CHUYỆN GIÁO HOÀNG PHANXICO 2

 Chuyên ngữ - Vũ Quý Thế

Hầu như mọi người đều đồng ý là Giáo Hoàng Phanxicô rất “đại chúng” trong thế giới ngày nay. Theo kết quả một cuộc thăm dò nghiên cứu gần đây nhất của Trung Tâm Dân Ý Pew: 84% dân Âu Châu hoan vui tán đồng tiến trình công việc làm của Ðức Thánh Cha. Ngay cả ở những nơi vùng tỷ lệ người Kitô hữu thấp, hoặc giả ngài không mấy “nổi tiếng”, thì ngài cũng “rất đại chúng”; 44% dân Phi Châu và 41% Á Châu rất ủng hộ vị Cha Chung này.

Những người không thuộc “thế giới Công Giáo” ủng hộ Ðức Giáo Hoàng bằng một chiều hướng mới. Thông điệp được thâu hình về Hiệp Nhất Kitô Giáo đã được nhiệt tình đón nhận tại nghị hội Tin Lành triệu tập tổ chức do Kenneth Copeland. Và cả Timothy George, chủ biên của tờ “Cơ Ðốc Giáo Thời Nay” (Christianity Today), cũng đã thân kính gọi Ðức Thánh Cha là “Ðức Phanxicô của chúng ta nữa”.

Ở chốn này, một góc nhỏ nhoi của thế giới – xứ đạo Ðức Mẹ Chỉ Bảo Ðàng Lành, tiểu bang FL – tôi dám mạnh mẽ lên tiếng “Ðích thực Giáo Hoàng Phanxicô đã chiếm giữ trái tim mọi người, kể cả những người công giáo “hữu danh vô thực (không giữ đức tin của mình nữa)”. Tôi tin rằng vì những lý do là Giáo Hoàng sống “không khuôn mẫu của một vị Giáo Hoàng”. Ðiều ấy thể hiện: - sống ở một apartment nhỏ tại Vatican; - Xử dụng chiếc xe cũ kỹ; - Diễn đạt ý tưởng thẳng thắn khi giảng thuyết và hoặc trong trao đổi thư từ, khi ứng khẩu điện đàm với bất cứ tầng lớp người nào.

Vì ước mong mọi người có thể hiểu Giáo Hoàng của chúng ta “đại chúng như thế nào” và “tác động của ngài vào thế giới ra sao”, tôi hoan hỉ giãi bầy tâm tư hiểu biết về Giáo Hoàng Phanxicô và “học thuyết” của ngài.

Nhãn Hiệu và Kinh Nguyện – Trong hai năm từ khi được bầu vào ngôi vị, Giáo Hoàng Phanxicô đã sớm trở thành một anh hùng đức tin, và cũng như các vị anh hùng khác, câu chuyện - anh hùng – song hành với những giáo huấn làm mọi người xúc động. Chúng tôi rõ biết về đức tin của bà ngoại của ngài, cũng đã “được” chung cảnh ngộ vất vả cực nhọc như ngài trong khu xóm những khu nhà ổ chuột bẩn thỉu của thị trấn Buenos Aires, Argentina. Chúng tôi để ý đến những di chuyển của ngài. Chúng tôi vui thú với “hình ảnh” của “người tôi tớ khiêm nhường này” của Thượng Ðế giữa đoàn chiên. Và quả thực chúng tôi bị đánh động mạnh mẽ vì nhân cách của ngài.

Hiển nhiên, “câu chuyện” của Phanxicô xúc động chúng tôi, và có vẻ như ngài cũng biết điều đó. Ngay giây phút đầu tiên khi Phanxicô bước ra hiên thượng Quảng Trường Thánh Phêrô, Phanxicô đã “kể” cho chúng tôi về mình, câu chuyện bắt đầu khi biết “được chọn”, đã tuyên bố “tôi ước muốn lấy ‘danh hiệu’ là Phanxicô”.

Chính đó, tôi tin tưởng, chính là “thông điệp” thứ nhất cho chúng ta, và qua ngôn từ, đã truyền đạt thực ư khéo léo ý hướng. Tên Phanxicô nhắc nhở tôi đến chữ La-tinh francus. Chữ/tiêáng (La-tinh) này có nghĩa là “tự do, mở, thẳng thắn” – một người trung thực. Chúng tôi cũng hiểu rằng ngài chọn danh hiệu Phanxicô có ý tôn vinh Thánh Phanxicô, vị Thánh khó nghèo, được tôn vinh nhờ đức tin đơn sơ và tình yêu tha thiết sâu đậm đối với lớp người nghèo khó.

Như vậy là từ ngay phút ban đầu, Giáo Hoàng Phanxicô đã “hé mở” về hành trình Giáo Hoàng của ngài cũng như những chuyện ngài sẽ nói. Ngài muốn sẽ nói một cách rõ ràng, thẳng thắn, trung thực, bình dân để ai nấy dù khó nghèo, vô học, cũng đều nghe hiểu.

