Những Vấn Ðề
về Cô Dâu Việt Nam tại Ðài Loan

 

 

 

 

Saigon Jan 17,1999 - There are more than 17,000 Vietnamese women who have wed Taiwan men in recent years to get out of the poor of the country... Take the case of H, a Vietnamese woman from the countryside who was reportedly forced to have sex with nine of her husband's "brothers" once she got to Taiwan. The woman escaped and returned to Tien Giang province... "Vietnamese have strong national pride, and it's a loss of face that a Vietnamese girl would want to marry a man from Taiwan", the Taiwan Visa officer in Saigon said.
(theo tin tuc bao China Post ra ngay Jan 18,1999)

 Taipei, Jan 4, 1998 - More than 10,000 Vietnamese brides have married Taiwan men over the past three years, according to statistics compiled by the Republic of China's representative office in Vietnam... A joke circulating in the Chinese community in Vietnam claims that conducting immigration interviews for Vietnamese brides intending to marry Taiwan men has become the Taipei Economic and Cultural Office's most important task. The Taipei-based evening paper quoted the Taipei Economic and Cultural Office sources as saying that the ROC representative offices in Hanoi and Saigon interview an average of 20 such couples a day, comtributing much to their workload.
(theo tin tuc bao China Post ra ngay Jan 5, 1998)

 Hanoi, Vietnam - Vietnam is clamping down on the illegal trade of women and children for use as prostitutes else-where in Asia. Official media reported Friday. Thousands of Vietnamese women have been forced to work as virtual sex slaves in neighboring Cambodia, while hundreds more have been sold as brides for men in mainland China, Taiwan and the Portuguese colony of Macao.
According to a decree signed by Prime Minister Vo Van Kiet, Vietnam will close so-called match-matching services and tourist agencies that help secure exit visa for women destined to become prostitutes aboard. "The trade of local women and girls overseas to work as sex workers is very serious despite the efforts made by central and local governments," said the prime minister's directive, quoted in the Communist Party newspaper, The People.
(theo tin tuc bao China Post ra ngay Sep 20, 1997)

 

 

Trong hai ngày qua báo chí trong nước và các diễn đàn internet xôn xao bàn tán vềmột chuyện hết sức nhục nhã cho giới phụ nữ Việt Nam.

Vào trong dịp tết Bính Tuất vừa qua, tại khách sạn Thái Bình 2 nằm sâu trong hẻm Nguyễn Trãi thuộc phường 3, quận 5 Sài Gòn. Một tổ chức đã đưa 10 chú rể người Hàn Quôc đến để xem mắt các cô gái trẻ này để chọn lựa kết hôn.

Những cô gái này bị bắt phải cởi hết áo quần ra và đứng hàng ngang để cho các chú rể hàn Quốc ngắm nghía chọn lựa...!

_______________****_____________________

 

 

 

Cô Dâu Hay Nô Lệ Tình Dục

 

Cách đây 20 năm, lễ Song Thập (10/10) - ngày Ðộc Lập của Ðài Loan, chúng tôi được mời đến quốc gia này như một thượng khách. Từ đảo quốc nhỏ bé, xa xôi mà Chính Phủ Ðài Loan đã tạo dựng lên một đất nước phồn thịnh, thật đáng khen ngợi. Ðài Loan, đối với tôi có những điểm rất giống Chợ Lớn năm nào. Tuy nhiên, cảnh khạc nhổ, vứt vãi, đôi co ngoài đường vẫn là một thực trạng. Dân trí chưa đồng bộ, kiến thức còn cách biệt giữa vùng quê và thành phố. Tiếp xúc với những người dân, họ ngỡ chúng tôi là người Hoa. Một người già cầm tay tôi thân mật nói: "Tội nghiệp cháu, xa quê hương lâu nên không nói được tiếng mình". Tôi đáp: Cháu là người Việt chứ không phải người Hoa. Bác nhìn tôi trìu mến và có những ấn tượng tốt về người Việt Nam.


Nhà văn Ðỗ Vẫn Trọn chụp hình kỷ niệm tại Nhà Thờ Ðào Viên, Ðài Loan, trong dịp viếng thăm Trung Tâm Bảo Vệ Quyền Lợi Cô Dâu và Công Nhân Việt Nam vào tháng 4 năm 2006.


Giữa năm 2006, tôi trở lại Ðài Loan với những nỗi buồn trăn trở. Từ phi trường về thành phố Tân Trúc, những tấm biển quảng cáo "Cô Dâu Việt Nam" đã làm tôi bức xúc. Tin tức dồn dập về thảm cảnh cô dâu Việt, công nhân Việt bị hà hiếp, chà đạp được đăng tải trên những trang báo Hoa Văn khiến lòng tôi dấy lên một niềm đau. Tôi tự hỏi: Giữa thời đại này còn có cảnh con người làm nô lệ hay sao? Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nết na, thùy mị, duyên dáng, đã bị bôi xóa bởi những bàn tay nhơ nhớp, thô bạo, buôn bán trên thân thể con người.

Tôi ngẫm nghĩ: Chẳng một chính phủ nào có thể làm ngơ để công dân của họ bị hành hạ, bức hiếp. Ấy thế, mà nguyên cớ nào đã dẫn đưa đến thảm trạng này? Trên tờ Tự Do Thời Báo Ðài Loan, dưới tựa bài: "Lao Ðộng Việt Nam Bị Xúc Phạm Tình Dục - Phía Việt Nam Áp Lực Bắt Cấm Khẩu" của ký giả Vương Tấn Trung và Vương Bình Vũ tường trình có những đoạn viết: "Nhiều lao động nữ Việt Nam bị hai cha con ông Hồng Khánh Chương, môi giới Ðài Loan ở Ðài Nam, xúc phạm tình dục. Viện Kiểm Sát (Ðài Nam) cho biết rằng; chiều hôm qua, họ được thông báo là các nhân viên Văn Phòng Kinh Tế Văn Hóa Việt Nam tại Ðài Bắc đã tìm đến một nữ nạn nhân và áp lực cấm nữ nạn nhân này không được khai báo hay kiện cáo, không được hợp tác với ủy ban điều tra. Viện Kiểm Sát Ðài Loan đã liên lạc với phía Văn Phòng Việt Nam để làm rõ sự việc này.

Viện Kiểm Sát còn nói rằng; sau khi báo chí Ðài Loan phổ biến tin tức về vụ án này, nhân viên Văn Phòng Ðại Diện Việt Nam tại Ðài Loan, qua liên lạc với Bộ Ngoại Giao, đã gọi điện thoại cho Viện Kiểm Sát Ðài Nam tại Ðài Loan, nói lên nỗi lo ngại rằng sự việc tập thể các nữ nạn nhân Việt Nam tố cáo người Ðài Loan, sẽ gây nên những trở ngại cho quan hệ giữa hai nước Ðài Loan và Việt Nam. Ngay hôm đó, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao, ông Lữ Kính Long, nói rằng; Văn Phòng Ðại Diện Việt Nam tại Ðài Loan thật sự có gọi điện thoại yêu cầu Bộ Ngoại Giao cung cấp những "giúp đỡ hành chánh" liên quan đến vụ án. Bộ Ngoại Giao cũng xét theo quy ước quốc tế, là cung cấp cho các cơ quan đại diện của các nước tại Ðài Loan những "giúp đỡ hành chánh" cần thiết, để các nước tiện việc bảo vệ các công dân của họ đang ở trên lãnh thổ Ðài Loan có được những quyền lợi căn bản. Bởi vậy, Bộ Ngoại Giao đã giúp đỡ cơ quan Ðại Diện Việt Nam tại Ðài Loan săn tìm các điện thoại liên lạc, và đã cung cấp cho họ số điện thoại của Viện Kiểm Sát Ðài Nam. Qua sự việc này, Bộ Ngoại Giao hoàn toàn không có ý áp lực hay gây trở ngại gì cả. Tuy nhiên, ông nói rõ: Kết quả của việc liên lạc này không có gì tốt đẹp lắm, vì những việc đó liên quan đến Bộ Lao Ðộng. Bởi vậy, chúng tôi đã chuyển giao tất cả hồ sơ cho Bộ Lao Ðộng giúp đỡ, xử lý.

