MẸ Fatima

 

FATIMA Sứ Ðiệp Hòa Bình và Tình Thương

(The Appearing of Our Lady at Fatima)

 

Tình hình xã hội, chính trị của Bồ Ðào Nha năm 1916-1917

Năm 1916-1917 còn ghi lại bao nhiêu  biến cố đen tối của lịch sử Âu Châu và nhân loại. Các cường quốc Âu Châu cắn xé nhau, châm ngòi cho thế chiến thứ nhất, khiến hàng triệu người bị chết! Năm 1917, cách mạng đẫm máu ở Nga Sô đầu độc phân nửa nhân loại bằng những nguyên tắc vô thần gây căm hờn chống lại tôn giáo và ngang nhiên phủ nhận các giá trị tinh thần của con người!

Riêng Bồ Ðào Nha với diện tích 90,000 cây số vuông, và trên 8 triệu dân cư, nằm phía Tây Tây Ban Nha và được bao quanh phần lớn ranh giới bởi Ðại Tây Dương. Bồ Ðào Nha tách khỏi đế quốc Maures và thành một nước độc lập từ năm 1138.

Từ đó, Bồ Ðào Nha nổi tiếng về các thương thuyền, đã từng tiên phong mạo hiểm qua các đại dương, đem tôn giáo và văn minh Âu Châu đến các lục địa xa xôi. Nhưng mấy thế kỷ sau, tình hình Bồ Ðào Nha mỗi ngày một sa sút. Năm 1917, Bồ Ðào Nha lâm vào hoàn cảnh xã hội và kinh tế tuyệt vọng. Về quân sự, Bồ Ðào Nha bó buộc đương đầu với hai mặt trận, một với nước pháp, và một với Phi Châu. Nhiều các vấn đề căn bản đã không được giải quyết. Tình hình thê thảm hơn.

Dân chúng Bồ Ðào Nha hầu hết là dân cư nghèo nàn, lương thiện, lam lũ tối ngày mà không đủ ăn.

Về tôn giáo ngay từ năm 1911, các nhà chính trị đã chạy theo những cơn lốc thù ghét Giáo Hội. Ðiển hình là lời tuyên bố của ông Afonsô Costa, nhân danh thủ lãnh quốc gia, ký đạo luật tách biệt hoàn toàn giữa quốc gia và Giáo Hội. Ông khẳng định: "Nhờ đạo luật này, trong hai thế hệ nữa, Bồ Ðào Nha sẽ thành công mỹ mãn trong chương trình loại bỏ hoàn toàn đạo Công Giáo." Hơn thế, người ta bắt ép các học sinh thơ dại tuần hành ngoài đường phố với biểu ngữ cầm tay: "Không cần Thiên Chúa, không cần tôn giáo."

Chính trong thời mây mù phủ dầy trên các dân tộc, cách riêng dân Bồ Ðào Nha, thì những luồng ánh sáng Hòa Bình và Tình Thương của Thiên Chúa nhân từ đã chiếu xuống trên nhân loại: Ðức Trinh Nữ Maria đã hiện ra tại Fatima.

 

Tên Fatima: một huyền thoại

Ngày nay, nhiều người biết đến và nghe nói nhiều về Fatima. Về mặt dân sự, Fatima là một làng nhỏ thuộc quận Ourem tỉnh Leiria. Về mặt tôn giáo, Fatima là một họ đạo của địa phận Leiria nằm về phía Nam Trung phần của Bồ Ðào Nha. Ðất xấu, đầy núi đá, người dân nghèo sống bằng nghề làm rẫy, trồng cây Ôliu, trồng cấy ít mì và ngô khoai. Ðặc biệt mỗi gia đình nuôi một đàn chiên, cho ăn cỏ trong những mảnh rẫy nhỏ, ven bờ bằng hàng rào đá.

Ðiều làm nhiều người thắc mắc là tên Fatima trùng với tên con gái của nhà sáng lập đạo Hồi Giáo, ông Mahomét.

Một câu chuyện ít có giá trị lịch sử, nhưng còn lưu truyền cho tới ngày nay là vào thế kỷ thứ XII dưới triều Afonsô-Henriques, vua đầu tiên của Bồ Ðào Nha, lãnh thổ Bồ Ðào Nha nằm về phía Nam sông Tage vẫn bị người Hồi Giáo chiếm đóng. Trong một cuộc hành quân, lính Bồ Ðào Nha bắt được nấy sĩ quan và mấy bà lớn của Hồi Giáo. Họ giải nộp các tù nhân Hồi Giáo về Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Goncalo Domingues biệt hiệu là "Avale Maures". Ông này giải nộp tất cả lên vua Afonsô Henriques. Vua khen thưởng các sĩ quan và đặc biệt Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Ðể lãnh nhận như một phần thưởng vua ban, ông Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng xin phép cưới cô tù nhân trẻ tuổi xin đẹp, quí danh là Fatima và là ái nữ của đạo trưởng quyền thế Mahomét. Mọi sự xếp đặt tốt đẹp, bà bộ trưởng Fatima xin trở lại đạo Công Giáo và mang tên thánh là Oureana. Hơn thế nữa, ông Goncalo còn nhận được như món quà ngày cưới, một giải đất rộng và ông đặt tên cho là Oureana, chính là quận Ourem ngày nay. Bà Fatima rất đạo đức và quán xuyến công việc nhưng chẳng may Chúa gọi bà về sớm. Ông Goncalo hết sức đau buồn. Về sau ông xin vào tu viện Xitô tại Alcoba cách Oureana 40 cây số. Mười năm sau ông Goncalo được sai đến lập một xứ đạo tại vùng Sera de Aire trong quận Oureana ông xây một nhà thờ và chuyển hài cốt bà Fatima về an táng tại đó. Từ bấy giờ xứ đạo mang tên là Fatima.

 

Fatima: Câu chuyện Ðức Mẹ hiện ra với ba trẻ

a) Sứ Thần Hòa Bình

Vào ngày đầu tiên của năm 1916, trời bắt đầu mưa, ba em nhỏ là Lucia dos Santos, 9 tuổi, và hai người em họ là Francisco, 8 tuổi và Jacinta Marto, 6 tuổi, đang trú mưa tại một hang, bỗng nhiên một vầng sáng trắng xuất hiện trên đồng cỏ. Các em đã sửng sờ khi thấy một thanh niên trẻ đẹp trong y phục mầu trắng đứng giữa vầng sáng.

Người thanh niên trong vầng sáng ấy nói với các em rằng: "Ðừng sợ, ta là sứ thần hòa bình. Hãy cùng ta cầu nguyện." Ðoạn người quỳ xuống và cầu nguyện: "Lạy Chúa, con tin kính, con thờ lạy, con trông cậy và con yêu mến Chúa. Xin Chúa tha thứ cho những kẻ đã không tin kính, không thờ lạy, không trông cậy và không yêu mến Chúa."

Thiên Thần lại cúi đầu sâu hơn, và cầu nguyện ba lần như vậy, các em cũng lập lại lời cầu nguyện này với Thiên Thần.

Hãy cầu nguyện và cầu nguyện thật nhiều

Rồi vào một ngày mùa hè, đang khi các em vui đùa, Thiên Thần lại hiện ra với các em và bảo: "Hãy cầu nguyện và cầu nguyện thật nhiều. Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Mẹ Maria đã dành cho chúng con đầy lòng thương xót. Hãy tiếp tục dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện và những hãm mình. Hãy biến mọi việc làm thành những hy sinh dâng lên Thiên Chúa để đền bù tội lỗi đã xúc phạm đến Người, và cầu cho kẻ có tội ăn năn trở lại. Bằng phương thế này, hòa bình sẽ đến với quê hương các con... Ta là Thiên Thần bản mệnh của nước Bồ Ðào Nha. Hãy đón nhận và vui lòng chịu đựng mọi thử thách Chúa sẽ gửi đến cho các con."

Thờ lạy Thiên Chúa Ba Ngôi

Mùa thu năm ấy, Thiên Thần lại hiện đến cùng các em. Trong lần hiện ra thứ ba này các em thấy Thiên Thần một tay bưng một chén Thánh, một tay cầm Mình Thánh Chúa, các em đã nhìn thấy những giọt máu nhỏ xuống chén thánh. Ðể chén thánh và Mình Thánh Chúa lơ lửng trên không trung, Thiên Thần cung kính quỳ xuống đất và cầu nguyện: "Lạy Ba Ngôi Cực Thánh - Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần - con cung kính thờ lạy Chúa, con xin dâng lên Chúa mình và máu thánh cực trọng, linh hồn và bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô đang ngự trong các nhà chầu trên khắp hoàn cầu để đền tạ vì những tội bội bạc, thờ ơ, xúc phạm đến Người. Cậy vì công nghiệp vô cùng của Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu và Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria, xin Chúa cho kẻ có tội được ăn năn trở lại."

b) Những lần Ðức Mẹ Hiện Ra

Ngày 13 tháng 5 năm 1917

Sau hơn một năm, kể từ ngày Thiên Thần hiện ra lần đầu tiên cùng các em, vào ngày 13 tháng 5 năm 1917, Ðức Mẹ đã hiện ra cùng các em lần đầu. Cũng như thế, trong khi các em đang chăn cừu trên một cánh đồng hẻo lánh, gần Cova da Iria. Ðó là một ngày trời nắng và trong sáng, bỗng nhiên các em thấy sấm chớp trên trời. Lo sợ về một trận bão bất thần của mùa Xuân, các em vội lùa cừu vào nơi trú ẩn, nhưng một vầng sáng chói lòa đã xuất hiện trên một cây sồi ngay hướng các em đang đi. Các em đã sửng sờ khi nhìn thấy một Bà đang đứng trong vầng sáng trên ngọn cây. Bà đẹp đến nỗi các em không thể nào diễn tả được. Sau này, các em cho biết Bà là Ðức Mẹ rất trẻ và vào khoảng 16 tuổi.

Ðức Mẹ đã phán bảo các em: "Hãy lần chuỗi Môi Khôi hằng ngày để đem hòa bình cho nhân loại và để chấm dứt chiến tranh." Sau khi hứa dâng chính mình cho Chúa và vui lòng chịu đựng mọi thử thách để đền tạ mọi tội lỗi đã xúc phạm tới Chúa và cầu cho kẻ có tội ăn năn trở lại, các em lại nghe tiếp: "Rồi đây các con sẽ chịu rất nhiều đau khổ, nhưng Chúa nhân lành sẽ ở cùng các con và sẽ phù trợ các con."

Ngày 13 tháng 6 năm 1917

Ðức Mẹ lại hiện ra với các em. Cho đến lúc ấy, rất nhiều người đã hay tin về lần hiện ra đầu tiên mặc dù các em đã cố giữ kín. Nhiều kẻ hiếu kỳ đã tụ tập lại Cova vào ngày 13 tháng 6 năm 1917. Ðức Mẹ cho các em biết rất nhiều linh hồn sẽ phải sa hỏa ngục vì không có ai cầu nguyện và dâng các việc hy sinh thay cho họ. Ðức Mẹ cũng cho Francisco và Jacinta biết là các em được về Thiên Ðàng trước, còn Lucia sẽ ở lại để truyền bá Mệnh Lệnh Fatima.

Ðức Mẹ nói với các em: "Ta muốn các con tiếp tục lần chuỗi Môi Khôi hằng ngày, và sau mỗi mầu nhiệm, các con hãy cầu nguyện như sau: Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên Ðàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn"...

Ngày 13 tháng 7 năm 1917 (Hỏa Ngục Kinh Khiếp)

Khi Ðức Mẹ hiện ra ngày 13 tháng 7 năm 1917, chị Luxia đã hỏi: "Xin Bà cho con biết Bà là ai, và xin Bà hãy làm một phép lạ để cho mọi người tin là Bà đã hiện ra với chúng con." Ðức Mẹ đã phán cùng chị Lucia: "Hằng tháng các con phải tới đây và đến tháng Mười, Ta sẽ cho các con biết Ta là ai và Ta muốn gì. Lúc đó Ta sẽ làm một phép lạ để mọi người tin." Ðức Mẹ cũng phán: "Các con hãy hãm mình hy sinh để cầu nguyện cho kẻ có tội." Ðức Mẹ cũng dạy các em cầu nguyện như sau đặc biệt trong lúc hãm mình hy sinh: "Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng những hy sinh này để đáp lại tình yêu Chúa, để cầu nguyện cho kẻ có tội được ăn năn trở lại và để đền tạ những tội xúc phạm đến Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria."

Khi Ðức Mẹ phán điều này, chị Lucia kể tiếp, cũng như các lần trước, Ðức Mẹ dang hai tay ra, nhưng chẳng phải sự sáng láng huy hoàng của Thiên Chúa như các lần trước, lần này các em đã nhìn thấy một biển lửa. Nhào lộn trong biển lửa ấy là ma quỷ và các linh hồn tội lỗi trông giống các cục than hồng, đen đủi hay xám xịt, nhưng thân hình bị treo lơ lửng đang bị lửa thiêu đốt kêu la trong đau đớn tuyệt vọng đã làm cho các em kinh hoàng đến run rẩy khiếp sợ. Các em kinh khiếp đến nỗi không nói nên lời trước cảnh hãi hùng của hỏa ngục đã ngườc nhìn về Ðức Mẹ trong ánh mắt van nài để tìm an ủi.

Ðức Mẹ bảo các em: "Các con đã nhìn thấy hỏa ngục nơi linh hồn các kẻ có tội bị giam cầm. Ðể cứu các linh hồn khỏi sa hỏa ngục, Thiên Chúa muốn phát động lòng tôn sùng Trái Tim Vẹn Sạch Ðức Mẹ trên hoàn cầu. Nếu các con thi hành các điều Ta phán dạy thì rất nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và sẽ có hòa bình. Cuộc chiến này sẽ chấm dứt, nhưng nếu nhân loại không ngừng xúc phạm tới Thiên Chúa, một cuộc chiến tàn khốc nữa sẽ xảy ra và trong một đêm nào đó khi các con nhìn thấy bầu trời rực sáng bởi luồng ánh sáng kỳ lạ thì lúc đó các con sẽ hiểu đó là dấu chỉ Thiên Chúa sẽ trừng phạt nhân loại bằng chiến tranh và nghèo đói, Ðức Thánh Cha và Giáo Hội sẽ bị khủng bố ngược đãi. Ðể tránh tai họa này, Mẹ muốn thế giới hãy dâng nước Nga cho Trái Tim Vẹn Sạch của Mẹ và Mẹ muốn việc rước lễ mỗi thứ Bảy đầu tháng phải được thi hành để đền bù vì tội lỗi của nhân loại. Nếu các điều Mẹ mong ước được thực thi, nước Nga sẽ trở lại, và sẽ có Hòa Bình. Nếu không, nước Nga sẽ gieo rắc các tà thuyết trên khắp thế giới, chiến tranh sẽ xảy ra, Giáo Hội sẽ bị bách hại, người lành sẽ bị tử đạo... Ðức Thánh Cha sẽ hiến dâng nước Nga cho Mẹ, nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được hưởng hòa bình một thời gian."

(Ðêm 24 rạng 25 tháng Giêng năm 1938, toàn thể Âu Châu đã bừng sáng mà các khoa học gia đã giải thích đó là hiện tượng "Bắc Cực Quang" (Aurora Borealis) nhưng những điều giải thích của các khoa học gia đã cho thấy nó vượt quá một hiện tượng tự nhiên. Trong thơ gửi Ðức Giám Mục, chị Lucia đã cho biết đó là dấu mà Ðức Mẹ đã tiên báo về cuộc chiến sắp xảy ra. Ba tháng sau Hitler đã ra lệnh động binh và bắt đầu tuyên chiến).

Ngày 13 tháng 8 năm 1917 (15 ngàn người)

Ðến tháng 8 năm 1917, tin Ðức Mẹ hiện ra đã gây khá nhiều xúc động nên chính quyền địa phương đã phải báo động, các em đã bị ông thị trưởng bắt và tống giam.

Hơn 15 ngàn người đã chờ đợi các em tại đồi Cova, ngày 13 tháng 8 năm 1917, đến giữa trưa - giờ Ðức Mẹ thường hiện ra. Ðám đông đã hốt hoảng và sợ hãi bởi sấm chớp. "Ðức Mẹ đã hiện ra...!" Một nhân chứng cho hay: "Ngay sau tiếng sâm là một làn chớp và sau đó chúng tôi bắt đầu xem thấy một đám mây nhỏ, rất mỏng manh và rất trắng, đám mây dừng lại trên cây sồi một vài phút rồi bay bổng lên không trung rồi biến mất. Khi chúng tôi nhìn chung quanh, chúng tôi đã nhận thấy một vài điều lạ thường như đã thấy ở các lần trước cũng như sau này. Mặt chúng tôi đã phản chiếu các mầu sắc của cầu vồng: tím, đỏ và xanh, và tôi đã không hiểu được tại sao. Ðột nhiên các cây cối đã không phải có lá mà là hoa, đất cũng phản chiếu các mầu sắc và cả quần áo chúng tôi đang mặc cũng vậy... Chúng tôi biết hiển nhiên Ðức Mẹ đã hiện ra mặc dù các em vắng mặt."

Vào ngày 15 tháng 8 năm 1917, Ðức Mẹ lại hiện ra với các em. Ðức Mẹ đã tỏ ra không mấy hài lòng về việc làm của ông Thị Trưởng và nói với các em: "Vì việc trên, phép lạ Ðức Mẹ định làm trong tháng 10 năm 1917 sẽ không được huy hoàng như đã định trước."

Ngày 13 tháng 9 năm 1817 (30 ngàn người)

Tới trưa ngày 13 tháng 9 năm 1917, hơn 30 ngàn người đã tràn ngập thung lũng Cova. Ðức Mẹ đã nhắc các em siêng năng lần chuỗi Môi Khôi hằng ngày và lập lại lời hứa là đến tháng 10 năm 1917, các em sẽ được thấy cả Thánh Giuse, Chúa Hài Ðồng, Ðức Mẹ Núi Camêlô và Ðức Mẹ Sầu Bi.

Chẳng phải chỉ có ba em nhỏ của thôn Aljustrel là nhân chứng độc nhất của biến cố lạ thường ngày 13 tháng 9 năm 1917 mà là cả đám đông, Cha Chính địa phận Leiria, Ðức Ông John Quarsema đã xác nhận đã nhìn thấy một cách tỏ tường và minh bạch một vầng hào quang đã di chuyển từ Ðông sang Tây - trong một bầu trời trong sáng - tới chỗ vẫn thường hiện ra và sau một thời gian đã biến mất về hướng mặt trời.