Rồi, cũng ở hiên thượng (balcon) ấy, Giáo Hoàng Phanxicô đã “hiện ra” một chút về con người mình. Bởi theo truyền thống xưa nay, trước hết, vị tân Giáo Hoàng – cũng là Giám Mục Rôma - ban phép lành cho mọi người có mặt tai Quảng Trường Thánh Phêrô. Nhưng Ðức Phanxicô đã chủ ý xoay ngược chiều, nói: “Tôi xin mọi người một đặc ân là, trước khi tôi chúc lành mọi người trong vai trò Giám Mục, xin mọi người hãy cầu xin Chúa chúc lành cho tôi. Xin mọi người cầu nguyện cho tôi trong thinh lặng.” Rồi ngài cúi đầu đón nhận lời nguyện chúc lành “của Quảng Trường”.

Tôi thiết nghĩ cả hai hành động – lấy danh hiệu Phanxicô và đón nhận nguyện chúc của công chúng – cho thấy con người vốn đã khiêm nhường và đời sống khiêm nhường ấy đã tạo thành “nhân vật”.

Thầy Thuốc Bị Súc Phạm – Trong cuộc phỏng vấn dài đầu tiên, “người ta” hỏi Ðức Phanxicô: “Jorge Mario Bergoglio1 là ai?” Yên lặng khá lâu, sau đó ngài đáp: “Tôi là kẻ tội lỗi, và tôi thiết tưởng đây là một định nghĩa chính xác nhất.” Rất có thể cũng đang là lúc người ta trông chờ câu trả lời “mầu sắc đạo” của một vị Giáo Hoàng, Ðức Phanxicô nhấn mạnh tiếp: “Ðây không phải lối dùng mỹ từ pháp, hay kiểu nói văn hoa. Tôi thực là kẻ tội lỗi....là một kẻ tội lỗi mà Thiên Chúa tìm dùng cho thời điểm”. Và nhân dạng ấy – người tội lỗi đã nhận lãnh thương xót - được tìm thấy vào thời kỳ quan trọng đời mình.

Ðức Phanxicô hay nói về thời gian ngài làm Bề Trên Tỉnh Dòng Giê-zuit (Jesuits) ở Argentina. Năm được bầu vào chức vị ngài mới 36 tuổi và đã không đem lại kết quả tốt đẹp gì. Và theo ngài, chẳng những đã không mang lại tốt đẹp nào mà còn làm cho trở nên tồi tệ, bởi vì ngài đã không biết ứng dụng quyền hành để kết hợp người với người. Ngài đã thú nhận rằng mình chuyên chế và “nặng tay” nên buộc nhà dòng phải cất chức rồi chuyển ngài đến thị trấn Cordoba như một hình thức “lưu đầy”.

Kinh nghiệm bị chống đối ấy đã làm cho Phanxicô thương tổn sâu đậm. Và vì thế, đã hối thúc ngài mau mắn “xét lại lương tâm” một cách thận trọng để chuyển hoán. Nhờ vậy ngài đã học trở nên mềm dịu và suy tưởng cởi mở đối với những người trong trách nhiệm săn sóc phục vụ của ngài. Và cũng vì được gởi – lưu đầy – đến thị trấn Cordoba ấy mà Phanxicô bắt đầu nhiều tiếp xúc ý nghĩa với lớp người nghèo khó.

Cordoba quả thực là một khúc quanh cuộc đời, bởi chính ở nơi đây Phanxicô đã nhận ra, học biết thương cảm, biết mở rộng con tim. Ngày nay, những đức tính ấy đã làm cho Phanxicô trở thành vị Giáo Hoàng Ðại Chúng. Phải chăng đây là “qua tặngø” cho Giáo Hội! Một người đã từng bị khinh chê, chối bỏ, một con người, mà trải nghiệm thương tổn bản thân đã là động lực chữa lành, đã là tiềm lực động viên cho bao người.

Tôi khám phá thấy rằng phong cách cởi mở chính bản thân của Phanxico – chuyện tốt cùng chuyện không tốt – đã khiến người khác trở nên thoải mái “làm theo” những gì ngài nói. Người người phấn khởi vì gương mẫu của ngài. Người người theo ngài vừa do thúc đẩy của lòng ngưỡng mộ lẫn tình thân hữu. Lãnh đạo của Ðức Phanxicô có căn bản trên đức khiêm nhường cùng chia sẻ, sự lãnh đạo phấn khởi khiến người khác làm theo vì họ thấy phản ảnh nơi ngài, sự thử thách và cả thành đạt bản thân.