Liên quan đến Văn Phòng Ðại Diện Việt Nam tại Ðài Loan. Khi các ký giả gọi điện thoại hỏi thăm về những sự việc này, thì Văn Phòng Kinh Tế Văn Hoá Việt Nam tại Ðài Bắc từ chối bình luận.

Có 4 nữ nạn nhân tìm đến nhà thờ của Cha Nguyễn Văn Hùng ở Ðào Viên nhờ sự giúp đỡ. Họ được tổ chức Luật Sư Trợ Giúp Pháp Lý liên lạc với Viện Kiểm Sát Ðài Nam để tố cáo hành động cưỡng dâm của hai cha con ông Hồng Khánh Chương và Hồng Minh Dụ, chủ nhân của Trung Tâm Môi Giới Trung Hữu tại Vĩnh Khang - Ðài Nam. Ngay sau đó, có ít nhất 30 lao động nữ đứng ra tố cáo. Họ cho biết: Con số nạn nhân có thể lên đến cả 100 người.

Ông Trương Nghị Xướng, chủ nhiệm Viện Kiểm Sát Ðài Nam và ông Trần Kiến Hùng, Kiểm Sát Viên đã chỉ huy tổ cảnh sát hình sự bắt giữ cha con ông Chương và ông Dụ. Tiếp theo, Viện Kiểm Sát Ðài Nam đến tìm gặp một nữ nạn nhân Việt Nam ở thị trấn Thiệu Hoá, Ðài Nam để hỏi thêm nội vụ nhưng không thể lường được. Trước đó, một nhân viên của Văn Phòng Kinh Tế Văn Hóa Việt Nam tại Ðài Bắc đã tìm đến nạn nhân này để làm áp lực. Yêu cầu: "Không được kiện cáo, không được hợp tác với tổ điều tra, chỉ giải hòa và lấy tiền bồi thường là được rồi..."

Khi đọc lá thư lên tiếng (27/4/2006) của ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ Tướng Việt Nam gửi cho bà Hà Thị Khiết, Chủ Tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam về vụ tờ báo CHOSUN Nam Hàn đăng bức hình cô dâu Việt Nam quỳ dưới chân mấy người Hàn Quốc: "Hỡi các hoàng tử Hàn Quốc hãy đưa em về nhà đi". Tôi rất căm phẫn và đồng tình với ông Võ Văn Kiệt: "Ai có trách nhiệm phải gìn giữ truyền thống phụ nữ Việt Nam. Và ai là người có trách nhiệm nỗi nhục này..."

Ðến những quốc gia Á Châu, nhất là những vùng ven biên. Tôi không khỏi xót xa. Tình cờ, tôi gặp được một người phụ nữ Việt Nam, tên Nguyễn Thị..., 34 tuổi quê ở Hải Dương, bị bán sang Trung Quốc năm 1998. Hiện chị đang sống ở một vùng quê hẻo lánh ở tỉnh Côn Minh. Chị kể cho tôi nghe: Nhà quá nghèo, phải cần có 700 đô Mỹ để lo chữa bệnh cho cha già. Chị đang có 4 người con, nhưng chị không biết các con của chị bố cháu là ai? Chị chỉ biết rằng; chị đang làm vợ của 5 ông chồng nông dân là: Ông Nội, Ông Cha, Ông Con, Ông Chú�, ông Cậu. Hàng ngày, hàng đêm, chị phải hầu hạ họ. Tôi đề nghị giúp chị một số tiền chuộc thân và đưa chị về lại Việt Nam, nhưng chị từ chối. Chị nói: "Anh giúp tôi một số tiền như vậy là tốt lắm rồi. Tôi về Việt Nam để làm gì nữa anh, xấu hổ lắm! Thực trạng. Muốn hay không muốn, tôi vẫn là mẹ của 4 đứa con tôi". Tôi xúc động trước câu nói phi thường của chị. Tôi thấy mình thật nhỏ bé. Tôi lặng người một lúc rồi từ biệt chị. (Luật bên Trung Quốc mỗi gia đình tối đa là 2 người con. Nhiều gia đình vì muốn có con trai nên khi đứa đầu là gái thì họ thả trôi sông. Trường hợp những gia đình ở vùng quê có nhiều con là vì họ không đăng ký hộ khẩu và chính quyền ở đó không màng đến những người nghèo khổ).

Ðất nước của tôi sao lại có những người khốn cùng như vậy. Mỗi một cô dâu, mỗi một công dân "tha phương cầu thực" ở nước ngoài đều có chung một số phận đáng thương. Họ vì quá nghèo. Họ vì hy vọng đem lại cho bản thân và gia đình một chút gì khả quan hơn nên liều lĩnh đánh đổi cuộc sống. Ða số rơi vào tình cảnh bi thương. Còn lại, rất ít người may mắn được một người chồng thật sự - một công việc tốt đẹp như họ mơ nghĩ.

Tại Ðài Loan, hiện nay có trên 100 ngàn cô dâu - công nhân Việt Nam, so với năm 1999 chỉ có 21 người. Hầu hết cô dâu là người miền Ðồng Bằng Sông Cửu Long, còn công nhân là người miền Bắc, quê ở Nghệ Tĩnh - Thanh Hóa... Ê chề nhất là cảnh "chợ người", hầu hết là các cô gái Việt Nam. Như một hoạt cảnh trên sân khấu, các cô lôi kéo, ẻo lả, xô đẩy khách làng chơi. Dù bị xỉ vã, xua đuổi, khinh bỉ... các cô vẫn cam tâm chịu đựng. Những khu siêu thị "chợ người", phồn thịnh nhất là những chợ ở biên giới: Bàng Tường, Móng Cái, Lào Cai... Trung Quốc. Những cô gái Việt Nam thật tội nghiệp. Họ còn rất trẻ và có nhan sắc. Hàng ngày, đọc tin trên các báo Ðài Loan, nhan nhãn những chuyện cô dâu - công nhân Việt Nam bị bạc đãi, tôi thấy ức lòng chừng nào. Chủ nhật đi ngang qua nhà thờ, tôi thấy người Phi đi xem lễ và tập họp rất đông đảo. Họ cười nói, khuôn mặt vui vẻ. Thân phận của họ cũng là một công nhân, nhưng sao không bị bạc đãi? Vì họ được sự bảo vệ của chính phủ Phi Luật Tân. Và vì những công ty môi giới ở Phi đã làm đúng trách nhiệm của một công ty tuyển dụng người đi lao động ở nước ngoài. Còn các công ty môi giới của chúng ta ở trong nước thì họ bất kể người làm việc được quyền lợi gì. Họ chỉ cần kiếm được mối lợi nhuận là xong. Dùng từ công nhân cho phù hợp, chứ thực ra số người đi lao động bên Ðài Loan làm hãng, xưởng bao nhiêu người, toàn là đi làm thuê, mướn cho những ông chủ tâm địa ác độc - bệnh hoạn. Họ chuyền tay nhau, như chuyền một con "mồi" béo bở. Từng ngày này qua ngày khác, từng ông "chủ" này hành hạ, đến ông chủ kia hãm hiếp. Như trường hợp chị PTT, 28 tuổi quê ở Nghệ An, trong một tháng phải đi làm thuê cho 8 ông chủ. Chị bị họ luân phiên hãm hiếp mà không dám khai báo vì công ty môi giới giữ hộ chiếu và giấy tờ của chị (luật bên Ðài Loan, nếu không có giấy tờ tùy thân sẽ bị giam giữ). Họ còn hù dọa sẽ trục xuất chị về Việt Nam. Chị lo ngại không trả được số tiền mà gia đình vay mượn để lo cho chị đi lao động, nên đành câm lặng. Tờ báo Apple Daily Taiwan (Quả Táo) đã nêu ra biết bao nhiêu trường hợp như vậy. Nhiều công ty môi giới ở Việt Nam đã gián tiếp, trực tiếp và tiếp sức với những công ty môi giới bên Ðài Loan bóc lột công nhân đi lao động. Một người khi đi lao động ở nước ngoài, tiền vé máy bay, tiền "nghĩa vụ", thủ tục này thủ tục nọ lên đến vài ngàn đô Mỹ, nên khi họ gặp những chuyện bức bách, họ không dám lên tiếng.