Ngày 13 tháng 10 năm 1917 (Ta là Ðức Mẹ Mân Côi)

Sau khi tới gốc sồi ở Cova da Iria, dưới thúc đẩy nội tâm Lucia xin mọi người cụp dù xuống và lần hạt. Rồi các em thấy chớp sáng và Ðức Mẹ hiện đến. Lucia hỏi:

- Bà muốn con làm gì?

- Ta muốn một nhà nguyện được xây ở đây để tôn kính Ta. Ta là Ðức Mẹ Mân Côi. Hãy tiếp tục lần hạt hằng ngày. Chiến tranh sẽ chấm dứt và binh sĩ sẽ trở lại gia đình.

Con có nhiều điều để xin Mẹ: chữa một số bệnh nhân, hoán cải tội nhân và những chuyện khác...

- Ðược, một số sẽ được, nhưng không phải tất cả được. Họ chỉ cần cải thiện đời sống và xin ơn tha thứ mọi tội lỗi.

Rất buồn rầu, Ðức Mẹ dặn tiếp:

- Ðừng phạm đến Chúa nữa vì Chúa đã bị xúc phạm nhiều rồi.

Rồi, theo lời tự thuật của chị Lucia, Ðức Mẹ mở tay ra, làm ánh sáng chiếu lên mặt trời. Khi Ðức Mẹ cất mình lên, ánh sáng đó vẫn chiếu vào mặt trời.

Ðó là lý do Lucia hô lên cho mọi người ta nhìn vào mặt trời. Lucia không có ý kéo chú tâm của mọi người đến mặt trời vì cô cũng không ý thức họ hiện diện đó hay không. Cô đã làm thế theo động lực bên trong.

Một khi Ðức Mẹ đã biến đi, con (Lucia) thấy bên cạnh mặt trời, Thánh Giuse với Chúa Hài Nhi ban phép lành cho thế giới vì con thấy hai Ðấng vẽ hình Thánh Giá. Một lát sau, cảnh tượng đó biến mất và con lại thấy Chúa và Ðức Mẹ, hình như Ðức Mẹ Ðau Thương. Chúa Giêsu ban phép lành cho thế giới cũng như Thánh Giuse đã làm. Cảnh tượng này cũng biến mất và một lần nữa con lại thấy Ðức Mẹ, giống như Ðức Mẹ Carmêlô.

 

Fatima: Sứ Ðiệp Hòa Bình và Tình Thương

Sau lần hiện ra lần cuối cùng năm 1917, Fatima tưởng chừng đã bị rơi vào quên lãng vì chính quyền và ngay cả giáo quyền thời đó cũng không lưu tâm gì đến biến cố Fatima, có khi còn cấm đoán dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên sứ điệp Fatima vẫn vang vọng trong lòng mọi người.

Sứ điệp Mẹ ban hành tại Fatima là sứ điệp đền tội và cầu nguyện, điều kiện để bảo đảm cho nền hòa bình thế giới và sự hòa bình của mỗi tâm hồn.

Tháng 10 năm 1930, khi Ðức Cha Dom José Alves Correia, Giám Mục giáo phận Leiria, công nhận biến cố Mẹ hiện ra tại Fatima, và ban phép sùng kính Mẹ Fatima, thì thôn làng nhỏ bé Fatima đã trở nên trung tâm hành hương thế giới, để mọi người đổ về, chạy đến cầu khẩn với Mẹ. Fatima cũng trở thành động lực thúc đẩy mọi người hưởng ứng lời Mẹ, nhắn nhủ, cầu nguyện, và hy sinh cho tội nhân được ơn trở lại và nhất là nguyện cầu cho thế giới được hòa bình. Vì sứ điệp hòa bình và tình thương của Fatima cũng hòa hợp với sứ điệp hòa bình của Phúc Âm, dọn lòng con người đón chờ ơn cứu chuộc, nên sứ điệp Fatima luôn là sứ điệp hợp thời đại.

Ước chi để kỷ niệm biến cố Ðức Mẹ hiện ra tại Fatima, mỗi người chúng ta hãy là những tông đồ rao truyền mệnh lệnh của Mẹ cho thế giới. Nhưng có lẽ trước hết mỗi người hãy là những người tiên phong thực hành ba mệnh lệnh của Mẹ trong cuộc sống một cách hăng say và tích cực. Lời Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong dịp viếng thăm Mẹ Fatima vào năm 1992: "Tất cả những ai đã sốt sắng đáp ứng lời kêu gọi của Ðức Mẹ hãy tiếp tục cố gắng tiến xa hơn nữa trong việc thi hành những mệnh lệnh đó trong đời sống."

Ðược như vậy, Trái Tim Mẹ sẽ toàn thắng, một sự toàn thắng không phải chỉ trong khấu trường chính trị giữa các quốc gia, nhưng còn là trong chính tâm hồn của mỗi người. Vì sứ điệp Fatima phải là sứ điệp hòa bình và tình thương cho thế giới và cho mỗi con cái Mẹ.

 

(Trích bài "Fatima" của Hải Nguyên, Tạp chí Trái Tim Ðức Mẹ số tháng 5 năm 1992)

 

 

 

Fatima

biến cố lịch sử của Thế giới

và của Giáo hội Công giáo trong thế kỷ XX

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Fatima, biến cố lịch sử của Thế giới và của Giáo hội Công giáo trong thế kỷ XX.

(Radio Veritas Asia - 14/05/2002) - Ngày mùng 5 tháng 5 năm 1917, lúc Ðệ nhị thế chiến (1914-1918), bước vào giai đoạn khốc liệt, ÐTC Benoit XV (1914-1922) kêu gọi các người Công giáo trên cả thế giới tham dự chiến dịch cầu nguyện, để xin Ðức Maria bầu cử, cách riêng trong Tháng năm, tháng đâng kính Mẹ Thiên Chúa, để chấm dứt những cuộc tàn phá, đau khổ, chết chóc. Ngoài ra, ngài còn đặt tượng Ðức Mẹ bế Chúa Con bằng cẩm thạch, trong Ðền thờ Ðức Bả Cả, với hàng chữ : "Regina Pacis " (Nữ vương hòa bình).

Tám ngày sau, tức 13 tháng 5/1917, tại thung lũng Cova da Iria (Fatima) bên Bồ đào nha, Ðức Trinh Nữ Maria hiện ra với ba em mục đồng: Lucia, Phanxicô và Giaxinta. Phanxicô và Giaxinta, hai anh em ruột, đã qua đời sau ít năm. Mộ của hai em hiện nay trong nhà thờ Fatima.

Ngày 13 tháng 5, trong Năm Ðại Toàn xá 2000, ÐTC Gioan Phaolô II đã đích thân đến hành hương lần thứ ba tại Fatima, để tôn phong hai em lên bậc Chân phước. Ðây là hai vị thánh trẻ nhất, không tử đạo, được cất nhắc lên danh dự bàn thờ. Cũng trong dịp này, vào cuối thánh lễ, nhân danh ÐTC, ÐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh, đã tiết lộ "Phần thứ ba của Bí mật Fatima", sau khi đã tham khảo ý kiến  Nữ Tu Lucia (95 tuổi), hiện còn sống trong Tu viện kín ở Coimbra, và thỉnh thoảng vẫn còn được Ðức Mẹ hiện ra. Phần thứ ba của Bí mật Fatima, được giữ kín trong nhiều năm, gây thắc mắc và lo sợ trong dân chúng, bởi vì có một số người đã giải thích như một "biến cố kinh khủng", giống những hiện tượng và dấu hiệu  được báo trước về ngày tận thế.  Nhưng thực sự không phải vậy. "Phần thứ ba của Bí mật Fatima", theo sự tiết lộ chính thức của Tòa Thánh trong ngày 13 tháng 5 năm 2000, là việc bách hại đẩm máu, dữ dội, xẩy đến trong thời chế độ cộng sản Liên xô cầm quyền, nhất là "vụ mưu sát Vị lãnh đạo tối cao Giáo hội". Bí mật thứ ba đã nói đến hình ảnh: "Một vị giám mục mặc áo trắng bước qua những xác chết ngổn ngang và chính vị đó cũng bị mưu sát". Việc tiết lộ bí mật thứ ba của Fatima, hôm ngày 13.5.2000,   không thuyết  phục một số người, nhất là những người đã giải thích "Bí mật Fatima" theo cái nhìn riêng của họ, căn cứ trên  "hình ảnh": "vị mặc áo trắng bị mưu  sát". Thực ra, nếu không có phép lạ Ðức Mẹ Fatima, thì "Vị giám mục mặc áo trắng  này không thể thoát chết". Chính anh Ali Ag�a, người đã bắn những cú chí tử vào Ðức Gioan Phaolô II, đã  hết sức ngạc nhiên, tại sao bị thương như vậy, mà ÐTC đã không chết. Việc ÐTC không chết, là vì có bàn tay Ðức Mẹ Fatima. Chính ÐTC đã công nhận như vậy và ngày 12-13/05/1982, ngài đã đến Fatima hành hương, để tạ ơn Ðức Mẹ và tuyên bố rõ ràng: "Ðức Mẹ Maria đã cứu sống tôi".

Ðể ghi nhớ muôn đời, một trong các viên đạn được lấy ra lúc giải phẫu cho ÐTC,  tại Bệnh viện Bách Khoa Gemelli ở Roma, đã được ghép vào triều thiên của Ðức Mẹ tại Ðền Thánh Fatima trong dịp ÐTC đến hành hương tạ ơn 13/05/1982. Trong cuộc hành hương Năm Thánh 2000, ÐTC còn để lại một kỷ niệm khác nữa: đặt dưới chân Mẹ chiếc nhẫn Giám mục quí giá, do Ðức Cố Hồng Y Stefan Wyszynski, Giáo chủ Ba lan và TGM Varsovie, tặng cho ngài khi được bầu làm Giáo Hoàng (16/10/1978).  Còn chiếc giây lưng trắng bị đẩm máu trong vụ mưu sát tại Quảng trường Thánh Phêrô lúc 17giờ 10 phút ngày 13/05/1981, đã được để lại làm kỷ niệm tại Czestochowa, Ðền Thánh quốc gia Ba lan, nơi ÐTC đã đến hành hương nhiều lần trong những năm sinh sống tại Ba lan và cả sau khi đã làm Giáo Hoàng.

Nhưng một cử chỉ có tính cách hoàn vũ và để nhớ ơn Mẹ Maria Fatima trong muôn thế hệ tương lai, là việc ÐTC lập lễ kính các lần Ðức Trinh Nữ Maria hiện ra tại Fatima, và năm nay (2002), ngày 13/05/2002 là lần thứ nhất lễ kính này được cử hành trên cả thế giới công giáo. Nhật báo "Người đưa Tin (Il Messaggero), một trong các tờ báo  lớn xuất bản ở Roma, số ra ngày Chúa nhật 12/03/2002, đã viết nơi trang nhất, với tít đề khá lớn như sau: "ÐTC thánh hiến niên hiệu của vụ mưu sát". Bên cạnh tít này, nhật báo Roma viết: "Trong năm 1981, ngày 13 tháng 5, ngày mà những phát đạn của Ali Ag�a bắn vào Ðức Gioan Phaolô II, được dâng kính Ðức Mẹ Fatima". Từ nay, theo Lịch phụng vụ, ngày 13/05, lễ kính Ðức Mẹ Fatima sẽ được cử hành trong toàn Giáo hội,  cũng như ngày 11 tháng 2, ngày kính nhớ những lần Ðức Mẹ hiện ra với cô Bernardette (từ 11 tháng 2 năm 1858 đến ngày 16 tháng 7 cũng năm 1858), trong 18 lần tại Hang đá, kế bên sông Gave, thuộc thành phố Lourdes (Lộ đức), miền nam nước Pháp.

Ngày 13/05/1917, sẽ được ghi nhớ như ngày kính các lần Ðức Mẹ hiện ra với ba em mục đồng, để kêu gọi thế giới trở lại với Thiên Chúa, lần hạt Mân côi và cầu nguyện cho nước Nga-cộng sản trở lại; những cũng là ngày được ghi vào lịch sử nhân loại, cách riêng lịch sử Giáo hội công giáo: ngày anh Ali Ag�a xả súng bắn vào Ðức Gioan Phaolô II, trùng hợp với ngày  Ðức Mẹ hiện tại Fatima và Ðức Mẹ đã cứu ÐTC khỏi chết.

Biến cố Fatima -  Cách mạng tháng 10 tại Liên xô năm 1917 - và vụ mưu sát Ðức Gioan Phaolô II có liên lạc mật thiết với nhau. Nước Nga trở lại đã được Ðức Mẹ nói với ba em,  khi Mẹ dạy các em hy sinh và cầu nguyện . "Nếu không, nước Nga sẽ tiếp tục phổ biến chủ nghĩa cộng sản vô thần trên cả thế giới". Nước Nga ngày nay như thế nào, ai cũng biết. Chế độ cộng sản tại Liên Sô và các nước thuộc khối Trung-Ðông-Âu sụp đổ cuối năm 1989.  Vụ mưu sát xẩy ra đã được Ðức Mẹ loan báo cho ba em biết và nay chỉ còn mình Nữ Tu Lucia là người giữ bí mật này. Ngày 13/05/2000, Chị Lucia  đã hiện diện tại Fatima,  trong lúc tiết lộ  Bí mật, sau thánh lễ Phong Chân phước cho hai em Phanxicô và Giaxinta.

Trước khi tuyên bố "Phần thứ ba của bí mật Fatima", Ðức TGM Tarcisio Bertone, Tổng Thư ký Bộ Giáo lý Ðức tin, đã nhiều lần đến Tu viện Coimbra để tiếp xúc với Nử Tu Lucia. Và nữ tu Lucia đã xác nhận  bản tuyên bố là đúng với những điều Ðức Mẹ đã tiết lộ cho ba em.

Biến cố Fatima -  Cách mạng vô sản Liên Sô bùng nổ -  Chế độ cộng sản bách hại Giáo hội và các tín hữu Kitô - Ðệ nhất thế chiến chấm dứt năm 1918 và Ðệ nhị thế chiến (1939-1945) bùng nổ dữ dội hơn (vì thế giới không nghe lời cảnh cáo Fatima) - Chế độ cộng sản lan tràn khắp nơi, chiếm nửa thế giới với lực lượng hùng hậu đe dọa trầm trọng hòa bình, gây căng thẳng giữa hai khối Ðông và Tây trong hơn nửa thế kỷ. Tiếp đến việc sụp đổ nhanh chóng và bất ngờ chế độ cộng sản và bức tường Berlin. Sau đó Nước Nga trở lại, tuy còn nhiều khó khăn, do Giáo hội chính thống hơn là do quyền bình chính trị hiện nay tại Nga. Nhìn vào những biến cố kinh khủng của  thế giới trong thập niên vừa qua, không thể phủ nhận vai trò chủ chốt của Ðức Mẹ Fatima và của Ðức Gioan Phaolô II, Vị Giáo Hoàng đã được Ðức Mẹ chuẩn bị và chọn cách lạ lùng, để lãnh nhận việc hướng dẫn Giáo hội trong giai đoạn cực kỳ khó khăn.

Lập lễ kính Ðức  Mẹ hiện ra tại Fatima, để ghi nhớ các lần Mẹ  hiện ra, nhưng cũng để ghi nhớ một biến cố thê thảm của Triều Hoàng của Ðức Karol Wojtyla, vị Giáo hoàng đã nhận khẩu hiệu "Totus Tuus" (tất cả cho Mẹ),  mang một ý nghĩa rất sâu xa, bởi vì ngày 13/05 không phải chỉ để nhớ lại biến cố tôn giáo: là việc hiện ra tại Fatima, nhưng còn kính nhớ tất cả một thế kỷ đầy  đau khổ của thế giới và của Giáo hội: hai đại chiến thế giới, chủ nghĩa cộng sản vô thần và cuộc bách hại giáo hội.

Nhật báo Il Messaggero viết: "Trong vòng vài thế kỷ nữa, chỉ còn có các sử gia nhớ đến những biến cố và những công việc của Triều Giáo Hoàng Ðức Karol Wojtyla. Người dân sẽ không còn nhớ đến nũa". Tác giả bài báo đặt câu hỏi: "Ai trong chúng ta nhớ  đến Ðức Gioan II (532-535), vị Giáo Hoàng đầu tiên đổi tên của mình "Mercurio" (tên của một vị thần, có tính cách ngoại giáo) và nhận tên khác là Gioan II?  Chỉ ít người còn nhớ Ðức Phaolô II (1464-1471)  cho xây cất toà nhà thời danh "Palazzo Venezia" ở trung tâm Roma, còn cho tới lúc này. Trái lại, sau ngàn năm nữa  và có thể mãi mãi, mỗi lần người Công giáo cử hành lễ kính ngày 13/05, ngày Ðức Mẹ hiện ra tại Fatima, tức khắc nhớ đến vụ mưu sát Ðức Gioan Phaolô II và công việc của Triều Giáo Hoàng đặc biệt này, cũng như hằng năm, ngày 7 tháng 10, lễ kính Ðức Mẹ rất thánh Mân côi, các tín hữu Công giáo nhớ lại chiến thắng người Hồi giáo tại vụng Lepanto, đồng thời cũng nhớ đến Ðức Thánh Giáo Hoàng Pio V (1566-1572) đã lập lễ này, và là vị Giáo Hoàng  có công lớn lao trong việc áp dụng giáo huấn Công đồng chung Trento (1545-1563), cách riêng về phương diện kỷ luật và phụng vụ.

Nói tóm lại: Từ nay trở đi, ngày 13 tháng 5 hằng năm,  sẽ giúp  con cái Giáo hội nhớ đến Ðức Gioan Phaolô II, với những biến cố liên, hệ đến đời sống đau khổ của Triều Giáo Hoàng hơn là những cử chỉ, những văn kiện và những chuyến viếng thăm mục vụ quốc tế.