Một Giáo Hoàng Lắng Nghe, Một Chủ Chăn Chờ Nghe - Giáo Hoàng Phanxicô không chỉ thích thú kể chuyện mình thôi đâu. Ngài cũng rất thích thú lắng nghe những câu chuyện của người khác. Khi ở Cordoba và Buenos Aires, Phanxicô đã bắt đầu chú ý đón nghe chuyện giới nghèo khó, vô gia cư. “Lên” làm Giáo Hoàng, ngài đã gây sửng sốt khi gọi điện thoại hồi âm thư từ nhận được, đàm thoại bao lâu theo thời gian cho phép, rồi cùng cầu nguyện với họ và tư vấn, khuyên nhủ. GH Phanxicô ấn định để ăn trưa với công nhân tại sân cỏ Vatican, với những người vô gia cư của Roma, cùng và nhiều nhóm người khác nữa. Khi chuẩn bị Hội Nghị Giáo Phụ, ngài còn yêu cầu gởi thăm dò cho giáo hữu, vì muốn được nghe “tiếng nói” của người giáo hữu bình thường, về nỗi vui cùng những thử thách họ gặp phải trong đời sống gia đình.

 Thật quả đã có thay đổi hoàn toàn nơi Linh Mục Tỉnh Dòng Giê-zuit trẻ tuổi ngày xưa, một người vốn chỉ áp đặt khuôn thước mà bất cần đến ý kiến người khác, đến nỗi đã được mệnh danh “bàn tay sắt”! Sự hoán chuyển ấy đã phấn khích tôi lắng nghe tiếng nói giáo dân xứ mình. Mặt khác, cũng còn được coi như động lực làm họ “nghe nhau”. Tôi còn học được thói quen mỗi khi tiếp xúc với giáo dân: “Ông/Bà có thấy được rằng đời sống chúng ta là một câu chuyện thích thú không? Câu chuyện về tác động của Chúa chúng ta trong vũ trụ chúng ta đang sống đây?

Còn Chuyện Của Bạn Thì Sao? - Tôi thâm tín rằng mỗi Giáo Hoàng mang một thông điệp cho Giáo Hội. Chuyện “can trường và chung thủy” của Ðức Gioan Phaolô II dưới ách Cộng Sản Ba-lan dậy chúng ta “Không sợ hãi, hãy chôn vùi noù xuống vưc thẳm...”. Chuyện Ðức Bênêđictô XVI miên trường nghiên cứu Thần Học cảnh giác chúng ta “tỉnh táo đề phòng chủ Thuyết Tương Ðối độc tài”. Và ngày nay, với chuyện “khiêm nhường và đương đầu với nghèo khó” của Ðức Phanxicô dậy chúng ta dù chỉ với “một giọt thương cảm cũng làm cho thế giới đỡ tê cóng và trở nên công chính hơn”.

 Nhưng không nên tưởng nghĩ rằng chỉ có chuyện của các vị Giáo Hoàng mới quan trọng, đáng được “kể” cho thế giới. Tôi thường hay nhan nhủ giáo dân trong xứ rằng câu chuyện của họ cũng quan trọng như chuyện của các vị Giáo Hoàng. Ðiều đó đúng cho tất cả người dân Chúa chúng ta. Cuộc sống con người không thuần túy chỉ là những sự kiện, biến cố tiếp nối nhau. Mỗi chúng ta đang sống động trong cuộc tình Người Cha thương yêu con mình và hằng tìm mọi cách cho người con ấy mỗi ngày mỗi tiến gần mình hơn.

Một chút suy tư có thể chấp nhận điều trên hoàn toàn đúng: Mỗi con người chúng ta vẫn liên tục chia sẻ chuyện cá nhân mình với thế giới. Mỗi lần hiệp dâng Thánh Lễ, dành thời giờ săn sóc chăm nom con cái, chu toàn nhiệm vụ sở làm, bàn tay vun quén gia đình, và cả lúc thư giãn, khi en-gioi đôi giờ khắc rảnh rỗi là chúng ta đang “tâm sự” cùng láng giềng khu xóm, người qua lại về nhân phẩm của mình cũng như phác họa về con người mai sau mình nhắm tới. Chúng ta đang kể với tha nhân “tôi yêu Chúa của tôi’ và ước vọng theo Chúa.

Tôi xin “đề nghị” một câu hỏi mà tôi thường tự hỏi bản thân và các giáo dân trong xứ: “OBACE2 có hài lòng câu chuyện của mình không? OBACE, nếu có cơ hội, có tính sống chuyện mình theo sự ưng ý nhất không?”

“Câu hỏi” mang chiều tích cực! Và tôi “dám” nghĩ “rất có thể Giáo Hoàng Phanxicô mỗi ngày cũng tự hỏi như vậy”.

Anh ngữ do LM Guy Noonan (Chánh Xứ Ðức Mẹ Chỉ Bảo Ðàng Lành, Florida)

Chuyên ngữ - Vũ Quý Thế - AtnÐn54 -WAU-0615

 

.