Chữ giời trong tiếng Việt

Minh Võ

Tản mạn về chữ giời trong tiếng Việt
1,-----------------------------------------------------------------------------------------------
Qua ca dao, người gái quê nào đó mang nặng mối “sầu tinh đẩu”, “đêm đêm tưởng giải ngân hà”; đã khuya lắm, gần rạng đông rồi, mà vẫn trằn trọc không ngủ được. Nàng “ra đứng bờ ao… Trông cá, cá lặn, trông sao sao mờ”. Thậm chí cả vì sao sáng nhất là sao mai (Kim Tinh, Venus) cũng mờ nhạt vì mối sầu tương tư của nàng (1). Nơi chốn ngự trị vì sao mai sáng láng, nơi trải dài giải sông bạc, con đường sữa với muôn vì tinh tú… mà thôn nữ ngước nhìn lên để tìm ở đó hình ảnh của người nàng thương, nàng nhớ được ngôn ngữ Việt gọi là “giời” (giọng Bắc) hay “trời” (giọng Nam). Nó cũng còn được gọi là bầu trời: Trời trong xanh. Trời cao; trời hôm nay thấp lè tè, trời u ám, nhiều mây; trời đêm nay vắng sao…

Giời hay trời còn có nghĩa là thời tiết: Giời mưa dầm dề, giời nắng chang chang: giời rét như cắt, giời nóng như rang. Trời bão, trời sấm sét, trời làm hạn hán, lụt lội…

Khi chữ giời hay trời mang những ý nghĩa bầu trời, thời tiết thì nó thường được viết trơn, không viết hoa. Và nó chỉ có nghĩa thuần túy vật lý, không hề mang ý nghĩa tôn giáo hay siêu hình.

Nhưng chữ giời hay trời - từ đây xin dùng chữ trời của miền Nam - đôi khi còn được nhân cách hóa và gọi là “ông trời”. Từ chỗ nhân cách hóa này phát sinh hai cách quan niệm về “ông trời”. Với người theo thuyết duy vật vô thần thì đó chỉ là thiên nhiên vật chất, là tượng trưng của định mệnh. Nhưng với “người không duy vật” thì ông trời có khi là danh xưng thân mật của một vị thần nào đó, vô hình, nhưng có thật ở một thế giới bên ngoài thế giới hữu hình, mà có người cho là một vị thần trong số nhiều vị thần khác, theo quan điểm tôn giáo đa thần. Cứ theo cách xưng hô ông trời ta cũng thấy tính cách thân thiện, gần gũi, gần như ông A ông B bên hàng xóm, ông chủ tịch, ông trưởng ty nào đó trong chính quyền địa phương. Có khi còn gần hơn, thân hơn, dễ thương hơn.

Nhưng khi chữ Trời viết hoa không có chữ ông đứng trước thì lại là sự biểu thị của một tín ngưỡng nào đó khá gần với tín ngưỡng độc thần hơn. Trong trường hợp này các từ điển Việt Nam, - kể cả từ điển do các nhà xuất bản của nhà nước cộng sản ấn hành - thường dịch ra ngoại ngữ là God (viết hoa) hay Dieu mà ta thường dịch ngược lại là Thượng Đế. Thành ra Trời cũng có thể hiểu là Thượng Đế. Cũng từ điển Việt Anh trong nước hiện nay đã dịch Trời là Thượng Đế. Và trong trường hợp đó thì chữ “Trời” được các người theo Ki Tô giáo coi như tương đương với cụm từ “Đức Chúa Trời”, Thiên Chúa.

Tuy nhiên nên xác định rõ hơn là nếu nói chữ Trời gần với - hay tương đương với - chữ Thượng Đế, hay Thiên Chúa, hay Đức Chúa Trời của Ki Tô giáo thì có thể được. Nhưng bảo rằng những chữ đó đồng nghĩa với nhau thì không đúng hẳn. Vì người Việt Nam không theo Ki Tô giáo quan niệm về Trời không giống God của Ki Tô Giáo là Chúa Ba Ngôi, Chúa Tể Vạn Vật, Độc Nhất Chí Tôn Tạo Dựng muôn loài đã ban bố giới răn cho loài người phải “kính mến Người và thương yêu tha nhân như mình vậy”. Nhưng dù sao thì người Việt Nam, dù quê mùa hay trí thức, trừ phi họ theo thuyết duy vật, đều quan niệm rằng Trời là một thực thể linh thiêng, tuy mắt trần không thấy, nhưng là Đấng có quyền uy, thế lực khiến họ có thể tin cậy, nhờ cậy. Vì thế trong ngôn ngữ Việt mới thường gặp những nhóm từ: cầu Trời, lạy Trời, nhờ Trời.