 

Fatima

Phép Lạ Mặt Trời Nhảy Múa

Trước Rừng Người

(The Appearing of Our Lady at Fatima)

 

 

I. Mặt trời nhảy múa quay cuồng, nhào xuống đất

Thế giới như đã đến ngày tận thế! Trên một trăm ngàn người trong ngôi làng nhỏ vùng sơn cước này đã hãi hùng vì một sự kiện kỳ lạ, sự kiện này sẽ đi vào lịch sử thế giới với Ðại Hồng Thủy của Thánh Kinh!

Mọi người đều thực sự trông thấy mặt trời nhảy múa trên bầu trời và nhào xuống đất. Vừa lúc sắp chạm xuống đất thì mặt trời chợt ngừng lại và lên cao.

Thật khó mà tin được một câu truyện quá lạ thường như vậy. Nhưng chính chúng tôi đã trông thấy tận mắt và chỉ thuật lại cho các bạn nghe những điều mắt thấy tai nghe mà thôi.

Trời mưa tầm tã. Ðó là một trong những trận bão lớn nhất trong trí nhớ của các cụ già trong vùng này. Nó đã chận đứng đoàn quân viễn chinh Pháp.

Những trận bão đã không ngăn được đám đông này. Họ đã từ toàn quốc, từ Ý, Tây Ban Nha, và Pháp, vì những tin đồn là phép lạ sẽ xảy ra hôm nay.

Họ đã thấy phép lạ

Những cơn gió mạnh đã lùa những hạt mưa tuôn vào lớp quần áo dày cộm của mọi người. Tất cả đều bị ướt đẫm khi cơn mưa chợt dứt vào lúc một giờ trưa, giờ chính phủ.

Một bé gái đứng trong đám đông chợt la lớn: "Nhìn mặt trời kìa!"

Mây tan đi, trời thật trong, mọi người đều nhìn thấy mặt trời rất rõ ràng. Nhưng chính mặt trời thì lại không trong chút nào mà tai tái như màu của một chiếc khay bằng bạc. Mọi người đều có thể nhìn thẳng vào mặt trời mà không phải nhíu mắt.

Chiếc khay bạc bắt đầu phát ra nhiều màu sắc thay đổi: đỏ, xanh lá cây, xanh dương, tím, vàng cam, và xanh tím. Mặt mọi người, cây cỏ, mặt đất, tất cả đều thay đổi theo những màu này giống như ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ kính màu.

Khuôn mặt của một bà bên có màu xanh lá non, quần áo thì lấp lánh đỏ và vàng, còn chân thì lại có màu xanh nước biển. Trong khoảnh khắc sau, mặt bà đổi màu xanh tím, còn quần áo thì màu xanh nước biển. Những màu này cứ thay đổi liên tục.

Mặt của một người đàn ông khác đang nhìn sững vào mặt trời thì một bên màu cam còn một bên màu tím. Chiếc áo choàng của ông ta, dệt bằng len nâu, thì ánh lên màu xanh lá cây, quần thì lại màu tím. Nhưng cũng chỉ trong khoảnh khắc sau, toàn thân ông ta không còn một màu sắc dị thường nào nữa.

Trong lúc chiếu ra những ánh dị thường này, mặt trời quay tít như một bánh xe. Rồi giống như chiếc bánh xe bị rời khỏi trục, mặt trời nhảy múa lung tung, lắc lơ, run rẩy, và ẩn hiện qua những đám mây.

Bất chợt, trong lúc đang quay tít, mặt trời bỗng dưng đâm nhào xuống đất khiến mọi người đều kinh hoàng. Nó rơi xuống càng lúc càng nhanh và càng lúc càng nóng.

Ðám đông khóc

Tất cả đám đông đều phủ phục xuống đất tựa như đó là nơi che chở của họ. Nhiều người trong đám la thất thanh, "Tận thế rồi!" Những người khác thì lớn tiếng xưng tội mình ra giữa đám đông.

Bùn đất nhớp nháp sau cơn mưa tầm tã, nhưng mọi người đều quì xuống thành khẩn cầu nguyện. Nhiều người la lớn: "Tôi tin! Tôi tin!", "Thật là phép lạ!", "Lạy Chúa Giêsu, xin cứu chúng con!, "Xin Chúa tha tội cho chúng con!", và "Mẹ Maria, xin cứu con!"

 

II. Một vài nhân chứng phép lạ

Tôi cư ngụ gần thị xã Ports, phía Bắc Fatima chừng 90 dặm. Ðức Mẹ hiện ra tại Fatima nhằm ngày sinh nhật thứ 17 của tôi: 13 tháng 5 năm 1900.

Những chuyện về các lần hiện ra được tường thuật khắp nước. Ai cũng nói về Ðức Mẹ hiện ra tại Cova da Iria ngày 13 tháng 5 năm 1917, nói chuyện với ba trẻ em và truyền cho các em hãy tới Cova.

Chính quyền chống đối những tin tức liên hệ tới các biến cố đó.

Từ chỗ chúng tôi cư ngụ tới thị xã Leiria phải đi mất 4 giờ xe lửa, rồi từ Seiria tới Cova da Iria phải đi bộ khoảng hơn 3 giờ. Sáng hôm đó chúng tôi đi bộ trên quãng đường này. Nói là đường chứ thực ra đó chỉ là đường mòn của đàn dê cừu.

Ngày 11 tháng 10 năm 1917, cha tôi nói với mẹ tôi: "Ngày mai chúng ta sẽ đi Fatima. Chúng ta sẽ chứng kiến những gì đã xảy ra."

Có rất nhiều người nghĩ rằng lời báo tin phép lạ sẽ xảy ra là lường gạt. Người thì cho đây là thủ đoạn của chánh quyền.

Riêng tôi tự nghĩ sẽ có gì xảy đến vì từ ngày có trí khôn tôi luôn luôn tin Tôn Giáo và dự Thánh Lễ mỗi ngày.

Trong khi Giáo Hội không hề lên tiếng về các lần Ðức Mẹ hiện ra thì chánh quyền lại chống đối. Chánh quyền sẽ trừng phạt bất cứ một linh mục nào loan tin về việc Ðức Mẹ hiện ra hoặc chỉ nói trống là "có thể có việc gì đã xảy ra."

Những đám đông

Chúng tôi thấy hàng ngàn người trên các nẻo đường khi chúng tôi rời thị xã Leiria hồi 6 giờ sáng về đi bộ qua các đồi núi đá. Có một số người đội trên đầu những đồ ăn trưa. Họ hăng hái băng qua những đồi núi cao lởm chởm sỏi đá mà không cảm thấy mệt mỏi.

Cả một khu chừng ba dặm

Tôi đã gặp những người im lặng lội bộ suốt quãng đường dài để hãm mình cầu cho các binh sĩ vùng Leiria được bình an trong cuộc thế chiến. Có người hãm mình không uống lấy một hớp nước trong suốt cuộc hành trình.

Chúng tôi tới ngay khúc dẫn vào thung lũng Cova da Iria, chỗ đã được đánh dấu bằng một đồng đá thô sơ. Thung lũng này rộng chừng ba dặm và hồi đó được dùng làm đồng cỏ nuôi mục súc. Chỗ thì có đá lổm chổm, chỗ thì có nước, cây cối bụi rậm. Quang cảnh cho thấy thung lũng này là một vùng hoang dại.

Chúng tôi tới nơi vào khoảng 11 giờ 30 sáng và thấy một số binh lính đang cố gắng chặn không cho dân chúng tiến vào thung lũng Cova da iria.

Nhưng số binh lính không đủ để kiểm soát được dân chúng vì đám đông quá lớn. Nhiều binh sĩ cưỡi ngựa nhưng đám đông tách ra thành nhiều đám nhỏ. Khi binh lính ngăn chặn được góc này thì dân chúng lại nhào vào góc kia. Chẳng mấy chốc thung lũng đã tràn ngập những người.

Lưỡi lê của một người lính đã làm tôi bị thương ở tay. Chúng tôi tiến tới gần cây sồi nơi các trẻ đã chứng kiến những lần Ðức Mẹ hiện ra. Ba em đó đã có mặt sẵn ở đây. Các em đứng trước một cây sồi.

Nước ngập đến mắt cá chân

Mọi vật đều sũng nước. Dân chúng đứng che dù, nước ngập đến mắt cá chân. Ðâu đâu cũng là bùn lầy. Tất cả chúng tôi đều ướt đẫm.

Sau một lát, mặt trời bắt đầu ló rạng tuy mưa vẫn rơi. Mưa tầm tã, nước đổ xuống như thác. Rồi đột nhiên mưa chấm dứt và mặt trời bắt đầu quay, như nhẩy múa từ chỗ này tới chỗ kia. Các đám mây bắt đầu trở màu xanh, màu vàng, rồi đủ mọi màu.

Mặt trời rơi

Sau đó chúng tôi thấy mặt trời lao xuống chỗ các em đứng trước đó. Dân chúng bắt đầu kêu khóc. Có người xưng tội lớn tiếng vì chung quanh đó chẳng thấy một vị linh mục nào.

Hãy cầu nguyện và cầu nguyện sốt sắng

Chính mẹ tôi cũng quơ tay ôm lấy tôi và ghì chặt vào lòng. Mẹ tôi khóc lóc vì cho là giờ tận thế đã đến. Tôi cũng nghĩ rằng trái đất sắp tiêu tan trong lửa. Khi tôi ngửng đầu lên nhìn mẹ tôi thì tôi thấy có đám mây lơ lửng ngay trên vai tôi.

Tôi thấy mặt trời lao xuống đám cây. Sau đó đám trẻ đứng dậy và quay lại nhắn nhủ dân chúng: "Hãy cầu nguyện, cầu nguyện sốt sắng. Mọi việc đã được an bài."

Rồi các em tiến về phía cây sồi và chúng tôi thấy các em cúi xuống như hôn một người nào đó. Tuy không thấy ai nhưng chúng tôi biết là có ai đó vì các em đều cúi xuống và môi các em mấp máy như đang nói chuyện với một người.

Chúa bị xúc phạm

Tôi ở xa các em và cây sồi chừng 75 tới 100 feet.

Tôi thấy mặt trời quay trở về cùng một hướng như trước kia đã lao xuống. Ðám đông nhất loạt quì xuống và cầu nguyện thật sốt sắng. Sau đó em Lucia bảo chúng tôi phải cầu nguyện, và lần chuỗi môi khôi mỗi ngày, vì nhân loại đã xúc phạm tới Chúa. Nếu chúng ta không làm như vậy thì đau khổ sẽ bao trùm thế giới, và Nga Sô sẽ truyền bá chủ nghĩa cộng sản khắp mọi nơi trong hoàn cầu. Có một số người hôn các em.

Quần áo khô ráo trở lại

Gió bắt đầu thổi, và mặt trời đã trở về vị trí cũ. Chúng tôi thấy gió thổi rất mạnh mà cây cối vẫn đứng yên. Gió thổi mạnh vô cùng và chỉ độ 5 phút sau thì mặt đất hoàn toàn khô ráo, và quần áo chúng tôi cũng khô và sạch như mới giặt.

Tôi tin đây là một phép lạ, một phép lạ thật sự.

 

(Trích bài "Phép lạ" của Vi Vu, Tạp chí Trái Tim Ðức Mẹ số tháng 5 năm 1992)

 

Người cộng sản "nhạo báng"
phần thứ ba của Bí mật Fatima

 

Người cộng sản "nhạo báng" phần thứ ba của Bí mật Fatima.

 Sau khi công bố phần thứ ba của Bí mật Fatima, một số báo chí thiên tả và một số người cộng sản hoặc cựu cộng sản đã lên tiếng "nhạo báng" và coi việc nầy như là một "trò hề", một tuyên truyền nhằm đả kích chế độ cộng sản, và là một hành động quảng cáo của Năm Thánh. Thực sự không phải vậy. Mục đích của việc công bố "Bí Mật Fatima" chỉ nhằm khuyến khích các tín hữu Kitô và mọi người thiện chí tìm trở lại với Thiên Chúa, cách riêng trong Năm Ðại Toàn xá này, nếu muốn có một thế giới hòa bình.

 Tại Fatima, ngày 13.5.2000 vừa qua, khi nói đến các cuộc bách hại, ÐHY Angelo Sodano dùng danh từ "các chế độ vô thần". Như vậy có nghĩa là các cuộc bách hại Giáo hội không phải chỉ do chế độ cộng sản mà thôi, mà còn do những chế độ vô thần khác nữa, như chế độ phát xít đức quốc xã. Trong thế kỷ vừa qua, tại Mexico, do Bè nhiệm cai trị, biết bao linh mục và người dân công giáo bị sát hại. Trong cuộc nội chiến Tây ban nha (1936-1939), biết bao giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân bị xử bắn, trung bình mỗi ngày 70 người; xác bị treo lên nơi cao, để dân chúng qua lại khiếp sợ... Biết bao tu viện, nhà thờ, trường học công giáo... bị phá hủy.

 Ngày 26.6.2000 vừa qua, Ông Francesco Alberoni, giáo sư xã hội học, viết trên nhật báo "Tin Chiều" (Corriere della sera) như sau: Cả ngày nay, trong các diễn văn, luận điệu, một số người tự cho mình thuộc giới trí thức tiến bộ... đã coi Kitô giáo như là một tôn giáo không khoan dung và đàn áp. Nhưng trong thế kỷ này , các người công giáo đã chịu biết bao bạo động do các chế độ độc tài Ðức Quốc xã, Bè Nhiệm, và Cộng sản. Trong lúc này, họ đang phải chịu biết bao bạo động do chế độ Hồi giáo quá khích, và mới đây, do cả chế độ Ấn giáo nữa. Và tôi nghĩ rằng cần phải nhắc lại những sự kiện này, bởi vì không có báo chí hay đài phát thanh, truyền hình Tây phương nào nói đến, kể cả Liên hiệp quốc và Tổ chức Ân xá quốc tế.

 Hằng năm nhật báo "Quan Sát Viên Roma" (L'Osservatore Romano) làm bản danh sách các nhà truyền giáo bị sát hại, mỗi năm mỗi thêm đông hơn.

 Nhật báo "Tương Lai" (Avvenire) số ra ngày 29.6.2000 nhắc lại lời kêu gọi của ÐTC yêu cầu chấm dứt những cuộc bách hại các tín hữu Kitô. Báo này còn dành hai trang kê khai các địa điểm, nơi đang có những cuộc bách hại các tín hữu.

 Ký giả Antonio Sorci viết trên tờ "Ngày Tin" (Il Giornale) số phát hành ngày 01.7.2000 như sau: Bất cứ ở đâu và đối với bất cứ người nào, Giáo hội công giáo luôn là một bàn tay của người bạn, là niềm hy vọng, là vẻ xinh đẹp. Ký giả viết tiếp: Ðứng trước những khiêu khích này, Giáo hội không lên tiếng, không áp đặt, không đòi hỏi. Giáo hội chỉ yêu cầu hãy suy nghĩ, hãy có một chút lương tri. Giáo hội không lên án phạt vạ. Trái lại chỉ rao giảng tình thương xót đối với mọi người; Giáo hội ôm hôn và nâng cao con người lên, dù họ bị đắm đuối đến mức độ nào đi nữa. Giáo hội băng bó các vết thương, an ủi những người đau khổ. Ký giả kết luận: Ðối với tôi, hành động của Giáo hội là một hành động thuộc về thế giới bên kia. Hay nói cách khác: hành động của giáo hội là hành động của Trời cao trên trái đất này. Nhưng tiếc thay, có người lại khinh chê, nhạo báng và tiếp tục bách hại Giáo hội.
 

Ðức Tổng Giám Mục Bertone
thư ký Bộ Giáo lý Ðức tin
thuật lại cuộc gặp gỡ với Sơ Lucia Dos Santos
tại Tu viện Coimbra

 

Ðức Tổng Giám Mục Bertone, thư ký Bộ Giáo lý Ðức tin, thuật lại cuộc gặp gỡ với Sơ Lucia Dos Santos tại Tu viện Coimbra.

 Vatican - 02.7.00 - Sau cuộc họp báo của Bộ Giáo Lý Ðức Tin ngày 26.6.2000 vừa qua, để công bố văn kiện giải thích Phần thứ ba của Bí mật Fatima, Ðức Tổng Giám Mục Bertone, tổng thư ký của Bộ, trong một cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo "Tương Lai" (Avvenire) số ra ngày 02.7.2000 vừa qua, đã thuật lại cuộc gặp gỡ của ngài với nữ tu Lucia Dos Santos, một trong ba em mục đồng được Ðức Mẹ hiện ra năm 1917 tại thung lũng Cova da Iria. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra ngày 27 tháng 4.2000 vừa qua, do ý muốn của ÐTC, trước khi công bố Phần thứ ba của Bí mật Fatima dịp lễ Phong Chân phước cho hai em Phanxico và Giaxinta Marto được cử hành tại Fatima ngày 13.5.2000 vừa rồi.

 Ðức Tổng Giám Mục cho biết: Từ nhiều năm, Chị Lucia vẫn sống trong vâng lời và yên lặng, chu toàn công việc tầm thường hằng ngày trong Tu viện. Nhưng trong lúc này đây - theo lời Ðức Tổng Giám Mục - Chị đang viết một cuốn sách. Trước hết để vâng lời Ðức Trinh Nữ Maria đã hiện ra và tiết lộ nhiều bí mật và sau cũng để vâng lời Tòa Thánh. Ðức Cha Tổng Thư ký Bộ Giáo lý Ðức tin nhận xét: Chị Lucia rất sáng suốt (dù 93 tuổi), luôn luôn ý thức rõ ràng về sứ vụ đã lãnh nhận. Luôn luôn khiêm tốn và vâng lời, nhận biết giới hạn của mình; nhưng cũng rất cương quyết trong việc giải thích đến cùng các sứ điệp đã được Ðức Trinh Nữ truyền lại cho. Chị không lùi bước trước bất cứ khó khăn nào. Chị đã chịu đau khổ nhiều, đã chiến đấu, để vượt qua những nghi ngờ và đã thành công. Nói tóm lại: Chị Lucia là một chứng nhân theo đúng nghĩa của danh từ này: một chứng nhân trung thành, can đảm của Ðức Trinh Nữ Maria.

 Sau đây là cuộc phỏng vấn Ðức Cha Bertone dành cho nhật báo "Tương Lai":

 Hỏi - Ðức Cha có thể cho biết Chị Lucia đã viết gì trong cuốn sách được Ðức Cha nói đến?