Trách nhiệm này, những cơ quan "chủ quản" người lao động phải gánh chịu một phần. Ở những nước khác, khi một công nhân lao động ở nước ngoài, họ phải giám sát kỹ lưỡng. Công ty môi giới phải xác định được nơi làm việc của công nhân mình. Quyền lợi, lương bỗng, chế độ làm việc, bảo hiểm như thế nào. Ðâu thể, chỉ "xuất" người là xong. Có một số tổ chức lao động - du lịch - văn hóa ở trong nước khi đưa người ra nước ngoài tham quan, du lịch, làm việc hay cầm giữ hộ chiếu của họ. Viện cớ "bảo quản" - ngăn chận những ai có "ý đồ" ở lại. Cách đó, hoàn toàn sai. Nếu họ có ý định ở lại, hộ chiếu không phải là giấy tờ hợp lệ để họ có quyền tạm cư. Nhưng khi giữ hộ chiếu sẽ gây rắc rối cho việc đi lại, dẫn đưa đến tình trạng bất ổn cho đương sự. Tốt nhất, khi có người ra nước ngoài, tổ chức đó phải giải thích quyền lợi của họ. Khi gặp những sự việc không may, nơi nào họ có thể tiếp xúc để nhận được sự giúp đỡ. Cách làm việc của các công ty môi giới trong nước, phải được "quản lý" chặt chẽ hơn. Riêng tại Ðài Loan, tổ chức thiện nguyện của cha Hùng có in một cuốn "Sổ Tay Cho Người Ði Lao Ðộng Tại Ðài Loan". Người lao động đến Ðài Loan làm việc nên có cuốn cẩm nang chỉ dẫn này để khi gặp bất trắc có thể kêu cứu.

Hai tháng qua, tôi suy nghĩ thật nhiều. Làm thế nào để cứu giúp, để xoa dịu những cô dâu, những công nhân Việt Nam bất hạnh. Vết thương lòng tôi như đang rỉ máu. Là người Việt Nam, không ai không đau trước nỗi nhục này. Ở các nước Mã Lai, Ðài Loan, Trung Quốc,... phụ nữ Việt Nam đang bị bày bán, đang bị người ta mua nhau, trả giá, để biến thành "món vật" nô lệ. Nhiều trường hợp mua vợ, giết vợ để lấy tiền bảo hiểm, để thỏa mãn thú tính. Thiển nghĩ, đã đến lúc chúng ta phải gióng lên tiếng nói của lương tâm, của giống nòi. Chúng tôi tha thiết, những tổ chức, những ai còn quan tâm đến số phận của cô dâu - công nhân Việt đang bị đối xử dã man hãy đưa ra một biện pháp ngăn chặn, và cứu giúp những nạn nhân đáng thương này.

Trên chuyến bay từ HongKong đến Bangkok, khi người nữ tiếp viên loan báo máy bay đang bay ngang không phận Ðà Nẵng, lòng tôi chùng xuống. Trong đêm, bầu trời dầy đặc mây đen, chỉ có vệt sáng của máy bay lao vút đi. Tôi lặng lẽ nhìn xuống lòng đất thân yêu, tưởng tượng ra cảnh sinh hoạt náo nhiệt ở mọi nơi. Dưới đó, những nhánh cây tươi trẻ, xanh mát đâm chồi nẩy lộc vươn lên dưới ánh nắng mặt trời, và những thân cây già nua, héo úa bám lấy gốc rễ đục khoét đồng loại để sống từng ngày này qua ngày khác.

Máy bay vẫn lao đi hun hút trong đêm, buồn bã như chiếc quan tài bay. Tôi thấy có một điều gì đó rất ấm ức. Một nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn tôi.

đỗ vẫn trọn

 

Ai là thủ phạm

mưu sát Trần Thị Hồng Thắm

cô dâu Việt Nam tại Ðài Loan

 

Ai là thủ phạm mưu sát Trần Thị Hồng Thắm, cô dâu Việt Nam tại Ðài Loan.

(Tin Ðài Loan 7/04/2006) - Sáng ngày 7 tháng 4 năm 2006, Ủy Ban điều tra thuộc Bộ Tư Pháp Ðài Loan cho biết rằng, sau khi giải phẫu và xét nghiệm các bộ phận Gan, Phổi, Ruột và Bao tử trên thi thể của cô Trần Thị Hồng Thắm, các bác sĩ Pháp Y đã phát hiện có chất độc trên cơ thể của cô. Chất độc này không màu sắc không mùi vị, có tác hại rất nhanh, không phải là loại chất độc hóa học, và là một trong những loại hiếm ở Ðài Loan, người dân thường ở Ðài Loan không dễ gì có được những chất độc này.


Ủy Ban điều tra vụ án đầu độc cô dâu Việt Nam để lấy tiền Bảo Hiểm, trả lời cho các ký giả, sau khi đã có được kết quả xét nghiệm trên thi thể của cô Trần Thị Hồng Thắm.


Theo báo cáo của ủy viên điều tra, kết quả xét nghiệm đã rõ ràng cho thấy có chất độc trên cơ thể của cô Trần Thị Hồng Thắm, nhưng nguyên nhân làm cho cô bị độc thì đang được ủy ban điều tra nghiên cứu. Vụ án này vẫn đang được theo dõi đặc biệt.

Ðược biết, sau cái chết của Hồng Thắm vào ngày 17 tháng 3 năm 2006, dư luận tại Ðài Loan và Việt Nam bắt đầu xôn xao khi Ủy Ban Ðiều Tra tình nghi nhân viên đường sắt Lý Song Toàn, cũng là chồng của cô, là nghi phạm âm mưu mua cho cô loại bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm du lịch ở hạng đền bù cao nhất; rồi cùng với các đồng phạm khác lập kế hoạch phá hoại đường sắt làm cho lật tàu xe lửa gây nên cái chết của Hồng Thắm để được hưởng tiền bảo hiểm. Nguyên nhân làm cho xe lửa trật đường ray cũng là những điều được ủy ban điều tra để ý, vì có nhiều chứng cớ được phát hiện cho thấy là có người cố ý phá hoại chứ không phải là tai nạn bình thường.

9 giờ 46 phút ngày 17 tháng 3 năm 2006, chuyến xe lửa Cự Quang trên đường nam tiến, đến đoạn đường ở huyện Bình Ðông (phía nam Ðài Loan) thì xảy ra sự cố trật đường ray làm ba toa bị lật khiến một người chết và hai người khác bị thương. Nạn nhân tử vong ở đây là cô dâu Việt Nam Trần Thị Hồng Thắm.

