__________________________________________ Chúa Chiên

__________________________The image “http://www.ordination.org/Jesus-child.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.


ột trẻ sơ sinh đang khóc, ai dỗ cũng không im, nhưng chỉ cần người mẹ của em bồng ẵm vỗ về, em sẽ không khóc nữa, người ta giải thích rằng do em nhận ra sự êm ái dịu ngọt, và nhất là em nhận ra được nhịp tim thân quen của mẹ em, một môi trường an toàn, mà em đã nhận được suốt thời gian còn trong dạ mẹ, điều này được lý giải qua những quan sát khoa học và y khoa. Trong sản xuất chăn nuôi, người ta quan sát con vật nuôi, nó cũng nhận ra được chủ của mình, và quen hơi với người nuôi chúng, tuy con vật đó chỉ tồn tại với chủ một khoảng thời gian nhất định, tuỳ vật nuôi.

______________________________________________Stock Photo titled: Mother breast feeding baby girl, USE OF THIS IMAGE WITHOUT PERMISSION IS PROHIBITED


Ngày nay phương tiện truyền thông nhanh hơn, kỹ thuật tinh vi, mặc dầu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống, người ta vẫn thấy rất vô cảm, nên người ta mới cố gắng làm sao khi chuyển tải thông điệp còn có những hình ảnh của người đối thoại để cảm nhận được (ví dụ: từ truyền thanh đến truyền hình, từ điện thoại thường đến điện thoại có ca-mê-ra, hay như từ bàn phím vi tính đến có webcam...)

Còn Thiên Chúa giữa Ngài và chúng ta là một sự thân tình bền vững, một tình cảm từ muôn thuở khi chúng ta còn là bụi tro, Ngài chăm sóc chúng ta không mong để bán hay trao đổi, mà vì phát xuất từ tình yêu khôn dò của Ngài là cho chúng ta hiện hữu, cho ta làm con của Ngài.

Ngày nay chăn nuôi để có lợi nhuận người ta công nghiệp hoá, mối quan hệ giữa người nuôi và vật nuôi dựa trên hiệu quả kinh tế, điều này chúng ta không phủ nhận. Một điểm khác nữa vì chúng ta vẫn quan niệm giáo dân là đàn chiên, trước nay giáo dân thường tập trung quanh nhà thờ vị chủ chăn dễ trông nom, nhưng nay xu hướng chung của xã hội, người giáo dân có tản mác khắp nơi, mối quan hệ giữa người chăn và chiên có lỏng lẻo! Chúng ta có sợ sệt, tuy nhiên nay là thực tế khó mà tập trung giáo dân với những lễ nghi như xưa nữa, nhưng nếu ta để ý, vì đây là chuyện con người, không thể dựa trên hiệu quả kinh tế, mà trên tính nhân văn, chính vì thế Lời Chúa hôm nay vẫn vang vọng và là bài học cho chúng ta phải thuộc: "Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta". Thế mà đôi lúc người chăn và chiên đã không hiểu nhau, muốn chiên ta biết ta, mà không trở nên mục tử tốt lành, không biết đến chiên của mình thì thật là xấu hổ, vậy nói chi đến chuyện bảo vệ đàn chiên, đàn chiên bây giờ rộng khắp, tản mác khắp nơi, nó đòi người chăn phải thêm kỹ năng, mà kỹ năng hàng đầu là yêu thương. "Mục tử tốt lành", muốn mình nên giống mục tử tốt lành phải nhìn vào Đức Giê-su, và học nơi Ngài, lúc đó chúng ta sẽ biết các chiên của mình, các con chiên này không cần công nghiệp hoá, nó cần tình thương yêu vỗ về, nó cần tình người.

Hình bóng người Mục Tử hiền lành được phác hoạ, khắc ghi sâu đậm qua con người Đức Giê-su, và Ngài thể hiện hình ảnh đó một cách trung thực và đầy cái chất tinh tuý của tình yêu Thiên Chúa qua sự liều thân bảo vệ chở che, tuy nhiên, tình yêu cao vời đó Ngài nhận được từ nơi Thiên Chúa Cha, vì chính Cha là Vị Mục Tử Nhân Lành. Chúa Giê-su đã làm sống động, trung thực hình ảnh Đấng Chăn Chiên Lành khi Ngài vâng phục Thiên Chúa, Ngài đã liều chết vì đàn chiên và bảo vệ đàn chiên của mình khi treo trên thập giá và dẫn dắt đàn chiên đến mảnh đất phì nhiêu, khi Ngài sống lại vinh quang, và chính Ngài đã nói: "Tôi ban cho chúng sự sống đời đời". Hình ảnh Chúa Giê-su Mục Tử chúng ta dễ nhận ra, nhưng Chúa Giê-su lại muốn dẫn dắt chúng ta đến Đấng Chăn Chiên đích thực là Chúa Cha, điều này thật là khó khăn nếu con chiên không lắng nghe tiếng gọi, hay sự dẫn dắt của Ngài, nhận ra Chúa Cha Vị Mục Tử, đòi chúng ta phải lắng nghe hơn, gắn kết hơn, như bé thơ nép mình bên mẹ hiền, chiên nghe tiếng người chăn dắt, thử hỏi tôi có luôn nghe tiếng Chúa không?

 

Linh mục Dom. Nguyễn Đức Trung, nhà thờ Bắc Hà, Củ Chi