 Ðáp - Ðây là cuốn lược tóm tất cả những bút tích thiêng liêng, từ các sứ điệp Fatima, Chị Lucia viết lại cách đơn sơ và cụ thể hóa bằng những gợi ý, những lời khuyên. Bị tràn ngập bởi những câu hỏi về những lần hiện ra và những lời Ðức Trinh Nữ, cần được giải thích, và vì không thể trả lời cho từng người được, Chị Lucia xin và được phép Tòa Thánh để viết một cuốn sách "Os apelos da Mensagem de Fatima" (Những lời kêu gọi của sứ điệp Fatima). Ðây là đầu đề cuốn sách được viết ra, để trả lời chung các câu hỏi đã nhận được. Ðiểm tham khảo liên lỉ và như là cơ cấu của cuốn sách tức là lời kêu gọi của Ðức Trinh Nữ: "Ðừng xúc phạm Thiên Chúa nữa. Người đã bị xúc phạm quá nhiều rồi" (lần hiện ra ngày 13.10.1917).

 Xét chính nội dung, cuốn sách không thêm bớt gì sứ điệp Fatima, nhưng giải thích, phổ biến với những áp dụng thực hành của đời sống Kitô. Vì thế có thể sẽ làm ích nhiều cho những ai cảm thấy nơi bản thân sự lo lắng, sự không chắc chắn và hồ nghi về số phận đời đời của mình.

 Hỏi - Khi nào sẽ xuất bản?

 Ðáp - Cuốn sách gồm 334 trang đánh máy. Tôi nghĩ rằng: có thể xuất bản tại Bồ đào nha trong thời gian tương đối ngắn, nếu không trong năm nay, thì vào đầu năm 2001.

 Hỏi - Trong cuộc gặp gỡ, Chị Lucia có kể cho Ðức Cha về các lần hiện ra khác nữa không?

 Ðáp - Trong cuộc nói chuyện, chúng tôi không nói đến các lần hiện ra khác, bởi vì cuộc nói chuyện chỉ xoay chung quanh những lần hiện ra năm 1917 mà thôi và cách riêng lần hiện ra ngày 13 tháng 7. Nhưng do các bức thư của chị Lucia, tôi biết Chị còn có những lần hiện ra hoạc những thông truyền khác do "Ðức Bà", lúc chị ở Pontevedra và ở Tuy, bên Tây ban nha (nơi Chị Lucia tu trước khi trở về Ðan viện Coimbra, bên Bồ đào nha), từ năm 1925 trở đi và sau năm 1952 tại Bồ đào nha, ở Coimbra; có thể cho đến năm 1984. Như vậy cuộc đàm thoại với Ðức Trinh Nữ đã được tiếp tục và kéo dài, như để minh chứng sự giúp đỡ ân cần của một Người Mẹ và Người Thầy cho công việc giải thích đúng nghĩa và thông truyền trung thành sứ điệp của Người.

 Hỏi - Có phải với việc giúp đỡ này chúng ta có thể chắc chắn rằng "thị kiến trong phần thứ ba của Bí mật Fatima" hướng về quá khứ không?

 Ðáp - Ðây là một việc tiếp theo của các sự kiện lịch sử: các sự kiện này xem ra được thực hiện đúng như những dự tính trước của thị kiến. Trước hết, đây là một con đường Thánh giá về các đau khổ của Giáo hội, do những cuộc bách hại mà Giáo hội phải chịu trong suốt thế kỷ XX. Rồi đến vụ mưu sát "bằng vũ khí" vào chính ngày kỷ niệm việc hiện ra lần thứ nhất của Ðức Trinh Nữ Maria tại Fatima. Ðây là sự kiện độc nhất trong thế kỷ này: một vị Giáo Hoàng bị tử thương và thực sự xém chết. Thị Kiến "nói lên sự thật", như ÐTC và ÐHY Ratzinger đã nhận xét; thị kiến cho phép nhận ra một sự phù hợp, sự phù hợp này hơn nữa đã được Chị Lucia xác nhận.

 Hỏi - Cái gì đã làm cho Chị Lucia nghĩ rằng thời gian tốt nhất để tiết lộ Bí Mật Thứ Ba là sau năm 1960?

 Ðáp - Ðây là một câu hỏi không tìm ra câu trả lời dễ dàng. Như tôi đã tả lại trong cuộc nói chuyện với Chị Lucia: những lời của Chị mang đến cho ta một giải thích có thể chấp nhận được, nhưng việc giải thích này thực sự chưa thỏa mãn. Chúng ta cần nhớ điều này là Chị Lucia đã viết lại các chuyện xẩy ra năm 1944, và có thể năm 1960 đối với Chị, đánh dấu một chân trời đủ xa cách, để việc tiên tri kia thành sự thật.

 Hỏi - Chị Lucia có nói lên những tâm tình của mình khi biết tin về vụ mưu sát Ðức Gioan Phaolô II không?

 Ðáp - Chị Lucia đã bị xúc động sâu xa, bởi những tin tức về vụ mưu sát Ðức Phaolô VI tại Manila xẩy ra ngày 27 tháng 11 năm 1970. Chúng ta còn nhớ Ðức Phaolô VI là Vị Giáo Hoàng đầu tiên đến Fatima trong năm 1967 (kỷ niệm 50 năm Ðức Trinh Nữ hiện ra tại đây) và ngài đã gặp người được thấy Ðức Mẹ hiện ra (Chị Lucia). Năm 1981, chiến thuật và sự trầm trọng của vụ mưu sát Ðức Gioan Phaolô II thể hiện sự thật kinh khủng của phần thứ ba của Bí Mật Fatima. Chị Lucia một lần nữa đã sống chiều ngày 13 tháng 5 năm 1981 sự đau khổ kinh khửng mà ba trẻ em mục đồng đã cảm thấy trong lúc nhận được thị kiến; Chị Lucia không thể quên được lời nói đầy âu yếm của Giaxinta trong lúc đó: "Thật tội nghiệp Ðức Thánh Cha; tôi phải ăn năn đền tội nhiều cho các người tội lỗi".

 Hỏi - Ngày nay Chị Lucia nghĩ gì?

 Ðáp - Chị Lucia không phải là một người gây thảm hại quá mức độ. Chị rất bình thản và vui mừng, bởi vì lịch sử đã theo một con đường khác với những dự kiến buồn thảm được nghe nói trong năm 1917. Xem ra có người không đồng ý, vì lời tiên tri không hoàn tất đúng như bản văn đã nói: "cái chết tức khắc (của ÐTC) và về đệ tam thế chiến, chiến tranh nguyên tử, gây nên chết chóc và tàn phá kinh khủng". Nhưng thái độ "bi quan" này, như Ðức Hồng Y Ratzinger đã nói, thì phù hợp với Thuyết định mệnh không thể tránh được, hơn là phù hợp vói sự tín nhiệm dựa trên niềm hy vọng Kitô. "Không có một số phận nào lại không thể thay đổi được.Ðức Tin và lời cầu nguyện là những sức mạnh có thể ảnh hưởng trong lịch sử và sau cùng lời cầu nguyện trở nên hiệu lực hơn các viên đạn bắn ra, đức tin hùng mạnh hơn hơn những chia rẽ".

 Hỏi - Câu hỏi sau cùng. Thưa Ðức Cha, có thể có nguy hiểm này hay không: là khi bí mật được tiết lộ rồi, thì cả sứ điệp Fatima sẽ đi vào trong lãng quên của một thế giới, hiện vẫn còn bị chiến tranh, bạo động, bất công và sai lạc luân lý?

 Ðáp - Thực ra có nguy hiểm. Nhưng tôi hy vọng rằng: sứ điệp Fatima không ngừng nói với các tín hữu. Chính vì thế giới còn chiến tranh, chia rẽ, bạo động, bất công và những sai lạc luân lý, nên cần phải khởi sự lại từ trung tâm điểm Phúc Âm. Ðàng khác, những tấn công chống lại Giáo hội và các tín hữu, với sức đè nặng của đau khổ mà Giáo hội và các tín hữu mang trên mình, từ năm 1981, vẫn không hết, trái lại vẫn còn tiếp tục. Cho dù lời kêu gọi trở lại và ăn năn xám hối, được rao giảng từ đầu thế kỷ XX và cách riêng cho thế kỷ này, lời kêu gọi vẫn giữ trọn tính cách thời điểm của nó. Như ÐTC đã viết trong một sứ điệp năm 1996: "Lời mời gọi liên lỉ của Ðức Maria rất thánh về ăn năn sám hối không là gì khác, mà chỉ là việc biểu lộ sự lo lắng của Người Mẹ đối với số phận của gia đình nhân loại: cần phải trở lại và xin ơn tha thứ".
 

Nguyên văn bản dịch
về Bí Mật Fatima thứ ba
do chính chị Lucia viết ra
ngày 3 tháng 1 năm 1944

 

Nguyên văn bản dịch về Bí Mật Fatima thứ ba, do chính chị Lucia viết ra, ngày 3 tháng 1 năm 1944.
 
 
Con viết ra trong sự vâng lời Ngài, lạy Thiên Chúa của con, Ngài ra lệnh cho con làm việc nầy qua Ðức Giám Mục của giáo phận Leiria, và qua Ðức Maria, Mẹ Chúa và là Mẹ của con.

 Sau hai phần (bí mật Fatima I và II ) mà con đã nói ra, chúng con đã nhìn thấy phía bên trái của Ðức Mẹ, và hơi cao hơn một chút, một Thiên Thần cầm một gươm lửa nơi tay trái; gươm nầy chớp sáng và chiếu ra những tia lửa dường như thể muốn đốt rụi thế giới; nhưng những tia lửa nầy bị tắt đi, khi gặp phải ánh sáng phát ra từ tay phải của Ðức Mẹ chỉ về phía Thiên Thần; Tay mặt của vị Thiên Thần chỉ vào trái đất, và vị Thiên Thần nói lớn: Ðền tội, Ðền tội, Ðền tội! Và chúng con đã nhìn thấy trong một ánh sáng bao la là Thiên Chúa: "một cái gì giống như thể người ta xuất hiện trong tấm gương khi họ đi ngang qua nóù" một vị Giám Mục mặc Áo trắng, "chúng con có cảm giác như thể đó chính là Ðức Thánh Cha". Nhiều vị giám mục khác nữa, những Linh Mục, những tu sĩ nam nữ, đang leo lên một núi dốc cao, trên chóp núi nầy có một cây Thập Giá lớn có thân sần sù, giống như thể bằng cây sồi có võ cứng; trước khi lên đến nơi, Ðức Thánh Cha đi ngang qua một thành phố lớn phân nửa đã bị tàn phá và phân nửa bị rung động, ÐTC bước đi run rẩy, chịu đau đớn và sầu muộn, Ngài cầu nguyện cho những linh hồn của các người chết mà ngài gặp trên đường; khi lên đến chóp núi, quỳ gối phủ phục dưới chân Thập Giá lớn, ngài bị giết bởi một toán lính cầm súng bắn vào ngài và phóng các mủi tên vào ngài; và cũng bằng cách thức như vậy, hết người nầy đến người khác, các Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và nhiều giáo dân thuộc hàng ngủ và địa vị khác nhau, cũng lần lượt bị giết chết nơi đó. Bên dưới hai cánh của Thập Giá, có hai Thiên Thần, mỗi vị cầm nơi tay một bình thủy tinh, trong đó các vị hứng máu của những người tử đạo, và dùng máu nầy rảy lên các linh hồn đang tiến lên gần Thiên Chúa.
 
 

1. Lời Nhập Ðề của Ðức TGM Tarcisio Bertone, Tổng thư ký của Bộ Giáo Lý Ðức Tin.

 2. Bản văn ghi lại Bí Mật Fatima thứ nhất và thứ hai, (phần I và II của Bí Mật Fatima), như được chị Lucia viết trong "Tập Ký Ức Thứ Ba", ngày 31 tháng 8 năm 1941, cho Ðức Giám Mục giáo phận Leiria-Fatima.

 3. Bản Văn Bí Mật Fatima thứ ba (phần thứ III của Bí mật Fatima).

 4. Bức Thơ của ÐTC Gioan Phaolô II gởi cho chị Lucia, ngày 19 tháng 4 năm 2000, trong đó ÐTC nói là ngài sai ÐTGM Bertone đến gặp chỉ để hỏi thêm về những điều có liên hệ đến việc giải thích "Bí Mật Fatima thứ ba".

 5. Bản Văn ghi lại cuộc trao đổi giữa Ðức TGM Bertone và chị Lucia, ngày thứ Năm 27 tháng 4 năm 2000, tại tu viện Camêlo ở COIMBRA, với sự hiện diện của Ðức Giám Mục giáo phận Leiria Fatima.

 6. Lời công bố của ÐHY Sodano, về Bí Mật Fatima thứ ba, vào cuối Thánh lễ Phong Chân Phước cho Phanxicô và Giaxinta, tại Fatima ngày 13 tháng 5 năm 2000.

 7. Bài Chú Giải Thần Học của ÐHY Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Ðức Tin, để giúp hiểu Bí Mật thứ ba.
 
 

Vài điểm căn bản
đã được nêu ra trong buổi Họp Báo
Trưa Thứ Hai ngày 26 tháng 6/2000
về bí mật Fatima thứ ba

 

Vài điểm căn bản đã được nêu ra trong buổi Họp Báo Trưa Thứ Hai ngày 26 tháng 6/2000 về bí mật Fatima thứ ba.

 Bản văn "Phần III của Bí Mật Fatima" (Bí Mật Fatima thứ ba), đã được chị Lucia viết ra, bằng tiếng Bồ Ðào Nha. Chị là một trong ba trẻ mục đồng đã được thấy Ðức Mẹ hiện ra tại Fatima, hiện còn sống trong tu viện Camêlô ở COIMBRA, bên Bồ Ðào Nha. Nội dung của phần III nầy, cũng như của phần I và II, của Bí mật Fatima, đã được Ðức Mẹ cho cả ba trẻ "Lucia, Phanxicô và Giaxinta" nhìn thấy, trong lần hiện ra ngày 13 tháng 7 năm 1917.

 Phần I và II của Bí Mật Fatima đã được chị Lucia viết ra ngày 31 tháng 8 năm 1941. Và phần III của Bí mật Fatima, được chị viết ra ngày 3 tháng Giêng năm 1944.

 Trong phần nhập đề của Tập Tài liệu công bố Bí Mật Fatima, ÐTGM Bertone cho biết là "Bí Mật Fatima thứ ba nầy" đã được Ðức Giám Mục Giáo Phận LEIRIA-FATIMA cất giữ trong vòng 13 năm, trước khi được gởi đến Vatican ngày 4 tháng 4 năm 1957.

 Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan 23 đã đọc Bí Mật Thứ Ba nầy ngày 17 tháng 8 năm 1959; và Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI cũng đã đọc qua Bí Mật nầy ngày 27 tháng 3 năm 1965; nhưng cả hai vị Giáo Hoàng nầy đã quyết định không công bố. Ðức Gioan Phaolô II quan tâm đến Bí Mật thứ III nầy sau khi ngài bị mưu sát ngày 13 tháng 5 năm 1981. Ngày 13 tháng 7 năm 1981, Vị Tổng Trưởng bộ Giáo Lý Ðức Tin lúc đó là ÐHY Franjo Seper, đã trao cho ÐTC Gioan Phaolô II, hai bao thơ, một có đựng nguyên bản văn Bí Mật Fatima III do chị Lucia viết ra, và một chứa bản dịch Bí Mật thứ III sang tiếng Ý.

 Ngày 12 tháng 5 năm 1982, chị Lucia đã đích thân viết thơ cho ÐTC Gioan Phaolô II -- bức thơ nầy đến nay chưa được công bố, nhưng giờ đây được công bố trong tập tài liệu nầy - trong đó chị nói đến những gì có thể giúp cho việc giải thích Bí Mật Fatima thứ ba.

 Ðiểm đặc biệt chúng ta có thể lưu ý trong Tập Tài Liệu công bố Bí mật Fatima, là cả ba bản văn ghi lại ba phần của Bí mật Fatima, ngoài hình thức in chữ, còn được in trong thể thức "chụp hình nguyên bản viết tay của Chị Lucia". Như thế, chúng ta có ba bản in chụp hình ba nguyên bản viết tay của chị Lucia: bản viết tay thứ nhất vào năm 1941, ghi lại phần I và II của Bí Mật Fatima; bản viết tay thứ hai vào năm 1944, ghi lại phần III của Bí mật Fatima; và bản viết tay thứ ba là bức thơ của chị Lucia gởi cho ÐỨC Gioan Phaolô II, ngày 12 tháng 5 năm 1982.

 Trong lần trao đổi với chị Lucia hôm 27 tháng 4/2000, Ðức TGM Bertone, đã hỏi chị Lucia tại sao chị ghi bên ngoài bì thư lưu giữ Bí Mật Thứ III, được viết ra năm 1944, rằng bí mật thứ III nầy chỉ có thể được mở ra sau năm 1960 mà thôi, thì chị Lucia đã trả lời như sau: "Chính tôi đã đề ra thời điểm năm 1960; bởi vì, theo trực giác của tôi, trước thời điểm năm 1960, người ta có lẽ không hiểu được bí mật nầy; người ta có lẽ hiểu được chỉ sau năm 1960. Bây giờ người ta có thể hiểu rõ hơn. Tôi đã viết ra điều tôi đã thấy; việc giải thích bí mật nầy không phải là việc của tôi, nhưng là việc của Ðức Thánh Cha".

 Trong cuộc họp báo trưa thứ Hai 26 tháng 6/2000, ÐHY Ratzinger đã nhận định rằng: "Bí Mật Fatima thứ ba" là "tổng hợp thật sâu xa của một lịch sử câu chuyện đi xa hơn cuộc mưu sát ngày 13 tháng 5 năm 1981". Theo giải thích của ÐHY Ratzinger, thì việc Bí Mật III nhắc đến cái chết của ÐTC, của các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, là một ám chỉ cách chung đến lịch sử cuộc bách hại của những chế độ vô thần chống lại nhân loại và chống lại những người kitô thế kỷ thứ 20. ÐHY cho biết rằng ngài chia sẻ xác tín với ÐTC Gioan Phaolô II rằng cuộc mưu sát ngày 13 tháng 5 năm 1981 là một cao điểm của cuộc bách hại nầy.