Sau khi xe lửa bị lật, Hồng Thắm là người tự mình bò từ trong toa xe lửa bị lật trèo ra ngoài, rồi bò lên triền dốc bờ đường xe lửa và ngồi trên đường ray chờ các nhân viên cấp cứu tới. Khi các nhân viên cứu hộ và các bác sĩ đến bên cô, họ nhận thấy Hồng Thắm không có vết thương nào bên ngoài và cô vẫn bình thường. Nhưng khi người ta đang khiêng cô trên băng ca để đưa tới xe cấp cứu đi bệnh viện khám nghiệm, thì mặt cô bắt đầu biến sắc và tái xanh. Khoảng không đầy 3 tiếng đồng hồ sau thì cô lại chết tại bệnh viện trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Cảnh sát đặt nghi vấn và bắt đầu điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô dâu Việt Nam này.

Theo điều tra của cảnh sát được báo Liên Hiệp số ra ngày 23 tháng 3 năm 2006 cho biết đối tượng của nghi án này được quy về Lý Song Toàn, bởi có rất nhiều nghi vấn chung quanh nhân vật này.


Hình của hai vợ chồng Lý Song Toàn (bên trái) và người vợ thứ hai Phạm Thị Kiều Nga (bên phải).


Trước hết về cách mà Lý Song Toàn mua bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm du lịch cho vợ. Theo điều tra cho thấy, lần trước đó, vào ngày 21 tháng 6 năm 2005, ngành đường sắt gặp sự cố trật đường ray tương tự cũng trên đoạn đường này thuộc Huyện Bình Ðông. Sự cố trật đường ray lần đó không dẫn đến tử vong nào ngoài mười mấy trường hợp bị thương. Ðiều trùng hợp là trong lần xảy ra sự cố đó, Lý Song Toàn cũng mua bảo hiểm du lịch cho Hồng Thắm ở mức đền bù cao nhất là 20 triệu Ðài tệ (khoảng 625,000 USD) và cả hai vợ chồng đều có mặt trong chuyến xe lửa đó.

Một lần nữa, cũng sự cố trật đường ray, vào ngày 17 tháng 3 năm 2006, hai vợ chồng Lý Song Toàn cũng có mặt trên chuyến xe lửa này. Lần này anh ta không chỉ mua bảo hiểm du lịch mà còn mua cả bảo hiểm nhân thọ cho vợ với giá trị đền bù lên đến 36 triệu Ðài tệ (khoảng 1,125,000 USD). Vì thế cảnh sát đặt nghi vấn có phải anh ta chủ mưu đưa vợ vào đường chết để ẵm trọn số tiền bảo hiểm khổng lồ.

Việc cảnh sát nghi vấn dựa trên nhiều cơ sở. Bởi anh ta là nhân viên đường sắt nắm rất rõ lịch trình hoạt động của tàu. Trước khi xảy ra sự cố, anh ta dẫn Thắm, vốn đang ở toa số 5, đến toa số 7 là toa không có hành khách, và lập tức một mình anh ta trở lại chỗ cũ ở toa số 5. Kết quả là toa số 7 cùng với hai toa khác phía sau bị lật, dẫn đến cái chết của Hồng Thắm. Toa số 5 của anh thì an toàn.

Ðiều tra về tình trạng gia đình, cảnh sát còn cho biết, Lý Song Toàn có đến ba đời vợ mà hai người vợ sau đều là cô dâu Việt Nam. Trước đây sáu năm, Lý Song Toàn sau khi lị dị với người vợ thứ nhất là người Ðài Loan, thì về Việt Nam cưới cô vợ thứ hai là Phạm Thị Kiều Nga. Sau đó, Lý Song Toàn mua bảo hiểm nhân thọ cho cô dâu Việt Nam (Phạm Thị Kiều Nga) này và không lâu sau đó, cô dâu này bị chết vì bị rắn độc cắn tại nhà. Kết quả anh ta được hưởng 4 triệu đài tệ (khoảng 125,000 USD) tiền bảo hiểm bồi thường. Sau khi cô vợ thứ hai chết, Lý Song Toàn lại về Việt Nam cưới cô vợ thứ ba là Trần Thị Hồng Thắm.

Vì vụ án này có rất nhiều nghi vấn, bởi vậy cảnh sát quyết định khám nghiệm tử thi của Hồng Thắm để làm rõ nguyên nhân cái chết. Thật bất ngờ, sau khi các Bác Sĩ Pháp Y bắt đầu khám nghiệm tử thi vào buổi chiều ngày 22 tháng 3 năm 2006, thì sáng sớm hôm sau (ngày 23 tháng 3 năm 2006), Lý Song Toàn, đã treo cổ tự vẫn trên cây, cách nhà anh ta khoảng 500 mét. Tuy Lý Song Toàn đã tự vẫn chết, nhưng anh ruột của anh ta, Lý Thái An,  vẫn đang bị cảnh sát theo dõi điều tra và đã ra lệnh cấm anh không được xuất ngoại rời khỏi Ðài Loan trong thời gian này.


Hình của hai vợ chồng Lý Song Toàn (bên trái) và người vợ thứ ba Trần Thị Hồng Thắm (bên phải).


Trần Thị Hồng Thắm, năm nay 37 tuổi, trên đường đi từ nhà tới Phi Trường Cao Hùng (Kao-hsiung) bằng chuyến xe lửa định mệnh này, để chuẩn bị đáp chuyến bay về Việt Nam thăm cha mẹ và thân nhân ở Việt Nam. Có lẽ cô không ngờ rằng, mạng sống của cô hình như đã trở thành một món hàng cho chồng của cô kiếm lợi lộc qua việc mua bảo hiểm nhân thọ cho cô và chỉ với mục đích chờ lãnh tiền bồi thường của bảo hiểm. Trước đó, cô có gọi điện thoại về cho cha mẹ của cô ở Việt Nam. Mẹ của cô cũng không hiểu Bảo Hiểm là cái gì, chỉ thấy con gái của mình có vẽ vui mừng khi gọi điện thoại về báo tin, thì bà cũng cứ tưởng là cái gì tốt lành cho con, rồi cũng vui với con gái, chứ bà đâu biết cú điện thoại báo tin đó là cú điện thoại cuối cùng gia đình cô còn nghe được những tiếng thân thương của cô con gái.

Sau khi Hồng Thắm qua đời, truyền hình Ðài Loan chiếu lại cảnh Mẹ của cô khóc thảm thiết khi hay tin con gái đã qua đời ở Ðài Loan. Qua điện thoại, mẹ của Hồng Thắm ở Việt Nam nói với các ký giả rằng: "Con gái tôi nó khờ lắm, nó gọi điện thoại về cho tôi rồi mừng rỡ báo tin rằng chồng nó có mua bảo hiểm cả triệu đô la mỹ cho nó. Mà tôi cũng có biết bảo hiểm là cái gì đâu, thấy con tôi nó mừng thì tôi cũng cứ tưởng là cái gì tốt lành cho nó rồi tôi cũng mừng với nó. Chứ tôi đâu có ngờ con tôi nay đã chết rồi, nó không còn về thăm tôi được nữa."

