vị ân nhân.
- Và vô cùng biết ơn mọi thành phần trong cộng đoàn dân Chúa.
- Vì trong suốt 50 năm hành trình xây dựng và phát triển xứ đạo, đã:
- Dầy công xây dựng.
- Chấp nhận biết bao nhọc nhằn hi sinh.
- Cật lực lao động.Tận tụy cống hiến công sức, tài trí, tiền của, thời gian…
để giáo xứ có được những tháng năm hồng phúc.

TM. Cộng đoàn Thức Hóa
Giuse Vũ Ðức Thận

__________________________________________________________