 Tuy nhiên, ÐHY lưu ý rằng người ta không nên đọc bí mật Fatima một cách quá "lịch sử". Những biến cố được loan báo trong Bí mật Fatima không phải là như một cuồn phim "ghi lại tương lai", nhưng giải thích khả thể có thể có (potentialité) của lịch sử, vừa đồng thời cũng mở ngỏ cho những điều khác có thể xảy ra. Tự do quyết định và hành động của con người vẫn luôn còn đó. Vì thế, không nên hiểu "bí mật Fatima" như một thứ định mệnh mù quáng, dường như thể "mọi việc bị bắt buộc phải xảy ra như vậy", và không còn có thể quy trách cho những cá nhân đã tự do gây ra sự việc nữa. Sứ điệp Fatima muốn nhắc đến cách chung những đau khổ của nhân loại, và mang đến một câu trả lời có thể cho những đau khổ đó, vừa gây ý thức rằng "sức mạnh của tình yêu còn mạnh hơn sức mạnh của sự dữ, và rằng "cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng". Sỡ dĩ các Ðức Giáo Hoàng Gioan 23 và Phaolô VI đã không muốn công bố Bí mật Thứ Ba của Fatima, là vì các ngài đã có thái độ thận trọng. Lúc đó đã có những dự đoán, những xách dộng lèo lái... vì thế cần thận trọng. Rồi với thời gian qua đi, ý nghĩa chung của bí mật được sáng tỏ từ từ. Lễ Phong Chân Phước cho Phanxicô và Giaxinta, và thời điểm kết thúc Thế Kỷ 20 là những dịp thuận tiện để công bố Bí Mật Fatima.

 Cuối cùng, ÐHY Ratzinger đã lưu ý đến vai trò quan trọng của Mẹ Maria trong lịch sử cứu rỗi, cũng như trong lịch sử con người. Hai yếu tố cột trụ của lịch sử nhân loại, mà chúng ta không thể bỏ qua được, đó là "hành động của Thiên Chúa và sự đồng trách nhiệm của con người có tự do, một sự tự do có thể gây thảm họa nhưng đồng thời cũng là một sự tự do có thể làm trổ sinh những hoa trái tốt.

 Trong bài "chú giải thần học" được đăng trong Tập Tài Liệu giới thiệu "Sứ Ðiệp Fatima", ÐHY Ratzinger đã trình bày vài quan niệm nền tảng để hiểu đúng "Bí mật Fatima". ÐHY nhắc đến trước hết sự phân biệt giữa hai loại mạc khải của Thiên Chúa cho con người, mạc khải chung công khai, và mạc khải riêng cho cá nhân.

 Mạc Khải Công Khai được tích chứa trong Kinh Thánh và đã kết thúc. Những gì được tích chứa trong Mạc Khải công khai nầy đều bắt buộc ta phải tin. Còn Mạc khải riêng thì quy hướng về mạc khải công khai, và là một trợ giúp để hiểu thêm về mạc khải công khai. Tuy mạc khải riêng không có tính cách bắc buộc phải tin như mạc khải công khai, nhưng các tín hữu cũng không nên coi thường nó.

 Quan niệm nền tảng thứ hai được nhắc đến là quan niệm về lời nói tiên tri. "Lời tiên tri" không hẳn là lời nói trước về tương lai, nhưng đúng hơn là lời "giải bày Thánh Ý của Thiên Chúa cho hiện tại, và như thế nêu chỉ cho ta biết con đường ngay thẳng để tiến đến tương lai". Trong những mạc khải riêng tư, được Giáo Hội nhìn nhận, chẳng hạn như những mạc khải của Bí Mật Fatima, thì điều được nhắm đến là giúp chúng ta hiểu được những dấu chỉ của thời đại và gặp được câu trả lời đúng cho những dấu chỉ đó, trong đức tin.

 Quan niệm nền tảng thứ ba là về những thị kiến. Những "Thị Kiến" ở đây không phải là những "nhìn thấy bình thường ngoại tại của giác quan", cũng không phải là "cái nhìn thuần túy trí thức" (sự lĩnh hội trí thức), nhưng là như một tổng hợp, giữa "nhìn thấy giác quan và lĩnh hội nội tâm". Những thị kiến nầy không phải là như "những bức chụp hình" của điều gì nằm ở bên kia, cũng không phải là những "biểu lộ của sự tưởng tượng mờ ảo".

 Áp dụng vào trong việc giải thích Bí mật Fatima, ÐHY quả quyết rằng chìa khóa để hiểu bí mật thứ I và bí mật thứ II là "sự cứu rỗi các linh hồn"; và chìa khóa của bí mật thứ III là "việc Ðền Tội", là "Ăn năn Trở Lại". ÐHY lần lượt lướt qua những hình ảnh biểu tượng trong bí mật thứ III như sau:

 "Thiên Thần cầm gươm lửa" nhắc ta nhớ lại những hình ảnh tương tự trong sách Khải Huyền. Viễn cảnh về một thế giới có thể bị chìm đắm trong biển lửa, ngày nay không còn là một điều hoàn toàn do trí tưởng tượng bày vẽ nữa. Con người ngày nay đã chuẩn bị cho mình những lưỡi gươm lửa, với những phát minh tối tân".

 "Ánh sáng" chiếu tỏa từ Ðức Mẹ, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tự do con người. Thật vậy, tương lai không phải là cái gì tuyệt đối bị định đoạt trước một cách bất biến. Hình ảnh mà ba trẻ em mục đồng tại Fatima đã nhìn thấy, không phải là một "bộ phim ghi ra tương lai" không còn có thể thay đổi được nữa. Ngược lại, thị kiến của ba trẻ là một lời mời gọi "hãy tận dụng những năng lực để thay đổi mọi sự nên tốt đẹp".

 Những hình ảnh về "núi có dốc cao", "thành phố bị tàn phá", "các giám mục, linh mục, tu sĩ bị giết chết", đó là những hình ảnh nói đến sự bách hại mà Giáo Hội phải chịu trong thế kỷ 20. Hình ảnh về "Ðức Thánh Cha", "vị giám mục mặc áo trắng" được nhắc đến cách nổi bật, và có thể đúng cho nhiều vị giáo hoàng khác nhau, từ Ðức Piô X cho đến Ðức Gioan Phaolô II hiện nay. Tuy nhiên, biến cố mưu sát ngày 13 tháng 5 năm 1981 đã được Ðức Gioan Phaolô II đưa vào gần với những biến cố trong Bí mật thứ III. Nhưng, ÐHY Ratzinger cũng lưu ý rằng sự kiện Ðức Gioan Phaolô II đã bị mưu sát mà không chết, trong khi Thị Kiến của bí mật III thì nói là "chết", (sự kiện nầy) chứng minh một lần nữa rằng "không có định mệnh bất biến không thể thay đổi được".

 Cách chung, Bí Mật Fatima là một lời mời gọi hãy cầu nguyện, hãy "ăn ăn trở lại". Ðây là một lời mời gọi luôn luôn còn có giá trị, mặc dù những hoàn cảnh mà Bí mật Fatima nhắc đến, "xem ra như đã thuộc về quá khứ". Ðối với ÐHY Ratzinger, Bí Mật Fatima nhắc lại câu Chúa Giêsu đã nói, và được ghi lại trong Phúc âm: "Trong thế gian, chúng con sẽ phải điêu đứng. Nhưng chúng con hãy tin tưởng, vì Ta đã chiến thắng thế gian". Sứ điệp Fatima không nhằm thỏa mãn tính tò mò của con nguời, nhưng mời gọi chúng ta tin tưởng vào lời hứa chiến thắng của Chúa.
 

 

Bài bình luận
do ông Gian Franco Svidercoschi (gốc Ba lan)
nhân cuộc họp báo
trình bày văn kiện về Bí mật Fatima

 

Bài bình luận do ông Gian Franco Svidercoschi (gốc Ba lan) nhân cuộc họp báo trình bày văn kiện về Bí mật Fatima.

 Hôm nay, chúng tôi xin kể lại bài bình luận do ông Gian Franco Svidercoschi (gốc Ba lan)viết ra; Ông là một ký giả thành thạo về các vấn đề Giáo hội, đã tham dự Công đồng chung Vatican II, và sau đó được ÐTC Gioan Phaolô II đặt làm phó Giám đốc Nhật báo L'Osservatore Romano. Nay hồi hưu, nhưng thỉnh thoảng ông vẫn viết những bài giá trị đăng trên các nhật báo đứng đắn tại Ý hoặc nước khác.

 Nhân cuộc họp báo trình bày văn kiện về Bí mật Fatima, ông cho đăng trên nhật báo "Roma thời báo" (Il Tempo di Roma) số phát hành ngày 26.6.2000) bài bình luận với tựa đề là: Một ánh sáng hy vọng trên lịch sử thế giới.

 Trong bài, ký giả viết đại ý như sau: Sau cùng, hôm nay phần thứ ba của Bí mật Fatima được tiết lộ. Như vậy sẽ chấm dứt một sự việc gây lo lắng lâu dài, với nhiều giả thuyết, nhiều lúc có tính cách tận thế, khủng khiếp và với những lèo lái, thường có tính cách chính trị.

 Một giai đoạn được kết thúc, nhưng một giai đoạn khác, có lẽ còn quan rọng hơn, được mở ra của lịch sử này: phải đón nhận sứ điệp Fatima như thế nào? Phải giải thích cách nào sứ điệp? Nhất là đối với những ai muốn đón nhận và muốn sống theo sứ điệp này.

 Tác giả viết như sau: Chúng tôi xin nói ngay rằng: dù là tín hữu, dù là người có đức tin, vẫn được tự do hoàn toàn chấp nhận hay không sứ điệp này. Mạc khải của Kitô giáo kết thúc với cái chết của Chúa Giêsu, với việc hoàn tất sứ vụ Cứu chuộc trên Thánh giá "Consummatum est". Vì thế, các lời tiên tri (hay mạc khải) tư, hoặc các vụ hiện ra tiếp sau, dù đáng tin, như trong trường hợp Fatima, được Giáo hội xác nhận, nhưng không bắt buộc sự ưng thuận của đức tin.

 Tuy nhiên, ký giả Svidercoschi còn nhận định thêm như sau: dù sao chúng ta không thể không suy tư cách nghiêm chỉnh về tất cả những gì đã xẩy ra tại Fatima. Dù là người theo thuyết thế tục, hay thuyết Duy lý, cũng không thể không tra vấn lương tâm trước lời kêu gọi của sứ điệp, được giải thích và hoàn tất bằng việc công bố văn kiện về phần thứ ba của Bí Mật Fatima, liên hệ đến con nguời thời nay, cách riêng cho các thế hệ tương lai, cho nền văn minh và cho giờ phút lịch sử mà chúng ta đang sống trong lúc bước sang Ngàn Năm mới.

 Tác giả thuật lại các phần I và II của Bí Mật đã được tiết lộ rồi. Việc đọc phần sứ điệp này không thể không gây xúc động: đệ nhị thế chiến (1939-1945) bùng nổ (sau đệ nhất thế chiến 1914-1918), vì thế giới không tin theo và thi hành sứ điệp; chủ thuyết cộng sản vô thần lan tràn khắp nơi - cuộc bách hại khủng khiếp và tử đạo lâu dài của Giáo hội và của các tín hữu Kitô - vụ mưu sát ÐTC "Vị Giáo Hoàng đến từ một Nước xa xôi" - rồi vụ sụp đổ Bức Tường Berlin - lụi tàn của ý thức hệ Mac xít...

 Các mạc khải này dù chỉ được viết ra sau này và được tiết lộ hôm nay (26.6.2000, trong cuộc họp báo), đã xẩy ra cách đây hơn 80 năm (lúc Ðức Trinh Nữ mạc khải cho ba em mục đồng 1917). Như vậy, chúng ta có thể nói: Sứ điệp Fatima - dù có được coi như là một lời tiên tri hay không, thì thực sự đã đi trước lịch sử nhân loại - Và do đó, dù công nhận hay không, sứ điệp này là một dấu hiệu của sự hiện diện của "Một Ðấng Siều Việt", cho dù Người ở trên và ở ngoài lịch sử, vẫn can thiệp vào lịch sử và hoạt động trong lịch sử, sau khi để cho con người quyền tự do lựa chọn riêng, cả khi những lựa chọn này sai lầm và bi đát.

 Việc sụp đổ của chế độ cộng sản trong thời gian nhanh chóng như vậy và không có đổ máu, gây ngạc nhiên cho Khối Tây phương. Sao lại chỉ giải thích việc sụp đổ nhanh chóng này như những thất bại về kinh tế và chính trị mà thôi? Phải công nhận rằng: Sứ điệp Fatima không thể giải thích theo ngôn ngữ loài người được, nếu không do sự can thiệp của Thiên Chúa.

 Làm sao giải thích được sự trùng hợp của vụ mưu sát ÐTC ngày 13.5.1981 với việc hiện ra lần thứ nhất của "Bà Ðẹp" với ba em mục đồng cũng ngày 13.5.1917?

 Tác giả bài báo viết tiếp như sau: Nhưng còn phần khác của sứ điệp Fatima cần phải nhấn mạnh: phần đã được biết đến rồi và đã được "Bà Ðẹp" nhắc lại trong các lần hiện ra kế tiếp và nay đã thấy rõ ràng. Ngoài việc xác nhận tất cả tính cách thời điểm và tính cách khẩn cấp của nó, sứ điệp còn nói lên ý nghĩa rất sâu xa: đó là việc mời gọi cầu nguyện, sám hối và trở lại.

 Chế độ cộng sản đã sụp đổ. Thuyết vô thần cũng suy sụp đi theo. Nhưng ngày nay nhân loại vẫn bị đe dọa, vẫn bị cám dỗ bởi một hình thức vô thần khác, với từng ngàn khuôn mặt còn nguy hiểm hơn nữa, hơn cả việc khước từ chính Thiên Chúa: đó là sự lãnh đạm tôn giáo, đó là thuyết tương đối luân lý, đó là tính ích kỷ hoàn toàn khép kín trước những nhu cầu của những ai thiếu thốn hay những ai bị bỏ rơi ngoài lề xã hội...

 Bí mật đích thực và chính yếu của Fatima không là gì khác, nếu không phải là lời kêu gọi này: tìm lại Thiên Chúa, và qua Thiên Chúa, khám phá ra giá trị của nếp sống và hành động luân lý, khám phá ra phẩm giá của mỗi một con người, được tạo dựng giống hình ảnh Ðấng Tạo Hóa. Ðồng thời việc khám phá này như một ánh sáng - một ánh sáng của hy vọng - chiếu dọi trên lịch sử thế giới; Bí Mật Fatima là lời mời gọi làm chứng rằng, mặc cho những khủng khiếp của thế kỷ XX, mặc cho tất cả những gì đã xảy ra, nhưng sự dữ không thể có tính cách không thể tránh được của sự dữ. Cho dù đã đắm đuối đến mức độ thấp hơn cả, cho dù đã bị đánh dấu bởi những thảm cảnh bỉ ổi hơn cả, lịch sử thế giới có thể thay đổi, có thể đảo lộn bước tiến của nó. Tất cả sẽ tùy thuộc nhiều vào Giáo hội, vào công việc canh tân thiêng liêng và luân lý mà Ðại Toàn xá biết cổ võ, và nếu nhân loại của Ngàn Năm thứ Ba sẽ thành công trên con đường hòa bình và công lý.
 

Cuộc họp báo
trình bày văn kiện
về Phần thứ ba của Bí Mật Fatima

 

Cuộc họp báo trình bày văn kiện về Phần thứ ba của Bí Mật Fatima.

 Vatican - 26.6.2000 - Sáng thứ Hai 26.6.2000, lúc 11:30, tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, được trang trí bông hoa và đông đảo khác thường, ÐHY Jozef Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Ðức Tin, Ðức TGM Tarcisio Albertone, Tổng thư ký và Tiến sĩ Navarro Valls, Giám đốc phòng báo chí, trình bày với giới báo chí Tập Tài Liệu về phần thứ ba của Bí Mật Fatima.

 Cũng nên nhắc lại: Bí mật thứ ba Fatima, trước đây đã được các cơ quan thông tin nói đến trong nhiều năm với những giả thuyết khủng khiếp, nay đã được tiết lộ sau Thánh Lễ Phong Chân Phước cho hai em mục mục đồng Phanxicô và Giaxinta Marto, hôm ngày 13 tháng 5 vừa qua (2000); hai em nầy đã cùng với Chị họ Lucia dos Santos, được thấy Ðức Trinh Nữ hiện ra tại thung lũng Cova da Iria từ 13 tháng 5 đến 13 tháng 10 năm 1917. Lúc đó được ÐTC ủy thác, ÐHY Angelo Sodano, Quốc vụ khanh, đã tiết lộ đại cương bí mật Fatima, đã được Sơ Lucia viết lại vào năm 1944, và trao cho Ðức Giám mục Leiria-Fatima lưu giữ cho đến năm 1957. Sau đó Ðức Giám mục đã chuyển về Vatican. Ðức Pio XII (1939-1958), Ðức Gioan XXIII (1958-1963), Ðức Phaolô VI (1963-1978), Vị Giáo Hoàng đầu tiên hành hương Fatima tháng 5 năm 1967, nhân dịp kỷ niệm 50 Ðức Trinh Nữ hiện ra tại Fatima... đều biết Bí mật này, nhưng không Vị nào quyết định tiết lộ. Ðức Gioan Phaolô II, kế vị năm 1978, cũng không tiết lộ gì, cả sau vụ mưu sát xẩy ra chính ngày 13.5.1981, cũng là ngày Ðức Trinh Nữ hiện ra lần thứ nhất với ba em mục đồng. Ngài đã đợi mãi cho tới năm 2000, dịp phong Chân Phước cho hai em Phanxicô và Giaxinta ngày 13.5.2000 vừa qua, mới tiết lộ sau Thánh Lễ tại chính Fatima.

 Tuyên bố bí mật Fatima, ÐHY Sodano loan báo sẽ có một văn kiện của Bộ Giáo lý Ðức tin trình bày chi tiết về vấn đề quan trọng này.

 Trong cuộc họp báo sáng thứ Hai, 26.6.2000, sau ít lời giới thiệu của Tiến sĩ Navarro Valls, giám đốc phòng báo chí, Ðức Cha Tarcisio Albertone, Tổng thư Bộ Giáo lý Ðức tin, đã trình bày những nét chính về lịch sử vụ Ðức Trinh Nữ hiện ra tại Fatima trong năm 1917, năm bùng nổ cách mạng vô sản tại Nga. Sau đó, ÐHY Ratzinger Tổng trưởng trình bày sứ điệp Fatima, theo khía cạnh thần học, nhắc đến phân biệt giữa Mạc khải công và mạc khải tư, và nhấn mạnh đến ý nghĩa sâu xa của sứ điệp.
 