 

(Joseph Trương)

 

Cô Dâu Việt Nam Trở Thành Những Món Hàng

Làm Giàu Cho Bọn Buôn Người ở Ðài Loan

 

Hai Toi Pham bi bat luc mang Co Dau Viet Nam di ban

Hai tội phạm người Ðài Loan, Hà Kiến Huân (trái) và Tiêu Chí Hào (phải),

bị bắt trong lúc chở cô Vũ Thị T T đi bán cho những ổ mãi dâm với giá 1,800USD

 

Cô dâu Việt Nam Vũ Thị T T bị hai thanh niên Ðài Loan bắt trói hai chân hai tay và dùng băng keo dán kín miệng rồi khiêng lên xe chở đi bán cho những ổ mãi dâm.

Co Dau Viet Nam

(Chiayi, Taiwan - 23/06/2004) - Vào chiều ngày 23/06/2004, hai thanh niên Ðài Loan, Hà Kiến Huân và Tiêu Chí Hào bị bắt vì tội dùng súng uy hiếp cô dâu Việt Nam, Vũ Thị T T, và chở cô đem đi bán cho những ổ mãi dâm của Ðài Loan với giá 60,000 tiền Ðài Loan (tương đương 1,800 Mỹ Kim).

Hai tội phạm đang lái xe trên đường đi qua vùng Ba-chang-si, Chiayi (Gia Nghĩa), thì bị cảnh sát tình nghi và chận xe lại để xét hỏi. Lúc xe bị chận, người lái xe là một thanh niên Ðài Loan, Tiêu Chí Hào, 25 tuổi, có tiền án về tội trộm cắp; và một thanh niên Ðài Loan khác ngồi bên tài xế là Hà Kiến Huân, 31 tuổi, có tiền án về tội dính líu tới buôn bán á phiện. Phía dưới ghế trước cảnh sát còn tìm thấy một khẩu súng nhỏ và 3 viên đạn. Cảnh sát cũng phát hiện, ngồi ở ghế sau là một cô dâu Việt Nam lấy chồng Ðài Loan, Vũ Thị T T, 21 tuổi, hai chân bị trói chặt bằng dây, hai tay bị quấn băng keo trói quặt ra đằng sau, và miệng thì bị dán kín băng keo. Cảnh sát vội vàng cởi trói cho cô gái Việt Nam, cứu thoát cô thoát khỏi vụ mua bán vô nhân đạo.

Sau khi xét hỏi, cảnh sát biết được, Vũ Thị T T, nhập cảnh theo diện lấy chồng Ðài Loan đã hơn một năm, nhưng chồng tên là gì cô cũng chẳng biết, cô chỉ nhớ người ta gọi chồng cô là A Minh. Cảnh sát tình nghi cô là một cô dâu lấy chồng Ðài Loan nhưng đã ly dị chồng ra ngoài ở.

Theo lời khai của Vũ Thị T T, cách đây một tháng, cô gặp hai thanh niên Ðài Loan này ở Taoyuan (Ðào Viên), lúc đó hai thanh niên này hứa hẹn sẽ dẫn cô đi Chiayi và giúp cô kiếm việc làm. Khoảng 5 giờ chiều ngày 22 tháng 6 năm 2004 họ chở cô về miền Nam của Ðài Loan, và nghỉ qua đêm ở một nhà trọ (Motel) thuộc vùng Shuey-shang, Chiayi. Chiều ngày 23 tháng 6 năm 2004, trước khi chở cô rời khỏi nhà trọ, họ trói tay chân cô và dùng băng keo dán kín miệng cô lại. Sau đó, cô thấy có hai người người thanh niên khác bàn chuyện với Hà Kiến Huân và Tiêu Chí Hào. Một lúc sau, cô thấy hai người thanh niên kia lắc lắc đầu rồi bỏ đi. Cô không hiểu họ bàn chuyện gì với nhau, nhưng cô nghi rằng họ có ý bàn chuyện đem bán cô.

Theo lời khai của Tiêu Chí Hào, lúc đầu họ rũ nhau đi về Chiayi nghỉ mát, nhưng vì Vũ Thị T T quá ồn ào, lại còn mắc nợ họ một số tiền chưa trả, bởi vậy khi gặp thấy những bảng quảng cáo về những dịch vụ mãi dâm, họ mới có ý bán cô cho những dịch vụ mãi dâm đó với giá 60,000 tiền Ðài Loan (tương đương 1,800 Mỹ Kim). Họ hẹn nhau là sẽ giao người và lấy tiền tại vùng Shuey-Shang, Chiayi. Nhưng vì người mua cô thấy cô không được đẹp, lại sợ rằng cô sẽ không nghe lời và không dễ gì khống chế được cô, bởi vậy cuộc trao đổi bất thành.

Tuy Tiêu Chí Hào thì khai như vậy, nhưng Hà Kiến Huân lại chối hết mọi sự. Cảnh sát sẽ tiếp tục điều tra, vì tình nghi đằng sau hai thanh niên này hãy còn có đồng bọn và những người chủ chốt khác, chuyên tổ chức buôn bán người cho những ổ mãi dâm. Cảnh sát quyết định giam giữ hai tội phạm để chờ điều tra và xét xử.

 

(Rev. Joseph Trương viết lại dựa theo những bản tin bằng tiếng Trung Hoa)

 

 

 

Cô dâu Việt Nam và chú rể Ðài Loan

Coi Chừng Những Thảm Họa

Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM

Một trong những điều tôi muốn tìm hiểu khi đền Ðài Loan công tác, là phong trào người đàn ông Ðài Loan xin cưới "cô dâu" Việt Nam mà báo tuổi trẻ đã đề cập tới cách nay trên vài tháng. Tôi muốn xem, trong mức độ có thể, những điều báo chí viết có "bi đát" đến mức ấy không bởi vì có những điều thật sự rất khó tin. Không ngờ một đôi điều tôi lượm lặt được lại còn bi đát hơn nữa.

Một hôm, nhân có dịp gặp một số cha Việt Nam, tôi hỏi các ngài có biết gì về phong trào nói trên hay không? Thật bất ngờ, đây chính là vấn đề mà các cha quan tâm và biết rất rõ, thậm chí có vị đã cùng với cơ quan hoạt động xã hội giải thoát được một "cô dâu" Việt Nam (như báo chí Ðài Loan quen gọi) bị chồng bắt đi làm điếm. Các cha đã trao cho tôi mấy tài liệu cắt trong báo Ðài Loan, kèm theo bài của Tuổi Trẻ mà một báo Việt ngữ tại California, Mỹ, đã đăng lại gần nguyên văn, và một bài viết của cha X. Các cha dặn tôi: "Về nhà, cha nên tìm cách cho dư luận biết sự thật về chuyện hôn nhân này để tránh cho bao nhiêu cô gái ngây thơ Việt Nam khỏi rơi vào cảnh đau thương, tủi nhục".

1. Những con số đáng sợ

Tờ báo Anh ngữ The China Post, xuất bản tại Ðài Bắc, trong số ra ngày 22.9.1996, cũng như nhiều tờ báo khác, đã đăng tải số liệu do cục kiểm kê Dân sự về hôn nhân dị chủng như sau:
Từ tháng 7.1995 đến tháng 6.1996 đã có 5,545 người Ðài Loan kết hôn với người ngoại quốc, trong số đó 4,273 người là nam và 1,272 là nữ. Bản tin ghi thêm: đa số các cô dâu ngoại quốc đến từ Việt Nam, Inđônêsia và Thái Lan. Các cuộc hôn nhân dị chủng này còn có khuynh hướng gia tăng. Chỉ riêng trong tháng 7.1996 số tăng là 30% so với cùng thời kỳ năm trước. Nên biết dân số Ðài Loan chỉ khoảng trên 20 triệu.

Chắc không phải vô cớ mà Việt Nam được đặt lên hàng đầu trong các nước cung cấp "cô dâu" cho Ðài Loan.