(Nói đến hai chữ “nhờ Trời” mà người dân Việt thường dùng tưởng cũng nên mở một dấu ngoặc để ghi nhận là dưới chế độ cộng sản miền Bắc trước đây những người duy vật vô thần đã cưỡng ép thay thế hai tiếng “nhờ Trời” bằng những chữ: Nhờ ơn Bác, nhờ ơn Đảng.)

Và trong các từ điển chữ Trời ở đây đều được dịch là God hay Dieu. Kể cả nhóm từ “chỉ có Trời biết” thường được hiểu như một cách nói phủ định, vẫn bao hàm một chuỗi ý niệm có liên hệ logic là điều này người trần không ai có thể biết; chỉ có đấng toàn năng toàn trí ở ngoài thế giới loài người biết được. Và đấng đó Tây phương gọi là God, Dieu, tức Thương Đế. Chính vì thế người Tây Phương cũng thường nói “God knows”, “Dieu le sait! Mở các từ điển ta thấy chữ “God, Dieu” trong trường hợp này đều được viết hoa.

Có điều đáng nói là mấy từ điển mà chúng tôi tra cứu đều là những cuốn do các cơ quan văn hóa nhà nước cộng sản xuất bản hay ấn hành. Cuốn từ điển Anh Việt còn được biên soạn bởi một tập thể gồm khoảng 30 “đồng chí”, dưới sự chỉ huy của một đồng chí khác. Thế mới biết một vài nhà duy vật Việt Nam ở hải ngoại đã “bảo hoàng hơn vua”, khi bảo rằng chữ trời trong ngôn ngữ Việt Nam và với lối tư duy của người Việt Nam chỉ có nghĩa thể lý là bầu trời, thời tiết, định mệnh, thiên nhiên (không viết hoa), hoặc là một lối nói phủ định hay nhân cách hóa.

Ông Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là ông vua cuối cùng của Việt Nam, khi nói đến việc tế Nam Giao do vua Gia Long lập cách nay 2 thế kỷ đã định nghĩa Trời như sau: “Đối với dân chúng Việt Nam, cũng như đối với vua, Trời là bậc chí tôn, độc nhất vô nhị, không hình hài. Người ta khấn vái nguyện cầu, vì tất cả đều nằm trong tay Ngài. Ngài là Đấng Tạo Hóa bất diệt và thuần nhất.” Ông còn đi xa hơn nữa khi so sánh việc tế Nam Giao với lễ dâng mình thánh Chúa của Ki Tô giáo và nêu ra những điểm giống nhau, “như chỗ trai giới, chỗ dâng vật cúng, chỗ khấn nguyện và chỗ chia phần và hưởng thực lộc cúng tế.”

Các người duy vật sẽ bảo ông Bảo Đại bị ảnh hưởng của bà vợ Công Giáo (Hoàng hậu Nam Phương) lại đã cải giáo thành tín hữu Công Giáo nên có cái nhìn lệch lạc không giống đại đa số người Việt về Trời.

Nhưng ông ta viết những hàng trên gần hai chục năm (1979) trước khi cải giáo. Và ông đã trưng dẫn lời của Đức Khổng Phu Tử sau đây cho thấy ông chỉ viết theo như những gì ông đã được học trong thời thơ ấu trong hoàng cung, do những bậc túc Nho chân chính dạy ông:

“Có người đã hỏi Khổng Tử là tại sao con người lại phải kính Trời, Khổng Tử đáp: ‘Chính ta cũng chẳng rõ. Nhưng ai hiểu rõ thì trị dân dễ như trở bàn tay vậy.’ Vừa nói Khổng Tử vừa giơ ngửa bàn tay ra.” (Con Rồng Việt Nam các trang 102, 139) (2).