 

Tài liệu "Sứ Ðiệp Fatima"
chính thức công bố trọn vẹn
ba phần của Bí Mật Fatima

 

Tài liệu "Sứ Ðiệp Fatima" chính thức công bố trọn vẹn ba phần của Bí Mật Fatima.

 Trước hết, vào lúc 11:30 trưa thứ Hai, ngày 26 tháng 6/2000, tại Phòng "Gioan Phaolô II" của Phòng Báo Chí Toà Thánh, sẽ có cuộc họp báo do ÐHY Joseph Ratzinger chủ sự, để giới thiệu tập tài liệu được gọi là "Sứ Ðiệp của Fatima", do bộ Giáo Lý Ðức Tin soạn.

 Tài liệu nầy sẽ được phát cho các nhà báo, trong các ấn bản bằng tiếng Ý, Anh, Pháp, Ðức, Tây ban Nha, Bồ Ðào Nha và BaLan, vào lúc 9 giờ sáng thứ Hai 26.6.2000. Tài liệu "Sứ Ðiệp Fatima" chính thức công bố trọn vẹn ba phần của Bí Mật Fatima cùng với lời giải thích chính thức do Bộ Giáo Lý Ðức Tin soạn ra.

 Và cuộc họp báo quan trọng thứ hai, là vào lúc 12 giờ trưa thứ Ba, 27 tháng 6/2000, cũng tại Phòng "Giaon Phaolô II" của Phòng Báo Chí Toà Thánh, do ÐHY Angelo Sodano, quốc vụ khanh Tòa Thánh, chủ sự, để giới thiệu tập sách của Ðức Cố Hồng Y Agostino Casaroli, có tựa đề là: "Cuộc Tử Ðạo của Sự Kiên Nhẩn. Tòa Thánh và các Quốc Gia Cộng Sản, từ năm 1963 cho đến năm 1989."

 Theo thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, thì Ông Mikhail Gorbachiov, cựu tổng thống Liên Xô, sẽ tham dự cuộc họp báo nầy.
 

Tập Tài Liệu
công bố Bí Mật Fatima thứ ba
được giới thiệu vào ngày 26/6/2000

 

Tập Tài Liệu công bố Bí Mật Fatima thứ ba sẽ được giới thiệu vào ngày 26 tháng 6/2000.

 Tin Roma (Apic 19.6.2000): Theo nguồn tin của hãng tin công giáo Thụy Sĩ, Apic, được phổ biến ngày 19 tháng 6/2000, thì ÐHY Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Ðức Tin, và ÐTGM Tarcisio Bertone, Tổng Thư Ký, sẽ giới thiệu với giới báo chí Bí Mật Fatima thứ ba, vào ngày 26 tháng 6/2000, sau khi đại hội Thánh Thể Quốc Tế tại Roma kết thúc.

 Tập Tài Liệu công bố Bí Mật Fatima thứ ba, do Bộ Giáo Lý Ðức Tin soạn ra, sẽ dày khoảng 40 trang, và gồm có bản văn viết tay của Nữ Tu Lucia dos Santos kể ra cả ba phần của Bí Mật Fatima, và bài giải thích về Bí Mật nầy, do Bộ Giáo Lý Ðức Tin thực hiện, theo ý muốn của ÐTC.

 Nữ Tu Lucia dos Santos, hiện còn sống, nay đã 93 tuổi, như một nữ tu dòng kín Camelô tại COIMBRA, Bồ Ðào Nha. Nữ Tu Lucia là một trong ba trẻ đã được nhìn thấy Ðúc Mẹ hiện ra tại Fatima năm 1917. Ðức Mẹ đã nói cho ba trẻ, là Lucia, Francisco và Giacinta, biết về Ba Bí Mật nầy, trong lần hiện ra ngày 13 tháng 7 năm 1917. Sau đó, vào đầu năm 1944, chính Lucia, lúc đó đã là một nữ tu, viết lại những Bí mật nầy.

 Hôm ngày 13 tháng 5/2000, liền sau Thánh Lễ phong chân phước cho hai em Francisco và Giacinta, do chính ÐTC cử hành tại Fatima, và với sự đồng ý của ÐTC, ÐHY Sodano đã công bố nội dung chính của Bí Mật Thứ Ba, nói đến những bách hại của những chế độ Vô Thần chống lại Giáo Hội và những người Kitô, và nhất là nói đến cuộc "mưu sát" ÐTC, qua hình ảnh "vị giám mục mặc áo trắng" ngả gục như chết, dưới những lằng đạn bắn vào ngài.

 ÐTC Gioan Phaolô II đã muốn công bố trọn vẹn cả ba Bí mật Fatima, nhưng với những lời giải thích, để có thể hiểu đúng về Bí Mật Fatima.

 ÐHY Ratzinger đã nhiều lần lên tiếng xin mọi người đừng có thái độ chờ đợi điều giật gân trong những Bí Mật nầy.

 

 

Tại sao cho tới lúc này
phần thứ ba của Bí Mật Fatima
mới được tiết lộ?

Tại sao cho tới lúc này phần thứ ba của Bí Mật Fatima mới được tiết lộ?

 Như mọi người biết, sau thánh lễ Phong Chân phước cho hai em Phanxicô và Giaxinta ngày 13 tháng 5/2000 vừa qua tại Fatima, ÐTC đã cho tiết lộ phần thứ ba của Bí Mật Fatima. Bí mật này là những cuộc bách hại Giáo hội do các chế độ vô thần và vụ mưu sát Vị Ðại diện Chúa Kitô ở trần gian.

 Ðã từ lâu người ta vẫn chờ đợi, nhất là trong thời gian sắp bước vào Ngàn năm thứ ba, những biến cố kinh khủng sẽ xẩy đến cho nhân loại (có người gọi là "tận thế"). Họ luận lý: vì bí mật thứ ba có liên quan đến những biến cố gây kinh hoàng, nên các Vị Giáo Hoàng, từ Ðức Pio XII (1939-1958) tới Ðức Gioan XXIII (1958-1963), rồi Ðức Phaolô VI (1963-1978) đã không dám tiết lộ. Rồi càng im lặng, càng khơi dậy nhiều thắc mắc và dự đoán khác nhau. Trước những giả thuyết không có nền tảng và gây khủng khiếp kia, ÐHY Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo lý Ðức tin, một trong các Vị được biết nội dung của Bí mật, đã lên tiếng minh xác rằng: Ðức Trinh Nữ Maria, Người Mẹï hiền đầy lòng thương xót, không bao giờ loan báo những tin gây khủng khiếp cho con cái, trái lại chỉ khuyên họ hãy trở về với Thiên Chúa, để tránh khỏi những tai họa sẽ xẩy đến. Và những tai họa này đã xẩy đến, vì nhân loại không lắng nghe lời Mẹ Thiên Chúa cảnh cáo.

 Thử hỏi những tai họa đó là gì? Hai đại chiến thế giới đã xẩy ra - Chế độ cộng sản vô thần Liên xô đã lan tràn khắp nơi và gây nên nhiều cuộc bách hại Giáo hội và các tín hữu Kitô - Ðức Giáo Hoàng đã bị mưu sát: một biến cố chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử Giáo hội. Tất cả đã xẩy ra, như Ðức Trinh Nữ đã loan báo cho ba em khi hiện ra tại Fatima.

 Ngày 13 tháng 5/2000 vừa qua, ÐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh, được ÐTC ủy cho việc tiết lộ, đã nói rõ: Phần thứ ba của Bí mật Fatima nhằm cách riêng đến những cuộc chiến đấu của các chế độ chính trị vô thần chống lại Giáo hội và các tín hữu Kitô. Các cuộc bách hại, xẩy ra từ năm 1917 tại Liên xô, không phải là một bí mật đối với ai cả. Ông Lenin đã tiêu diệt các cộng đồng Kitô. Sau đó, ông Stalin công khai mở một chiến dịch chống đối Thiên Chúa, và do đó chống lại con người, bằng việc sát hại, theo ước tính, ít nhất 15 triệu sinh mạng.

 Một luận án tiến sĩ của Joseph Jost trình tại Ðại Học Gregoriana năm 1999, thuật lại những tội ác trên thế giới trong thế kỷ vừa qua.

 Trước hết nhìn vào Nga xô chúng ta thấy biết bao nhà tù, trại giam, trại tập trung, trại cải huấn, nơi tù đầy... Ðây là những biểu hiệu của các quốc gia hoặc các ý thức hệ - như ÐTC đã nhắc lại trong bài giảng Thánh lễ ngày 13 tháng 5/2000 vừa qua tại Fatima - đã gây nên hai đại thế chiến: tất cả các hiện tượng tội ác này đều chống lại sự sống con người. ÐTC nói rõ trong bài giảng 13.5.2000 vừa qua: "Bài trừ Thiên Chúa, con người không thể chờ đợi hạnh phúc; trái lại, con người sẽ đi đến tự hủy diệt mình".

 Trong Bí mật Fatima có cả vụ mưu sát ÐTC. Chính Ðức Gioan Phaolô II, người được lựa chọn từ một quốc gia Cộng sản, để hướng dẫn Giáo hội trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, đã là nạn nhân của vụ mưu sát kinh khủng này. Tại Fatima ngài đã nói lên lòng biết ơn đối với Chân phước Giaxinta Marto, vì đã can đảm cầu nguyện và chấp nhận mọi hy sinh để giúp đỡ "Vị Giám mục mặc áo trắng", bị ngã gục như một người chết, dưới làn đạn xả vào ngày 13.5.1981 tại Quảng trường Thánh Phêrô. 13.5 cũng là chính ngày kỷ niệm lần hiện ra đầu tiên của Ðức Trinh Nữ tại thung lũng Cova da Iria với ba em mục đồng Bồ đào nha. "Vị Giám mục mặc áo trắng", ba em đã được thấy, tức là ÐTC, tiến đi cách vất vả đến Thánh giá, giữa các xác chết của các vị tử đạo (giám mục, linh mục, tu sĩ nam, nữ và giáo dân), ngã gục như người chết, dưới làn dạn. Lời giải thích này đã được chính Sơ Lucia, hiện còn sống, một trong ba em được thấy hình ảnh bi thảm này năm 1917. (Lời ÐHY Sodano tại Fatima ngày 13.5.2000).

 Lúc này đây, người ta mới hiểu ra cảnh bi thảm nơi con người của Ðức Gioan Phaolô II, khi ngài thực hiện lời tiên tri Ðức Trinh Nữ đã loan báo từ năm 1917, năm bùng nổ Cách mạng vô thần tại Liên xô. Giờ dây người ta mới hiểu Ðức Gioan Phaolô II đã muốn đích thân hành hương Fatima sau một năm vụ mưu sát, để tạ ơn Mẹ Thiên Chúa đã cứu sống, để có thể phục vụ Giáo hội và thế giới trong giai đoạn bước vào Ngàn Năm thứ ba của kỷ nguyên Kitô. Vì thế ngài đã nói lên: "Tôi ca ngợi lòng thương Thiên Chúa đối với tôi khi tôi bị thương trầm trọng ngày 13.5.1981, tôi đã được cứu khỏi cái chết".

 Theo bình luận của nhà thần học trong Tuần báo "Gia Ðình Kitô" bằng tiếng Ý, số ra ngày 28.5.2000, thì việc tiết lộ bí mật trong lúc này xem ra rất thuận tiện, không những cải chính những bài báo, sách vở được tạo ra và được phổ biến trong những năm 1960 (có rất nhiều người tin như vậy và cho tới lúc này vẫn giữ lập trường sai lầm của mình), nhưng còn đem đến một ánh sáng thêm nữa để giải thích những khung cảnh khác nhau của thế kỷ XX và để tìm ra giải pháp của tất cả một thời đại đầy đen tối. Ánh sáng này thúc đẩy chúng ta dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ về sức mạnh và sự che chở của Người nơi các Vị Tử đạo. Các ngài đã can đảm trung thành trong đức tin bằng việc chiến thắng sức mạnh và những tàn bạo của các người bách hại. Nhà thần học viết tiếp: Ðồng thời ánh sáng Fatima thúc đẩy con người xa tránh mọi chế độ độc tài vô thần, nhằm tách lìa con người khỏi Thiên Chúa, để tiêu diệt con người.

 Nhân việc tiết lộ Bí Mật Fatima, nhiều người đặt câu hỏi: tại sao các vị Giáo Hoàng từ Ðức Pio XII cho tới nay đã chờ đợi nhiều năm như vậy, để tiết lộ phần thứ ba của Bí mật? Chắc chắn không phải các ngài thiếu lòng sùng kính Ðức Trinh Nữ Maria hoặc không lưu ý đến sứ điệp của Người. Có người đưa ra giả thuyết này: có thể các ngài sợ cuộïc đối thoại với các nước cộng sản Ðông Âu (được khởi sự từ Ðức Gioan XXIII) bị tổn thương hoặc bị gián đoạn, nếu bí mật được tiết lộ (vì bí mật liên hệ trực tiếp với các cuộc bách hại Giáo hội của chế độ).

 Nhưng dù sao, việc tiết lộ Bí mật trong lúc này được coi như là nhằm vào sự trưởng thành của các tín hữu Kitô, không còn sợ hãi những báo động kinh khủng (như đã được nghe từ nhiều năm) về số phận tương lai của nhân loại. Ngày nay các tín hữu đã ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình và đã có thể đáp lại những chờ dợi của Thiên Chúa, đã được Ðức Trinh Nữ Maria thông báo tại Fatima.

 Sứ điệp Fatima là sứ điệp của việc trở về với Thiên Chúa.

 Cho dù trong các lần hiện ra tại Fatima, Ðức Trinh Nữ Maria đã dùng đến những lời tiên tri và những hình ảnh gây sợ hãi (chiến tranh sẽ xẩy đến - cho ba em thấy hỏa ngục- phép lạ mặt trời quay trước sự chứng kiến của hơn 70 ngàn người, trong lần hiện ra sau cùng 13.10.1917), sứ điệp Fatima luôn luôn là lời kêu gọi đồng hóa mình với Trái Tim cực sạch của Người, một trái tim của người Mẹ và được linh hoạt bởi Thần Khí của hiệp thông, của hiệp nhất và của hòa bình.

 Việc hiến dâng thế giới cho quyền lực cứu rỗi của Chúa Kitô, Ðấng cứu chuộc nhân loại, qua trung gian Trái Tim cực sạch Ðức Maria, thụ tạo đầu tiên đã hưởng ơn cứu chuộc cách đầy đủ ngay từ lúc thụ thai trong lòng mẹ. Ðấng đầy ơn phước - được đòi hỏi như một điều kiện phải có để thay đổi Ðông Âu, nay trở nên như một xác nhận của con người về các dấn thân đã lãnh nhận trong Bí tích Rửa tội. Con đường trở lại và phạt tạ phải được tiếp tục trong tương lai. Sứ điệp Fatima không phải là một mới lạ: đây là chính sứ điệp đã được Chúa Giêsu rao giảng ngay lúc bắt đầu đời sống công khai của Người tại Palestine: "Hãy ăn năn sám hối và hãy đón nhận Tin Mừng". Sứ điệp này còn nhằm chuẩn bị Giáo hội cho những thách đố mới của Ngàn Năm thứ ba. Việc phạt tạ trong tinh thần liên đới (sửa lại các bất công xã hội, việc tha hoặc giảm bớt các món nợ cho các nước nghèo, việc thăng tiến phẩm giá con người, việc phát triển các dân tộc, việc tái rao giảng Tin Mừng) và dấn thân xây dựng một nền văn minh tình yêu... phải đồng hành trên con đường tu đức của con người trong Ngàn năm mới. Ðại Toàn xá chính là thời gian chuẩn bị Giáo hội và thế giới bước vào một Kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của liên đới (như ÐTC đã nhấn mạnh nhiều lần) và của tình huynh đệ giữa các dân tộc và của hòa giải, hòa bình giữa các quốc gia.
 
 

 

Bí mật Fatima thứ ba
không phải là một tín điều về đức tin

 

Bí mật Fatima thứ ba không phải là một tín điều về đức tin.

 Vatican (Zenit 19/5/2000) - Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ "Cộng Hòa" xuất bản tại Ý vào hôm thứ Năm (18/5/2000), ÐHY Joseph Ratzinger, tổng trưởng Bộ Giáo Lý Ðức Tin, loan báo rằng, bí mật Fatima thứ ba sẽ chính thức được công bố trong vòng nửa đầu tháng Sáu 2000 tới đây, như vậy, bộ Giáo Lý Ðức Tin sẽ có đủ thì giờ để soạn phần chú giải về bí mật Fatima thứ ba này, theo ý muốn của ÐTC Gioan Phaolô II.

 Cũng trong cuộc phỏng vấn này, ÐHY Ratizinger đã làm sáng tỏ nhiều điểm liên quan tới bí mật Fatima thứ ba. Theo ngài, bí mật này phải được hiểu theo đúng chiều kích của nó, có nghĩa rằng, cũng giống như các cuộc hiện ra của Ðức Mẹ, bí mật này không phải là một tín điều về đức tin (dogma of faith). Tín hữu công giáo còn có tự do để tin hay không; và khi nói về những đề tài này, điều tốt hơn hết là nên tránh tất cả mọi hình thức nhắm làm náo động dư luận. Ðây là lần đầu tiên, vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Ðức Tin lên tiếng về bí mật Fatima thứ ba, kể từ sau khi bí mật này được ÐHY Angelo Sodano đề cập tới sau thánh lễ phong chân phước cho hai trẻ mục đồng Phanxicô và Giaxinta Marto tại Fatima vào hôm thứ Bảy ngày 13/5/2000 vừa qua.