Bản công bố của Văn Phòng Kinh Tế - Văn Hóa Ðài Bắc tại thành phố Hồ Chí Minh, cách nay trên vài tháng cho biết:
Trong bảy tháng đầu năm 1996 có đến 1,600 người Ðài Loan đến Việt Nam lấy vợ, trong lúc còn 2,300 trường hợp chờ phỏng vấn.

Căn cứ vào tài liệu mới nhất của văn phòng này, báo Thanh Niên (ngày 19.10.1996) viết: "Ba tháng qua số hồ sơ xin kết hôn giữa đàn ông Ðài Loan và phụ nữ Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Từ 17.6 đến 4.10.1996 đã có 1,439 hồ sơ đăng ký chờ phỏng vấn. Nếu cả năm 1995. Số cặp kết hôn là 1,500 thì riêng chín tháng đầu năm 1996 một con số này đã lên tới 2,301 cặp, trong số đó có 196 cặp mà chú rể bị thiếu khả năng trí tuệ hoặc dị tật, 90% các cô gái Việt Nam xin lấy chồng Ðài Loan có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thử so sánh hai bản thông tin nói trên: bản một cho biết trong bảy tháng đầu năm 1996 có 1,600 hồ sơ, bản hai nói trong chín tháng đầu năm số hồ sơ lên tới 2,301. Nghĩa là chỉ trong hai tháng 8 và 9 có thêm 701 trường hợp. Nếu trong bảy tháng đầu năm, trung bình mỗi tháng là trên 228 hồ sơ thì riêng hai tháng 8 và 9, trung bình mỗi tháng đã là 350 hồ sơ.

Mặc cho báo chí và dư luận phê phán, thậm chí chế diễu, các cô gái Việt Nam không những không ngưng mà còn đua nhau đăng ký lấy chồng Ðài Loan nhiều hơn.

2. Ðâu là nguyên do?

Theo cha X. tại Ðài Loan: "Về phía Ðài Loan, nguyên do thứ nhất là giới đàn ông Ðài Loan đang rỉ tai nhau rằng Việt Nam có nhiều cô gái trẻ và đẹp. Lý do thứ hai: có nhiều trung tâm làm trung gian giới thiệu cưới vợ Việt Nam được mở ra tại Ðài Loan, Việt Nam và được quảng cáo rất nhiều trên các báo chí Ðài Loan, chi phí thủ tục rất đơn giản. Lý do thứ ba là thủ tục để người Ðài Loan lấy vợ Việt Nam rẻ hơn lấy vợ các nước khác. Và v.v...."

Phong trào người Ðài Loan lấy vợ ngoại quốc chắc không mới mẻ, nhưng từ khi Việt Nam mở cửa, thì đây là một "thị trường" mới, hấp dẫn. Phía Việt Nam, xưa nay bị đóng kín nên nhiều người cứ tưởng tượng rằng ở "bên ngoài" cái gì cũng đều hay cả và rất thích ra khỏi nước. Rồi khi đằng trai cho gia đình đôi ba ngàn đôla, hay một chiếc xe Dream thì cha mẹ, con cái đều hoa mắt lên. Về phía người Ðài Loan, chắc chắn họ cũng nghĩ rằng xét về văn hóa và phong tục, Ðài Loan vẫn gần gũi với Việt Nam hơn với Inđônêxia, Phi Luật Tân hay Thái Lan. Những thuận lợi như thế đã được một giới kinh doanh nào đó sớm nhận ra và khai thác. Hiện nay ước tính có khoảng 140 "cò" làm thủ tục hoàn tất hồ sơ xin kết hôn, đa số giả dạng làm người phiên dịch cho cặp trai gái, mỗi hồ sơ lấy từ 1,000 - 1,200 USD. Giá "trọn gói" cho một người Ðài Loan muốn lấy vợ Việt Nam từ 12,000 đến 20,000 USD, bao gồm dịch vụ mai mối, trả tiền cho đằng gái, vé máy bay v.v.... (theo báo Thanh Niên, số đã dẫn).

Trong xấp tài liệu mà các cha ở vùng Ðài Bắc trao cho tôi, có chụp những ảnh quảng cáo giới thiệu dịch vụ cưới "cô dâu" Việt Nam chỉ mất 38,000 đôla Ðài Loan (1 USD ăn khoảng 27 đôla Ðài Loan). Ðáng chú ý là các bảng quảng cáo này nằm sát bên cạnh những ổ mãi dâm nỗi tiếng của quận Wan Hua.

Ðây có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng bọn tội phạm đã có mặt trong phong trào. và đó mới là điều đáng nói nhất.

3. Thực chất của các cuộc hôn nhân Ðài Loan - Việt Nam

Có thể chia các cuộc hôn nhân này ra ba loại.

Loại thứ nhất, là những hôn nhân bình thường, như vẫn xảy ra tại nhiều nơi giữa một số những người khác chủng tộc. Có thể có những cặp hạnh phúc nhưng chắc chắn chỉ là một thiểu số rất nhỏ vì các điều kiện để thành công không chút dễ dàng.

Loại thứ hai, tuy bề ngoài vẫn bình thường nhưng thực chất có vấn đề. Ấy là khi phía người con gái nhận làm vợ một người Ðài Loan bất chấp mọi điều kiện thông thường của hôn nhân, như tuổi tác, ngôn ngữ, trình độ, sức khỏe, thể lý và tâm lý. Một bản công bố của Văn phòng Kinh Tế - Văn hóa Ðài Bắc tại thành phố Hồ Chí Minh đã cho biết:

Phân tích 1,000 trường hợp hôn nhân Ðài Loan - Việt Nam người ta thấy như sau:

Về tuổi tác:
748 trai Ðài Loan có tuổi từ 30-40
234 người từ 41-50
59 người từ 51-60
16 người từ 61-71
trong lúc đó phía Việt Nam
987 cô dưới 30 tuổi
chỉ có 13 cô trên 30 tuổi

Về trình độ học vấn:
Phía Ðài Loan
từ lớp 1-6: 248 người
từ 7-9: 543 người
từ lớp 10-12: 295 người
Phía Việt Nam:
từ lớp 1-6: 480 cô
từ lớp 7-9: 443 cô
từ lớp 10-12: 190 cô

Về sức khỏe:
Tất nhiên về phía các cô Việt Nam, tối thiểu cũng phải lành lặn, khỏe mạnh và dễ coi rồi. Còn phía Ðài Loan, 75 người bị dị tật tay chân, sáu người bị tâm thần hay trí thông minh chậm phát triển.

Nói chung với những "tiêu chuẩn" như trên (chưa nói tới những chuyện gì khác), các ông Ðài Loan ấy rất khó lấy vợ tại Ðài Loan.

Cha T. một Linh Mục Việt Nam coi một họ đạo nhỏ ở vùng quê miền Bắc Ðài Loan, nói với tôi:
- Ngay ở vùng nhỏ của con, đã có 11-12 cặp hôn nhân Ðài Loan-Việt Nam. Có một cặp đến nhà thờ làm phép hôn phối. Anh chàng chịu rửa tội, song con nghĩ là để chiều ý cô dâu và gia đình cô ta mà thôi, làm gì có thật lòng theo đạo như thế.

Cha T. còn cho biết "trong số mấy chú rể đó, chẳng mấy anh "ra trò" cả!, nhưng cha lại kết luận:
- Lấy phải những anh chồng già hoặc có tật, vậy mà còn may vì thường chỉ phải làm tôi họ thôi, họ còn "quí" mình; còn biết bao anh chồng đểu giả, bắt vợ đi làm điếm nữa kia. Và số đó có lẽ rất đông!