Việc tế Nam Giao cũng như việc thờ Trời của dân Việt tưởng cũng không thoát ảnh hưởng của người Trung Hoa. Các từ điển lớn của Tây Phương, chẳng hạn bách khoa Britannica, cũng đã nói đến đạo thờ Trời ở Trung Quốc có từ nhiều thế kỷ xa xưa. - Vì vậy đã có một thời người Tầu thường được gọi là “các chú con Trời” - Và chẳng cứ gì Trung Quốc. Một số dân tộc trên thế giới như thổ dân châu Mỹ, châu Phi…. đều thờ một vị thần mà họ gọi là High God hay Sky God. Sấm được họ coi là tiếng nói của Thần Trời. Vầng thái dương và cung Quảng được coi như hai con mắt của Thần Trời. Người Việt ta thì khác, gọi vầng thái dương là mặt trời. Trời cũng có mặt, và trời còn có chân (chân trời, horizon) và có da (màu xanh da giời, bleu d'azure). Trời không nhân cách hóa còn có cổng, cổng trời. Trời còn có tuổi, nhiều tuổi, thường được chê (và trách) là trời già (khó tính).

Trở lại chữ Trời viết hoa. Không chỉ có vua Bảo Đại coi Trời là đấng chí tôn, Tạo Hóa toàn năng, Chúa Tể vạn vật. Nguyễn Du có lẽ cũng coi Trời là đấng toàn năng khi ông viết “Dẫu hay muôn sự tại Trời” (Kiều). Và hãy đi vào văn học hiện đại trong nước cộng sản và cuộc sống hàng ngày ở hải ngoại.

Bắc thang lên hỏi ông giời
Nguồn: podcastshow.com
Gần đây độc giả chú ý đến mấy nhân vật phản kháng, thi sĩ, văn sĩ cũng như nhà khoa học trong đó có Nguyễn Chí Thiện đặt Trời tương đương với Thượng Đế của người Tây Phương và còn đặt Trời trước Phật (3). Dương Thu Hương cũng vậy. Bà bảo cán bộ Chính, đội trưởng đội Cải Cách Ruộng Đất là Thượng Đế, rồi còn thêm là Trời (“… mà đội trưởng là Thượng Đế, là Trời”) (4). Nguyễn Huy Thiệp, đã từng nhiều tháng tu thiền dưới chân tượng Phật, cũng viết “cầu Trời Khấn Phật” trong truyện Giọt Máu của ông (5). Hoàng Tiến tự xưng mình là Phật Tử và tin tưởng rằng “Trời Phật sẽ chi phối tất cả” (6). Nhà khoa học (địa vật lý) Nguyễn Thanh Giang cũng nói rõ mình theo đạo Phật và tin có Trời Phật phù hộ cho nên mới thoát hiểm mà còn được nhiều ơn hơn trước khi gặp nạn (7).

Mới cách đây ít lu trên một tờ tuần báo địa phương thấy có 16 gia đình ký tên phân ưu về sự ra đi của một Phật tử đã viết: “Xin Trời Phật phù hộ cho hương linh anh Nguyễn Thanh Phát được sớm siêu thoát về cõi Nát Bàn” (8). Không thể nghi ngờ là trong số 16 gia đình này thế nào cũng có một vài gia đình là Phật Tử nếu không dám nói là tất cả. Tại sao họ cũng như Nguyễn Chí Thiện, Hoàng Tiến, Nguyễn Thanh Giang… lại đặt chữ Trời trước chữ Phật, mặc dù ai cũng biết Đức Phật Thích Ca, tức thái tử Tất Đạt Đa khi vừa lọt lòng từ hông thân mẫu là hoàng hậu Ma Gia… đã đứng thẳng lên bước đi bảy bước rồi tuyên bố: “…Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn” (9). Đã độc tôn, lại thường được gọi là Đấng Thế Tôn, và cũng chẳng bao giờ nói đến một đấng chí tôn nào khác, có lẽ Đức Phật không bằng lòng - nói theo cảm nghĩ của người trần chưa hết tham-sân-si - về cách đặt Trời đứng trước tên mình như vậy. Nhưng Phật Tử Việt Nam, người Việt Nam tuy gọi Trời là ông một cách thân mật, nhưng lại cả dám đặt Trời trước “Đấng Thế Tôn”. Ngôn ngữ Việt Nam là vậy. Tín ngưỡng Việt Nam là vậy. Dân Việt Nam là vậy.