 Giải thích về những điểm chi tiết về tài liệu đang được Bộ Giáo Lý Ðức Tin thực hiện, ÐHY Ratzinger cho biết như sau: "Chúng tôi muốn công bố toàn bộ bí mật Fatima thứ ba càng sớm càng tốt, với bản giải thích và phần trình bày về bối cảnh lịch sử. Công việc đang được tiến hành tốt đẹp. Vì sự thận trọng rất dễ hiểu, tôi không thể cho biết đích xác ngày công bố tài liệu này nhưng chắc chắn là nó sẽ không quá nửa đầu tháng Sáu 2000. Cũng theo ÐHY Ratzinger, các thành viên trong ủy ban soạn tài liệu giải thích về bí mật Fatima thứ ba, bao gồm các sử gia và thần học gia; mục đích là sao cho tài liệu này trở nên hữu dụng cho tất cả mọi người.

 Trả lời câu hỏi của ký giả tờ "Cộng Hòa" rằng liệu sẽ có ngạc nhiên nào mới liên quan tới bí mật này hay không, ÐHY Ratzinger trả lời như sau: "Không có, hoàn toàn không có sự kiện gây ngạc nhiên nào khác. Hơn nữa, tôi tin rằng, cuối cùng, bí mật thứ ba này sẽ được đưa về đúng chiều kích của nó. Ðiều quan trọng là các chi tiết nằm trong bí mật cần được hiểu đúng, không nhằm gây xáo trộn dư luận, nhưng dựa trên những điều cơ bản của kitô giáo. Tôi xin nhấn mạnh ở đây rằng những gì đến từ các cuộc hiện ra của Ðức Mẹ không phải là tín điều đức tin, nên không có tính cách bắt buộc phải tin. Người công giáo nào cũng có thể không tin về những bí mật này, cho dù chúng đến từ các cuộc hiện ra của Ðức Mẹ đã được giáo hội công nhận".

 Cũng trong cuộc phỏng vấn với tờ Cộng Hòa, trả lời câu hỏi về sự kiện giáo hội công giáo đang được cai quản bởi một vị giáo hoàng đã 80 tuổi có ý nghĩa gì? ÐHY Ratzinger bày tỏ cảm nghĩ của ngài như sau: "Chúng ta cảm tạ sự quan phòng của Thiên Chúa đã ban cho chúng ta vị giáo hoàng này, một nhân vật do chính qua tuổi già và có thể nói là qua những căn bệnh của ngài, mà ngài trở nên vĩ đại hơn và thực sự là người đại diện cho tiếng nói của đức tin, của Kitô giáo và của tình yêu đối với nhân loại. Ngài là vị giáo hoàng đang hết lòng phục vụ, không chỉ riêng cho giáo hội nhưng còn cho toàn thể nhân loại".

 Trở lại vấn đề căn bệnh đang làm cho tay của ngài bị run nhiều và việc Ðức Gioan Phaolô II có thể từ chức hay không, ÐHY Ratzinger đã nhấn mạnh như sau: "Tôi tuyệt đối loại trừ việc ÐTC có thể từ chức vì bệnh tật. Tôi thực sự không tin có sự kiện này. Trong bất cứ tình huống nào, hiện giờ, tôi không thấy có lý do nào để ÐTC có thể nghĩ đến chuyện đó. Những gì ngài đang làm trong những ngày này đủ để giải thích tại sao. Ngài có mặt hầu như trong tất cả các nghi lễ cử hành Năm Thánh. Tôi cũng liên tưởng tới vô số các hoạt động của ngài, các sáng kiến và các chuyến công du. Cụ thể như cuộc hành hương tại Thánh Ðịa dạo tháng 3/2000 vừa qua. Tất cả những hoạt động và sáng kiến mục vụ trong những năm gần đây cho thấy, chính trong sự yếu đuối về thể xác mà Ðức Gioan Phaolô II trở nên vĩ đại và luôn có mặt trong giáo hội, hiện diện trong tinh thần cũng như trong con người bằng xương bằng thịt".
 

******

 

ÐTC nói về
chuyến viếng thăm của ngài tại Fatima

 

Tin về buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 17 tháng 5/2000 tại Vatican: ÐTC nói về chuyến viếng thăm của ngài tại Fatima.

 Tin Vatican (Vat.17.5): Lúc 10 giờ sáng thứ tư, 17 tháng 5/2000, ÐTC đã tiếp kiến chung tất cả mọi tín hữu đến từ nhiều nơi trên thế giới, tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn đức, ÐTC đã nhắc lại chuyến hành hương vừa qua của Ngài tại Thánh Ðịa, với những lời như sau:

 "Ðến Fatima lần thứ ba, tôi đã muốn cảm tạ Ðức Nữ Ðồng Trinh, vì điều Mẹ đã thông truyền cho Giáo Hội qua ba trẻ chăn chiên, và vì sự bảo vệ mà Mẹ đã dành cho tôi trong thời gian làm giáo hoàng. Ðức Nữ Ðồng Trinh đã chọn những trẻ nhỏ để nói ra sứ điệp của Mẹ; được cha mẹ giáo dục cầu nguyện, ba trẻ mục đồng đã được chuẩn bị để gặp Ðức Mẹ trong nhiều dịp. Ðức Mẹ đã mời gọi các em cầu nguyện thật nhiều và dâng những hy sinh để cầu nguyện cho những kẻ tội lỗi được ơn ăn năn trở lại. Giáo Hội đã công bố hai trẻ em mục đồng là chân phước, bởi vì hai em đã biết, mặc cho tuổi còn trẻ, sống đức tin một cách anh hùng. Sự thánh thiện của hai em không tùy thuộc vào những lần hiện ra, nhưng tùy thuộc vào sự trung thành và dấn thân, mà qua đó hai em đã đáp lại hồng ân lãnh nhận từ Chúa và Mẹ Maria, vừa tin tưởng phó thác hoàn toàn cho hai Ðấng. Từ Fatima được phổ biến trong thế giới một sứ điệp ăn năn trở lại và hy vọng. Chúng ta hãy liên lỉ cầu nguyện cho nền Hòa Bình trên mặt đất, và hãy làm việc đền tội, ngõ hầu tất cả mọi tâm hồn được mở ra đón nhận sự ăn năn trở lại. Chúng ta hãy lãnh nhận ánh sáng của Fatima, và hãy để cho Mẹ Maria hướng dẩn chúng ta."

 Cuối buổi tiếp kiến, ÐTC mời gọi hãy hiệp ý với ngài cầu nguyện cho nền hòa bình tại Etiopia và Eritrea. Và bạo lực tiếp tục xúc phạm đến dân chúng tại Sierra Leone. Luôn luôn là như thế, chính những thường dân phải trả giá cho sự bạo tợn chưa từng có! Cha mời gọi chúng con hãy cầu cùng Chúa của Hòa Bình, xin Chúa lắng nghe tiếng kêu cứu của những người đau khổ, và đánh động tâm hồn của những người chịu trách nhiệm về những cuộc xung đột.
 

 

 

Nguyên Văn
Những Lời Công Bố của ÐHY Sodano
về Bí Mật thứ ba của Fatima

 

Nguyên Văn Những Lời Công Bố của ÐHY Sodano về Bí Mật thứ ba của Fatima.

 Vào lúc kết thúc Thánh Lễ Phong Chân Phước cho Francisco và Giacinta, do ÐTC cử hành tại Fatima sáng thứ bảy 13 tháng 5/2000, ÐHY Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã đọc bằng tiếng Bồ Ðào Nha những lời sau đây, nói về bí mật thứ ba của Fatima:

 Thưa anh chị em trong Chúa,
Vào lúc kết thúc buổi lễ long trọng nầy, tôi cảm thấy có bổn phận dâng lên Ðức Thánh Cha yêu quý của chúng ta, Ðức Gioan Phaolô II, những lời cầu chúc chân thành nhất của tất cả mọi người hiện diện nơi đây, để mừng Sinh Nhật thứ 80 sắp đến của ngài, và cảm tạ ngài vì đã chu toàn tác vụ mục vụ cao quý để phục vụ cho lợi ích của toàn thể Giáo Hội Chúa. Nhân dịp long trọng đến Fatima, ÐTC đã trao cho tôi trách vụ loan báo cho anh chị em điều sau đây. Như mọi người biết rõ, mục tiêu của chuyến viếng thăm của ÐTC tại Fatima là phong chân phước cho hai "trẻ chăn chiên". Nhưng ÐTC cũng muốn mặc cho cuộc hành hương ý nghĩa của một hành động nói lên lần nữa lòng biết ơn đối với Ðức Mẹ Maria, vì sự bảo vệ Mẹ đã dành cho ÐTC trong những năm làm giáo hoàng. Ðây là sự bảo vệ xem ra có liên quan đến "phần thứ ba" của bí mật Fatima. Bản văn của bí mật nói lên "thị kiến tiên tri" giống như những thị kiến trong Kinh Thánh; những thị kiến nầy không mô tả một cách rõ ràng như chụp hình những chi tiết của những biến cố tương lai, nhưng tổng hợp và thu gọn lại trên một khung chung những biến cố trải dài trong thời gian, với sự liên tục giữa các biến cố và thời gian kéo dài của biến cố, không được xác định rõ. Vì thế bản văn cần được giải thích theo như cách giải thích biểu tượng.

 Thị kiến Fatima trước hết có liên quan đến những tấn công của các hệ thống vô thần chống lại giáo hội và những người kitô, và mô tả đau khổ bao la của những chứng nhân đức tin trong thế kỷ cuối cùng của kỷ nguyên thứ hai. Ðây là một Ðàng Thánh Giá vô tận mà những vị giáo hoàng của thế kỷ 20 nầy là những vị dẫn đầu.

 Theo sự giải thích của những "em mục đồng", và là sự giải thích đã được Nữ Tu Lucia xác nhận mới đây, thì vị "giám mục mặc áo trắng dài cầu nguyện cho tất cả mọi tín hữu" là chính Ðức Thánh Cha. Khi ngài cố gắng tiến đến cây Thập Giá giữa những xác chết của các vị tử đạo (giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và nhiều giáo dân), thì ÐTC bị ngả quỵ xuống đất, xem ra như đã chết, vì một loạt đạn bắn vào.

 "Sau cuộc mưu sát ngày 13 tháng 5 năm 1981, Ðức Thánh Cha hiểu rõ là "chính bàn tay hiền mẫu của Mẹ Maria đã hướng dẫn lằn đạn", giúp cho vị "giáo hoàng đang hấp hối" được dừng lại nơi ngưỡng cửa sự chết. Trong dịp Ðức Giám Mục của Leiria-Fatima lúc đó đến thăm Roma, Ðức Thánh Cha quyết định trao cho Ðức Cha viên đạn còn nằm lại trên chiếc xe Giếp sau cuộc mưu sát, để được lưu giữ tại Ðền Thánh Ðức Mẹ Fatima. Sau đó, do sáng kiến của Ðức Giám Mục, viên đạn được gắn vào triều thiên của tượng Ðức Mẹ Fatima.

 Những biến cố sau nầy của năm 1989, tại Liên Xô và tại nhiều quốc gia Ðông Âu, đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản, một chế độ cổ võ cho chủ thuyết vô thần. Và đây cũng là lý do để Ðức Thánh Cha hết lòng cám ơn Ðức Nữ Ðồng Trinh. Tuy nhiên, tại những nơi khác trên thế giới, những tấn công chống lại Giáo Hội và những người Kitô, cùng với gánh nặng sự đau khổ mà những tấn công đó mang đến, còn tiếp tục cách bi thảm. Mặc dù những biến cố mà "phần thứ ba của Sứ điệp Fatima" nhắc đến, bây giờ được xem như đã thuộc về quá khứ, nhưng lời mời gọi vào đầu thế kỷ thứ 20 Ðức Mẹ hãy ăn năn sám hối và đền tội, vẫn còn hợp thời và khẩn thiết cho ngày hôm nay. Ðức Nữ Maria của sứ điệp xem ra như đọc một cách sâu sắc những dấu chỉ của thời đại - những dấu chỉ của thời đại chúng ta.... Lời khẩn thiết mời gọi của Ðức Maria rất thánh hãy làm việc đền tội, không là gì khác hơn là sự diễn tả lòng chăm sóc hiền mẫu của Mẹ đối với số phận của gia đình nhân loại, đang cần ăn năn trở lại và sự tha thứ", ngỏ hầu giúp cho các tín hữu lãnh nhận tốt hơn sứ điệp của Ðức Mẹ Fatima, Ðức Thánh Cha đã trao cho Bộ Giáo Lý Ðức Tin trách vụ công bố phần thứ ba của Bí Mật, sau khi đã dọn xong bản giải thích tương xứng.

 Chúng ta hãy cảm tạ Ðức Mẹ Fatima vì sự bảo vệ của Mẹ. Chúng ta hãy phó thác Giáo Hội và Ngàn năm Thứ Ba cho lời khẩn cầu hiền mẩu của Mẹ.

 Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con chạy đến ẩn mình dưới sự che chở của Mẹ. Sub tuum preasidium confugimus, Sancta Dei Genitrix!

 Xin Mẹ hãy khẩn cầu cho Giáo Hội của Chúa! Xin Mẹ khẩn cầu cho Ðức Gioan Phaolô II!
Amen.

 Ðó là lời công bố của ÐHY Sodano về Bí Mật Thứ Ba của Fatima, hay còn được gọi là "phần thứ ba của bí mật Fatima". Bản Văn của Bí Mật Fatima đã được Nữ Tu Lucia gởi đến Ðức Giáo Hoàng Piô XII, trong những năm 40, và sẽ được Bộ giáo lý Ðức Tin công bố trong tương lai gần đây. Bản văn được viết bằng tiếng Bồ Ðào Nha của chị Lucia, và cần được dịch ra các thứ tiếng khác nữa, và đính kèm những lời chú giải nhập đề và giải thích, theo như ý ÐTC muốn. Những điểm nội dung của Bí Mật thứ ba, đã được ÐHY nói đến trong lời công bố trên.

 Tưởng cũng nên nhắc lại nơi đây về Bí Mật Fatima như sau:

 Vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Ðức Mẹ đã nói cho ba trẻ mục đồng biết "ba bí mật". Bí Mật thứ nhất là giải thích về những hậu quả của những tội lỗi con người phạm. Lúc đó ba trẻ đã được thị kiến về Hỏa Ngục, và Ðức Mẹ loan báo trước về điều sẽ xảy ra là thế chiến thứ hai. Biến cố nầy được loan báo trước bởi dấu hiệu "một đêm tối có chiếu tỏa một ánh sáng lạ", mà sau nầy được hiểu như ám chỉ đến đêm 24 sáng 25 tháng giêng năm 1938, khoảng 1 tháng trước khi Áo Quốc bị Quân Ðội Ðức Quốc Xã xăm chiếm.

 Bí Mật thứ hai là điều mà Ðức Mẹ Fatima yêu cầu phải làm để tránh những sự dữ nầy. Nữ Tu Lucia giải thích là Ðức Mẹ muốn dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, và những người công giáo rước lễ mỗi ngày thứ bảy. "Nếu người ta vâng nghe những yêu cầu của Ta, thì Nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ có Hòa Bình. Nếu không, Nước Nga sẽ gieo rắc những lầm lạc của mình khắp nơi, khơi dậy những chiến tranh và những bách hại chống Giáo Hội... Và Ðức Thánh Cha sẽ phải đau khổ nhiều và nhiều quốc gia sẽ bị hủy diệt. Nhưng cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ thắng."

 Bí Mật Thứ Ba vừa được nói ra qua lời công bố trên của ÐHY Sodano. Chúng ta hãy chờ đọc Nguyên Bản Văn do Bộ Giáo Lý Ðức Tin công bố trong tương lai.
 

 

 

CARDINAL SODANO
READS A TEXT ON THE "THIRD SECRET"

 

VATICAN INFORMATION SERVICE
TENTH YEAR - N. 92
ENGLISH
SATURDAY, MAY 13, 2000
SPECIAL EDITION ON THE POPE'S TRIP TO FATIMA

 CARDINAL SODANO READS A TEXT ON THE "THIRD SECRET"

 VATICAN CITY, MAY 13, 2000 (VIS) - This morning at the end of Mass at the Shrine of Fatima, Portugal, during which the Pope beatified the shepherd children Jacinta and Francisco, Cardinal Secretary of State Angelo Sodano read out, in Portuguese, a text concerning the third secret of Fatima. The text is given in full below:

 "At the conclusion of this solemn celebration, I feel bound to offer to our beloved Holy Father John Paul II, on behalf of all present, heartfelt good wishes for his approaching eightieth birthday and to thank him for his significant pastoral ministry for the good of all God's Holy Church.

 "On the solemn occasion of his visit to Fatima, His Holiness has directed me to make an announcement to you. As you know, the purpose of his visit to Fatima has been to beatify the two 'little shepherds'. Nevertheless he also wishes his pilgrimage to be a renewed gesture of gratitude to Our Lady for her protection during these years of his papacy. This protection seems also to be linked to the so-called 'third part' of the secret of Fatima.

 "That text contains a prophetic vision similar to those found in Sacred Scripture, which do not describe with photographic clarity the details of future events, but rather synthesize and condense against a unified background events spread out over time in a succession and a duration which are not specified. As a result, the text must be interpreted in a symbolic key.

 "The vision of Fatima concerns above all the war waged by atheist systems against the Church and Christians, and it describes the immense suffering endured by the witnesses to the faith in the last century of the second millennium. It is an interminable Way of the Cross led by the Popes of the twentieth century.

 "According to the interpretation of the 'little shepherds,' which was also recently confirmed by Sister Lucia, the 'bishop clothed in white' who prays for all the faithful is the Pope. As he makes his way with great effort towards the Cross amid the corpses of those who were martyred (bishops, priests, men and women religious and many lay persons), he too falls to the ground, apparently dead, under a burst of gunfire.

 "After the assassination attempt of May 13 1981, it appeared evident to His Holiness that it was 'a motherly hand which guided the bullet's path,' enabling the 'dying Pope' to halt 'at the threshold of death.' On the occasion of a visit to Rome by the then bishop of Leiria-Fatima, the Pope decided to give him the bullet which had remained in the jeep after the assassination attempt, so that it might be kept in the Shrine. At the behest of the bishop, the bullet was later set in the crown of the statue of Our Lady of Fatima.

 "The successive events of 1989 led, both in the Soviet Union and in a number of countries of Eastern Europe, to the fall of the Communist regime which promoted atheism. For this too His Holiness offers heartfelt thanks to the Most Holy Virgin. In other parts of the world, however, attacks against the Church and against Christians, together with the burden of suffering which they involve, tragically continue. Even if the events to which the third part of the Secret of Fatima refers now seem part of the past, Our Lady's call to conversion and penance, issued at the beginning of the twentieth century, remains timely and urgent today. 'The Lady of the message seems to read the signs of the times - the signs of our time - with special insight... The insistent invitation of Mary Most Holy to penance is nothing but the manifestation of her maternal concern for the fate of the human family, in need of conversion and forgiveness.'