Cha T. muốn nói tới loại hôn nhân thứ ba, thật sự là một tội ác của những băng đảng tội phạm dùng hôn nhân trá hình để đưa gái ngoại quốc vào nghề mãi dâm trong nước.

4. Hôn nhân bịp bợm?

Ðây, nguyên văn lời cha X:
"Rất nhiều trường hợp đau thương đã xảy ra như chuyện những anh ma cô Ðài Loan chuyên nghiệp lợi dụng danh nghĩa lấy vợ Việt Nam để đưa những cô gái Việt Nam hiền lành, dễ thương qua Ðài Loan và biến thành những cô gái mãi dâm chuyên nghiệp kiếm tiền cho bọn chúng".

Cha giải thích: Có những anh nghèo, hoặc thất nghiệp, hoặc nợ nần được bọn ma cô tiếp xúc, đề nghị cho mượn tiền qua Việt Nam cưới vợ. Họ có thể tiêu xài, biếu tặng rộng rãi cho cô dâu và gia đình cô ta khiến họ mắc lừa. Một khi lấy được vợ rồi, hoặc họ phải bắt vợ làm điếm trả nợ, hoặc vợ trở thành người của tổ chức xã hội đen.

Rồi cha X. kể cho tôi nghe câu chuyện thương tâm của cô Nguyễn Thị..., 20 tuổi, theo chồng khoảng 50 tuổi qua Ðài Loan năm 1995. Từ đó mỗi đêm cô được tên chồng giả danh này dẫn đi tiếp khách. Thật may cho cô, lần kia cô gặp một khách làng chơi có lòng tốt, đã động lòng trước hoàn cảnh bi đát của cô ta, anh ta tìm cách liên lạc với một tổ chức xã hội; đến lượt tổ chức này giới thiệu cha X. với anh ta. Thế là trong một lần khác đến "chơi", anh ta đã xin trả tiền "bao trọn đêm" và bằng cách đó, cho cô ta nói chuyện qua điện thoại với cha X. Lúc đầu cô ta rất sợ, nhưng dần dần cô tin tưởng, thổ lộ hết tâm tình, ước muốn. Mọi chuyện được chuẩn bị bí mật. Cuối cùng anh chàng tốt bụng đã tìm cách đưa cô ta ra khỏi nhà chứa, cũng bằng cách thuê bao như lần trước, và giao cho những tổ chức hữu trách lo thủ tục đưa cô trở về Việt Nam đoàn tụ với gia đình.

Ðây là một vụ điển hình.

Theo lời cô ấy kể, từ hơn một năm nay, cô đã thu về cho bọn ma cô trên 3 triệu đồng Ðài Loan (khoảng 120,000 USD), nhưng chúng vẫn không chịu buông tha.

Mới đây xảy ra trường hợp tương tự với một cô Thái Lan. Cô này bị cảnh sát Ðài Loan bắt vì hành nghề mãi dâm. Cô ta khai: Ông tài xế Ðài Loan lừa cô, nói rằng cưới cô qua Ðài Loan làm vợ, nhưng khi tới Ðài Loan rồi thì cưỡng bức cô làm điếm. Còn tên lái taxi thú thật: "Vì túng tiền, bọn ma cô bảo anh ta chỉ cần đứng tên cưới một cô gái qua Ðài Loan là bọn chúng sẽ trả cho một số tiền lớn" (Tài liệu báo chí Ðài Loan).

Không thể xác định được số lượng những cô gái Việt Nam bị lừa qua Ðài Loan làm gái mãi dâm là bao nhiêu, nhưng chắc chắn là tổ chức của bọn tội phạm rất quy mô, cảnh sát khó lòng mà phát giác ra, nói gì tới các cha mẹ của những cô gái này!

Các cô "xấu số" này một khi đã rơi vào tròng bọn chúng, không còn cách nào đào thoát khỏi và nhiều lúc sợ mất thể diện của mình và của gia đình, nên đành nhắm mắt đưa chân. Và cũng vì lý do trên, nên dù có được giải thoát cũng không dám kể lại cho ai biết kinh nghiệm ê chề của mình mà tránh! Và cứ như thế, người ta tuỏng mọi chuyện đều êm xuôi, tốt đẹp, chỉ có báo chí mới làm toáng lên thôi! Nhiều người cho rằng Thái Lan và Phi Luật tân..đã có kinh nghiệm rồi, họ bắt đầu cảnh giác hơn, còn dân ta thì còn dễ tin, cứ đua nhau lao mình vào tròng của bọn ma cô "một cách phấn khởi!" Có những cha mẹ vì ham tiền mà nên mù quáng. Về phía chính quyền ta, có lẽ đây là vấn đề mới lạ, nên chưa quan tâm đầy đủ.

Kết luận

Hôn nhân là việc tự do, không ai có quyền cấm, cản. Nhưng khi nó trở thành một hiện tượng bất thường, thì xã hội phải lưu ý. Lấy nhau bất kể người con trai là ai, miễn là người nước ngoài; lấy nhau với bất cứ giá nào, dù điếc, dù què, dù không hiểu ngôn ngữ nhau, nhắm mắt lấy nhau khi không có những điều kiện tối thiểu bình thường cho một gia đình hòa hợp, hạnh phúc: đó là cuộc hôn nhân có vấn đề. Nhưng cưới vợ về để bắt hành nghề mãi dâm cho mình hay cho một tổ chức tội phạm, đó không phải là hôn nhân, đó là tội ác, và đó là tai họa cho những cô gái nhẹ dạ và cho gia đình của họ. Trước đây có thể vì chưa biết, nhưng nay sau khi báo chí, dư luận trong nước và ngoài nước, ngay cả Văn Phòng Kinh Tế Văn Hóa Ðài Bắc tại thành phố Hồ Chí Minh đã lên tiếng cảnh giác, mà rất nhiều người vẫn cứ bình tâm đăng ký kết hôn với người Ðài Loan một cách ồ ạt, thì chúng ta phải nghĩ gì? Xã hội phải làm gì? Chúng tôi nêu câu hỏi, để gióng thêm một tiếng chuông báo động. Cả trong giới công giáo cũng có những người chạy theo phong trào lấy chồng Ðài Loan và cho đó là may mắn!

Viết bài này, tôi muốn làm một thứ nhiệm vụ, một nhiệm vụ vì bức xúc trước những cảnh thương tâm của bao cô gái Việt Nam đang ở Ðài Loan và cũng vì lòng tự ái dân tộc phần nào bị xúc phạm.

Việt Nam, ngày 25 tháng 10 năm 1996
LM Nguyễn Hồng Giáo, OFM

 

Nỗi Xót Xa Nầy Biết Tỏ Cùng Ai!

Chuyện nàng dâu Việt Nam tại Ðài loan

Lm. Trương Phúc & Lm. Trần Long, Ðài Loan

Mấy năm gần đây, từ ngày người Ðài Loan vào đầu tư làm ăn ở Việt Nam, bắt đầu phát sinh ra phong trào các cô gái Việt Nam thích lấy chồng Ðài Loan. Theo tin tức tờ China News của Ðài Loan số ra ngày 19 tháng 06 năm 1996 cho biết trước đây mỗi tháng có khoảng 8 cô gái Việt Nam qua Ðài Loan theo diện lấy chồng Ðài Loan, nhưng kể từ tháng 06 năm 1996 mỗi tháng có khoảng 30 cô gái Việt Nam qua Ðài Loan theo diện lấy chồng Ðài Loan. Và hiện nay còn có khoảng trên 2000 cô Việt Nam đã đăng ký lấy chồng Ðài Loan nhưng đang chờ ở Việt Nam để qua Ðài Loan.

Sở dĩ số lượng nầy càng ngày càng tăng vì nhiều nguyên do. Về phía Ðài Loan, nguyên do thứ nhất giới đàn ông Ðài Loan đang rỉ tai nhau Việt Nam có nhiều cô gái trẻ và đẹp. Lý do thứ hai có rất nhiều trung tâm làm trung gian giới thiệu cưới vợ Việt Nam được đặt ra tại Ðài Loan, Việt Nam và được quảng cáo rất nhiều trên các báo chí Ðài Loan, chi phí thủ tục rất đơn giản. Lý do thứ ba thủ tục để người Ðài Loan lấy vợ Việt Nam rẻ hơn lấy vợ các nước khác. Và v.v.... Tuy nhiên, cũng rất nhiều trường hợp đau thương đã xảy ra như chuyện những anh ma cô Ðài Loan chuyên nghiệp lợi dụng danh nghĩa lấy vợ Việt Nam để đưa những cô gái Việt Nam hiền lành dễ thương qua Ðài Loan và biến thành những cô gái mãi dâm chuyên nghiệp kiếm tiền cho bọn chúng. Ðiển hình là trường hợp của cô Nguyễn Thị... (sinh năm 1975) theo chồng (khoảng 50 tuổi) qua Ðài Loan từ tháng Tư năm 1995, và từ đó, mỗi đêm đều được anh chồng giả danh nầy dẫn đi tiếp khách. Theo lời cô Nguyễn Thị... kể lại cho chúng tôi và cảnh sát Ðài Loan, trung bình cô ta phải nằm với khoảng 8 người đàn ông mỗi đêm, và luôn luôn có anh chồng giả danh nầy đứng ở cổng ngoài để canh chừng cảnh sát đột ngột tới bố ráp.

Chuyện xảy ra thì đã xảy ra, tuy chúng tôi không thể xác định được số lượng những cô gái Việt Nam bì lừa qua Ðài Loan để làm gái mãi dâm là bao nhiêu, nhưng một điều mà chúng tôi biết chắc chắn là tổ chức của chúng rất quy mô, cảnh sát Ðài Loan khó lòng mà phát giác ra, cả những cha mẹ của những cô gái Việt Nam nầy cũng tưởng rằng con tôi đã gả cho một anh chồng nhà giàu Ðài Loan, vì bọn chúng thường xài rất sang, bỏ tiền ra rất nhiều ở Việt Nam để dụ các cô gái Việt và gia đình của những cô gái nầy. Số tiền mà bọn chúng bỏ ra ở Việt Nam, chúng sẽ hốt lại gấp trăm lần khi cô gái Việt đã qua tới Ðài Loan và phải làm gái mãi dâm cho bọn chúng. Theo lời cô Nguyễn Thị... kể lại, hơn một năm nay, từ thân xác của cô, chúng đã thu được trên 3 triệu đồng Ðài Loan (khoảng 120,000 US dollars) rồi, nhưng chúng vẫn không chịu để cho cô dược tự do bỏ nghề mãi dâm.

Một vấn đề nữa rất nguy hiểm cho Việt Nam, đó là chuyện băng đảng ma cô Ðài Loan đã bắt đầu đổi hướng thay vì qua Thái Lan tìm gái Thái Lan, thì nay đã đổ xô vào Việt Nam để đưa gái Việt Nam qua Ðài Loan. Một lý do rất dễ hiểu là vì gái Việt Nam đẹp và dễ thương hơn gái Thái Lan, các cô Việt Nam dễ bị dụ hơn vì rất đơn sơ, và cả gia đình của những cô gái nầy vẫn cứ tưởng rằng đã gả con gái mình cho những anh nhà giàu Ðài Loan khi thấy bọn chúng cho gia đình tiền quá nhiều. Thực ra bọn chúng mua con gái của mình đưa qua Ðài Loan làm gái mãi dâm mà gia đình không biết.

Sau đây chúng tôi ghi lại một vài tin tức trên báo chí Ðài Loan tương quan về những vụ gái mãi dâm tại Ðài Loan để quý vị biết nhiều hơn mà đề phòng.

Taipei, Aug. 09,1996: Theo báo cáo của tổ chức Bảo Vệ Phụ Nữ và Thiếu Nữ cho biết, có khoảng 60,000 thiếu nữ dưới 18 tuổi đang làm nghề mãi dâm tại Ðài Loan, và trung bình cứ mỗi em phải tiếp từ 10 tới 15 người khách mỗi đêm. Như thế, căn bản mỗi tuần tại Ðài Loan có khoảng 4.2 triệu lần người ta đi làm tình với những em gái dưới 18 tuổi. (Tin từ nhật báo China Post của Ðài Loan số ra ngày 09 tháng 08 năm 1996).

Bangkok, Thailand, Aug. 09, 1996: Tin cho biết, khoảng 24 cô gái Thái Lan đã bị bắt ở Ðài Loan vì làm nghề mãi dâm và một số khác trốn được từ các ổ mãi dâm tìm tới văn phòng đại diện Thái Lan tại Ðài Loan để xin cấp cứu. Theo lời những cô nầy cho biết, có rất nhiều gái Thái Lan đang làm nghề mãi dâm tại Ðài Loan, và đa số những cô gái nầy được đưa vào Ðài Loan bởi những tổ chức băng đảng ma cô của Thái Lan và Ðài Loan. (Tin từ nhật báo China Post của Ðài Loan số ra ngày 10 tháng 08 năm 1996).

Hôn nhân thường không phân biệt khoảng cách. Chẳng ai có quyền ngăn cản hôn nhân. Tuy nhiên những vụ lợi dụng hôn nhân để dụ các cô gái Việt Nam hiền lành chất phác qua Ðài Loan làm gái mãi dâm là một điều mà mọi người Việt Nam yêu dân tộc đều phản đối. Tuy vẫn có những cô cứ tự an ủi rằng làm một vật hy sinh cho cả gia đình có tiền mà sống, nhưng như thế lại càng hại gia đình, vì một khi gia đình biết được rằng số tiền mà mình đang xài là do con gái mình bán thân xác mà kiếm ra, thì lúc đó gia đình còn đau khổ gấp mấy nữa. Ðiều mà chúng tôi mong muốn là những người Việt trong lúc nầy phải cảnh giác, và đề phòng, vì một khi con gái mình đã qua tới Ðài Loan và được đưa vào những ổ mãi dâm để làm kiếm tiền thì lúc đó không dễ gì mà cứu ra được. Như trường hợp của cô Nguyễn Thị... bây giờ cái gì cũng sợ, sợ bọn ma cô trả thù, sợ gia đình liên lụy, sợ cha mẹ bên Việt Nam biết được chuyện ở Ðài Loan làm gái mãi dâm... rồi cứ nhắm mắt đưa chân chìm vào cõi chết. Ðến nỗi, có một lần chúng tôi phân tích cho cô rõ, rồi hỏi cô rằng: cô không sợ một lúc nào đó chúng nó giết cô để thủ tiêu (hay giết người bịt miệng) thì lúc đó cô làm sao, cô Nguyễn Thị... liền hăng hái trả lời cách buồn bả rằng nếu bọn nó giết cô thì cô càng cám ơn bọn chúng vì cô cảm thấy chết là một cách giải quyết cho hoàn cảnh của cô bây giờ.

Cuộc sống là một kho tàng quý giá, chúng ta hảy bảo vệ nó và đừng để cho nó bị đưa vào một cõi sa đọa.

Viết tại Ðài Loan, ngày 12 tháng 08 năm 1996
Những người Việt Nam yêu nước Việt và yêu dân tộc Việt.
Người viết: Phúc Long