 "In order that the faithful may better receive the message of Our Lady of Fatima, the Pope has charged the Congregation for the Doctrine of the Faith with making public the third part of the secret, after the preparation of an appropriate commentary.

 "Let us thank Our Lady of Fatima for her protection. To her maternal intercession let us entrust the Church of the Third Millennium.

 "'Sub tuum praesidium confugimus, Sancta Dei Genetrix!.'

 "Intercede pro Ecclesia Dei! Intercede pro Sancto Patre Iohanne Paolo II!
Amen'."

 The complete service on the Pope's trip to Fatima will be transmitted on Monday May 15.

 PV-FATIMA/THIRD SECRET/SODANO VIS 20000513 (730)

 

Nguyên Văn
Những Lời Công Bố của ÐHY Sodano
về Bí Mật thứ ba của Fatima

 

Nguyên Văn Những Lời Công Bố của ÐHY Sodano về Bí Mật thứ ba của Fatima.

 Vào lúc kết thúc Thánh Lễ Phong Chân Phước cho Francisco và Giacinta, do ÐTC cử hành tại Fatima sáng thứ bảy 13 tháng 5/2000, ÐHY Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã đọc bằng tiếng Bồ Ðào Nha những lời sau đây, nói về bí mật thứ ba của Fatima:

 Thưa anh chị em trong Chúa,
Vào lúc kết thúc buổi lễ long trọng nầy, tôi cảm thấy có bổn phận dâng lên Ðức Thánh Cha yêu quý của chúng ta, Ðức Gioan Phaolô II, những lời cầu chúc chân thành nhất của tất cả mọi người hiện diện nơi đây, để mừng Sinh Nhật thứ 80 sắp đến của ngài, và cảm tạ ngài vì đã chu toàn tác vụ mục vụ cao quý để phục vụ cho lợi ích của toàn thể Giáo Hội Chúa. Nhân dịp long trọng đến Fatima, ÐTC đã trao cho tôi trách vụ loan báo cho anh chị em điều sau đây. Như mọi người biết rõ, mục tiêu của chuyến viếng thăm của ÐTC tại Fatima là phong chân phước cho hai "trẻ chăn chiên". Nhưng ÐTC cũng muốn mặc cho cuộc hành hương ý nghĩa của một hành động nói lên lần nữa lòng biết ơn đối với Ðức Mẹ Maria, vì sự bảo vệ Mẹ đã dành cho ÐTC trong những năm làm giáo hoàng. Ðây là sự bảo vệ xem ra có liên quan đến "phần thứ ba" của bí mật Fatima. Bản văn của bí mật nói lên "thị kiến tiên tri" giống như những thị kiến trong Kinh Thánh; những thị kiến nầy không mô tả một cách rõ ràng như chụp hình những chi tiết của những biến cố tương lai, nhưng tổng hợp và thu gọn lại trên một khung chung những biến cố trải dài trong thời gian, với sự liên tục giữa các biến cố và thời gian kéo dài của biến cố, không được xác định rõ. Vì thế bản văn cần được giải thích theo như cách giải thích biểu tượng.

 Thị kiến Fatima trước hết có liên quan đến những tấn công của các hệ thống vô thần chống lại giáo hội và những người kitô, và mô tả đau khổ bao la của những chứng nhân đức tin trong thế kỷ cuối cùng của kỷ nguyên thứ hai. Ðây là một Ðàng Thánh Giá vô tận mà những vị giáo hoàng của thế kỷ 20 nầy là những vị dẫn đầu.

 Theo sự giải thích của những "em mục đồng", và là sự giải thích đã được Nữ Tu Lucia xác nhận mới đây, thì vị "giám mục mặc áo trắng dài cầu nguyện cho tất cả mọi tín hữu" là chính Ðức Thánh Cha. Khi ngài cố gắng tiến đến cây Thập Giá giữa những xác chết của các vị tử đạo (giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và nhiều giáo dân), thì ÐTC bị ngả quỵ xuống đất, xem ra như đã chết, vì một loạt đạn bắn vào.

 "Sau cuộc mưu sát ngày 13 tháng 5 năm 1981, Ðức Thánh Cha hiểu rõ là "chính bàn tay hiền mẫu của Mẹ Maria đã hướng dẫn lằn đạn", giúp cho vị "giáo hoàng đang hấp hối" được dừng lại nơi ngưỡng cửa sự chết. Trong dịp Ðức Giám Mục của Leiria-Fatima lúc đó đến thăm Roma, Ðức Thánh Cha quyết định trao cho Ðức Cha viên đạn còn nằm lại trên chiếc xe Giếp sau cuộc mưu sát, để được lưu giữ tại Ðền Thánh Ðức Mẹ Fatima. Sau đó, do sáng kiến của Ðức Giám Mục, viên đạn được gắn vào triều thiên của tượng Ðức Mẹ Fatima.

 Những biến cố sau nầy của năm 1989, tại Liên Xô và tại nhiều quốc gia Ðông Âu, đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản, một chế độ cổ võ cho chủ thuyết vô thần. Và đây cũng là lý do để Ðức Thánh Cha hết lòng cám ơn Ðức Nữ Ðồng Trinh. Tuy nhiên, tại những nơi khác trên thế giới, những tấn công chống lại Giáo Hội và những người Kitô, cùng với gánh nặng sự đau khổ mà những tấn công đó mang đến, còn tiếp tục cách bi thảm. Mặc dù những biến cố mà "phần thứ ba của Sứ điệp Fatima" nhắc đến, bây giờ được xem như đã thuộc về quá khứ, nhưng lời mời gọi vào đầu thế kỷ thứ 20 Ðức Mẹ hãy ăn năn sám hối và đền tội, vẫn còn hợp thời và khẩn thiết cho ngày hôm nay. Ðức Nữ Maria của sứ điệp xem ra như đọc một cách sâu sắc những dấu chỉ của thời đại - những dấu chỉ của thời đại chúng ta.... Lời khẩn thiết mời gọi của Ðức Maria rất thánh hãy làm việc đền tội, không là gì khác hơn là sự diễn tả lòng chăm sóc hiền mẫu của Mẹ đối với số phận của gia đình nhân loại, đang cần ăn năn trở lại và sự tha thứ", ngỏ hầu giúp cho các tín hữu lãnh nhận tốt hơn sứ điệp của Ðức Mẹ Fatima, Ðức Thánh Cha đã trao cho Bộ Giáo Lý Ðức Tin trách vụ công bố phần thứ ba của Bí Mật, sau khi đã dọn xong bản giải thích tương xứng.

 Chúng ta hãy cảm tạ Ðức Mẹ Fatima vì sự bảo vệ của Mẹ. Chúng ta hãy phó thác Giáo Hội và Ngàn năm Thứ Ba cho lời khẩn cầu hiền mẩu của Mẹ.

 Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con chạy đến ẩn mình dưới sự che chở của Mẹ. Sub tuum preasidium confugimus, Sancta Dei Genitrix!

 Xin Mẹ hãy khẩn cầu cho Giáo Hội của Chúa! Xin Mẹ khẩn cầu cho Ðức Gioan Phaolô II!
Amen.

 Ðó là lời công bố của ÐHY Sodano về Bí Mật Thứ Ba của Fatima, hay còn được gọi là "phần thứ ba của bí mật Fatima". Bản Văn của Bí Mật Fatima đã được Nữ Tu Lucia gởi đến Ðức Giáo Hoàng Piô XII, trong những năm 40, và sẽ được Bộ giáo lý Ðức Tin công bố trong tương lai gần đây. Bản văn được viết bằng tiếng Bồ Ðào Nha của chị Lucia, và cần được dịch ra các thứ tiếng khác nữa, và đính kèm những lời chú giải nhập đề và giải thích, theo như ý ÐTC muốn. Những điểm nội dung của Bí Mật thứ ba, đã được ÐHY nói đến trong lời công bố trên.

 Tưởng cũng nên nhắc lại nơi đây về Bí Mật Fatima như sau:

 Vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Ðức Mẹ đã nói cho ba trẻ mục đồng biết "ba bí mật". Bí Mật thứ nhất là giải thích về những hậu quả của những tội lỗi con người phạm. Lúc đó ba trẻ đã được thị kiến về Hỏa Ngục, và Ðức Mẹ loan báo trước về điều sẽ xảy ra là thế chiến thứ hai. Biến cố nầy được loan báo trước bởi dấu hiệu "một đêm tối có chiếu tỏa một ánh sáng lạ", mà sau nầy được hiểu như ám chỉ đến đêm 24 sáng 25 tháng giêng năm 1938, khoảng 1 tháng trước khi Áo Quốc bị Quân Ðội Ðức Quốc Xã xăm chiếm.

 Bí Mật thứ hai là điều mà Ðức Mẹ Fatima yêu cầu phải làm để tránh những sự dữ nầy. Nữ Tu Lucia giải thích là Ðức Mẹ muốn dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, và những người công giáo rước lễ mỗi ngày thứ bảy. "Nếu người ta vâng nghe những yêu cầu của Ta, thì Nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ có Hòa Bình. Nếu không, Nước Nga sẽ gieo rắc những lầm lạc của mình khắp nơi, khơi dậy những chiến tranh và những bách hại chống Giáo Hội... Và Ðức Thánh Cha sẽ phải đau khổ nhiều và nhiều quốc gia sẽ bị hủy diệt. Nhưng cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ thắng."

 Bí Mật Thứ Ba vừa được nói ra qua lời công bố trên của ÐHY Sodano. Chúng ta hãy chờ đọc Nguyên Bản Văn do Bộ Giáo Lý Ðức Tin công bố trong tương lai.
 

 

 

ÐTC lên đường đi Fatima
để phong chân phước cho
hai trong số ba trẻ đã thấy Ðức Mẹ hiện ra
tại Fatima năm 1917

 

ÐTC lên đường đi Fatima để phong chân phước cho hai trong số ba trẻ đã thấy Ðức Mẹ hiện ra tại Fatima năm 1917.

 Tin Vatican (Apic 10 may 2000): Lúc 4 giờ chiều thứ sáu, ngày 12 tháng 5/2000, theo giờ Roma, ÐTC Gioan Phaolô II lên đường đi Bồ Ðào Nha, thực hiện chuyến viếng thăm quốc tế lần thứ 92, và là lần thứ 3, ÐTC đến Fatima. ÐTC sẽ dừng chân tại Thủ Ðô Lisbôn, gặp tổng thống Bồ Ðào Nha, rồi tiếp tục đi đến Fatima bằng trực thăng, ngay chiều tối thứ sáu, 12/5/2000. Sáng thứ bảy ngày 13 tháng 5/2000, lúc 9:30 sáng, ÐTC sẽ chủ sự thánh lễ tại quảng trường nơi Ðức Mẹ hiện ra, trước mặt tiền Vương Cung Thánh Ðường Fatima. Trong thánh lễ, ÐTC sẽ phong chân phước cho hai em Francisco và Giacinta, trong số ba em đã được thấy Ðức Mẹ hiện ra sáu lần, trong khoảng thời gian từ ngày 13 tháng 5/1917 đến 13 tháng 10 năm 1917. Em thứ ba là Lucia, nay còn sống, và là nữ tu dòng kín tại COIMBRA, với tên dòng là Nữ Tu DOROTÊ, hiện 92 tuổi. Lúc 5 giờ chiều thứ bảy, 13 tháng 5/2000, ÐTC sẽ lên đường trở về lại Vatican.

 Ðây là chuyến viếng thăm ngắn ngủi, nhưng rất được dân chúng tại Fatima trông đợi. Người ta ước lượng sẽ có khoảng nửa triệu người tựu về Fatima trong dịp nầy. Ðây là dịp thuận tiện, để ÐTC nhắc lại sứ điệp Fatima, và thực hiện chuyến hành hương đích thân đến kính viếng Mẹ Maria tại Fatima, chỉ vài ngày trước khi mừng lễ thượng thọ 80 tuổi vào ngày 18 tháng 5/2000.

 

 

ÐTC nói đến
việc tôn phong hai Trẻ em Mục đồng
Phanxicô và Giaxinta lên bậc Chân Phước
trong buổi tiếp kiến chung
các Giám Mục Bồ Ðào Nha

 

ÐTC nói đến việc tôn phong hai Trẻ em Mục đồng Phanxicô và Giaxinta lên bậc Chân Phước trong buổi tiếp kiến chung các Giám Mục Bồ Ðào Nha đến Roma viếng Tòa Thánh.

 Tin Roma: Sáng thứ Ba 30.11.99 chuyến viếng thăm Tòa Thánh của các Giám Mục Bồ Ðào Nha kết thúc bằng thánh lễ đồng tế với ÐTC trong nhà nguyện riêng của ngài và bằng buổi tiếp kiến chung.

 Trong diễn văn dài bằng tiếng Bồ Ðào Nha trao cho từng vị, ÐTC nói đến việc tôn phong hai Trẻ em Mục đồng Phanxicô và Giaxinta lên bậc Chân Phước. Hai em đã cùng với người Chị họ, là Lucia dos Santos, đã được Ðức Trinh Nữ Maria hiện ra từ ngày 13 tháng 5 năm 1917 và tiếp tục trong 5 tháng liền, vào mỗi ngày 13 mỗi tháng cho tới 13 tháng 10. Lần hiện ra cuối cùng này, Ðức Trinh Nữ Maria đã làm phép lạ cho Mặt trời quay trước mắt tùng trăm ngàn người. Từ đó đến nay, Fatima trở nên địa diểm hành hương của từng triệïu tín hữu đến từ khắp nơi trên thế giới, để thi hành sứ điệp Ðức Trinh Nữ đã trao cho ba em: Ăn năn sám hối, lần hạt Mân Côi và dâng mình cho Trái Tim cực sạch Người, để cầu nguyện cho Nước Nga trở lại và cho hòa bình thế giới.

 Hai em Phanxicô và Giaxinta đã qua đời sớm. Còn lại Lucia, năm nay 92 tuổi, tu Dòng Kín ở Coimbra, không xa Fatima. Chị đã được gặp Ðức Phaolô VI (1963-1978), lúc ngài đến Fatima mừng kỷ niệm 50 năm Ðức Trinh Nữ hiện ra, vào tháng 5 năm 1967; rồi Ðức Gioan Phaolô II hai lần tháng 5 năm 1982, một năm sau vụ mưu sát, và tháng 5 năm 1991, trong chuyến thăm mục vụ tại Bồ Ðào Nha, sau khi Bức Tường Berlin sụp đổ.

 Tin về việc Phong Chân Phước cho hai em mục đồng đã được nói đến nhiều và không phải là một tin mới lạ. ÐTC đã muốn nhắc lại trong dịp gặp chung các Giám Mục Bồ Ðào Nha, nhưng ngài không thêm chi tiết nào khác. Thực sự sắc lệnh liên hệ đến việc tôn phong hai em lên bậc Chân Phước với việc công nhận một phép lạ do lời bầu cử của hai em, đã được Bộ Phong Thánh công bố tháng Sáu năm nay (1999) trước sự hiện diện của ÐTC. Trong những ngày vừa qua, Ðức Cha Serafim de Sousa Ferreira e Silva, giám mục giáo phận Leiria-Fatima, sau khi gặp ÐTC nhân dịp đến Roma viếng Tòa Thánh, đã tuyên bố trên Ðài Phát Thanh Công Giáo Bồ Ðào Nha rằng: ÐTC ước muốn đến Fatima ngày 13 tháng 5 năm 2000, để tôn phong hai em mục đồng lên bậc Chân Phước. Nhưng chuyến ra đi này chưa được xác nhận chính thức.

 Trong diễn văn trao cho các Giám Mục, được tập trung vào việc chuẩn bị thiêng liêng cho Ðại Toàn Xá nay đã gần kề, ÐTC nhắc lại kết quả của việc kiểm tra việc dự thánh lễ các ngày Chúa Nhật do các giám mục thực hiện năm 1991. Theo cuộc kiểm tra, thì số người dự thánh lễ tại Bồ Ðào Nha trung bình là 26%. Một con số ý nghĩa đối với một mục vụ khó khăn và mênh mông. ÐTC nhấn mạnh đến sự cần thiết "vượt qua khuynh hướng, rất được phổ biến" nhắm khước từ bất cứ trung gian cứu rỗi nào, vừa để cho mỗi người được quyền tự "dàn xếp" trực tiếp riêng với Thiên Chúa. ÐTC nhắc lại rằng: ơn cứu rỗi đến với chúng ta, trước tiên nhờ trung gian bản tính nhân loại lịch sử của Chúa Giêsu và, sau khi Người sống lại, qua Nhiệm Thể của Người, tức Giáo Hội. ÐTC nhắc đến kỷ luật của Giáo Hội liên hệ đến Bí Tích Sám Hối, "như con đường thông thường để được ơn tha thứ và ơn tháo giải các tội lỗi đã phạm sau Phép Rửa Tội. ÐTC nhắc lại rằng: việc tự ý tìm cách tách lìa ra khỏi những phương thế bí tích của ơn thánh và của ơn cứu rỗi mà Thiên Chúa đã qui định, là một việc làm của người không suy nghĩ và tự phụ quá đáng. Với Tông Sắc tuyên bố Năm Thánh, có tên gọi là "Mầu nhiệm Nhập thể", ÐTC ước mong rằng: một trong các thành quả của Ðại Toàn Xá năm 2000 là việc trở về đông đảo của các tín hữu Kitô với việc lãnh Bí Tích Giải Tội. Về việc dự thánh lễ ngày Chúa Nhật, ÐTC khuyến khích các giám mục làm sao, ngõ hầu, với một sư phạm mục vụ tế nhị, Năm Thánh trở nên một thời gian thuận lợi, dẫn đưa các tín hữu không sống đạo, trở về lại với sự dấn thân tham dự hằng tuần vào việc cử hành Thánh Lễ. Sau cùng, ÐTC nhắc đến hai ngăn trở lớn lao cần phải tránh trong việc mục vụ: đó là chủ nghĩa hoạt động vì hoạt động; và chủ nghĩa trần tục hóa, trong đó Thiên Chúa không có tiếng nói, và cũng không có chỗ giữa loài người.