Có nhà duy vật Việt Nam nào ở hải ngoại, bị tiêm nhiễm lối tư duy duy vật tây phương còn dám bảo chữ Trời trong nhóm từ Trời Phật ở đây chỉ thuần túy thể lý, thuần túy nhân cách hóa, không dính dáng gì đến tôn giáo không?

Nói đến tâm lý người Việt thân thiện với Ông Trời, tưởng cũng nên nêu ra đây thành ngữ “nhất vợ nhì trời” và hai câu thơ trong dân gian: “Bắc thang lên hỏi ông Giời, Cớ sao mà nỡ đưa người ấy đi?” Và đặc biệt là thành ngữ “coi trời bằng vung”

Cái bầu trời, hay vòm trời mà mắt trần ta có thể thấy có khi nó cao vời vợi hun hút. Nhưng có lắm lúc thấy nó thấp lè tè, nhất là những khi trời oi ả, hay có mây đen vần vũ. Ta có cảm tưởng như bị một cái vung vô hình úp lên đầu, lên cuộc sống. Lúc đó sao trời bé thế. Như cái vung? Rồi từ cái hình ảnh đó người dân nhiều óc tưởng tượng đã so sánh để nói về những kẻ liều lĩnh dám “bán trời không văn tự”, làm những chuyện tầy trời. Trong Nam còn có thành ngữ “bán trời không mời thiên lôi”, cũng có nghĩa tương tự.

Chín tầng trời

Đến đây chúng ta đã trở lại với cái nghĩa thể lý, đúng nghĩa đen của chữ trời. Cái trời theo nghĩa đen này có phải là cái bầu trời có chín tầng hay không - “chín tầng trời, mười tầng đất”. Chín tầng trời là những tầng nào? Theo khoa học hiện nay về trái đất, về khí quyển và môi sinh, các nhà khoa học có nói đến 5 tầng khí quyển: troposphere, stratosphere, mesosphere, thermosphere và exosphere. Nhưng 5 tầng này chỉ thuộc về trái đất mà thôi; (mà con mắt trần cũng chẳng nhìn thấu được đến tầng thứ ba). Như vậy 5 tầng này rất có thể là chưa bao gồm đủ 9 tầng trời mà dân gian nói.

Nếu được phép suy diễn theo óc tưởng tượng, ta có thể nói 4 tầng còn lại thuộc về không gian ngoài trái đất: Tầng 6 nằm trong thái dương hệ. Tầng 7 nằm trong thiên hà “Sông Ngân Hà”, hay “Con Đường Sữa” (Milky Way), với khoảng 100 tỷ vì sao mà mỗi vì sao là cả một thái dương hệ. Tầng 8 nằm trong khoảng không bao la, bên ngoài giải ngân hà của chúng ta, gồm khoảng 100 tỷ thiên hà, gần như vô tận (mênh mông bát ngát, khoảng trên 300 triệu năm ánh sáng). Và tầng 9 là tầng ở ngoài cái vũ trụ hữu hình đã xuất hiện từ tiếng nổ Big Bang - thuyết của linh mục Lemaitre, một thuyết về vũ trụ học được nhiều người theo nhất hiện nay - và đang không ngừng bành trướng ra không biết đến bao giờ và cho đến biên giới nào. Chỉ biết rằng từ khi có tiếng nổ Big Bang cho tới nay theo tính toán của các nhà thiên văn thì đã trải qua trên 10 tỷ năm rồi. Vậy ngoài cái vũ trụ bao la này còn cái gì? Các nhà khoa học không trả lời được. Vì nó đụng tới biên giới của vô cực, vô cùng, vô thủy vô chung. Con mắt trần dĩ nhiên không nhìn thấy, mà dù có viễn vọng kính Gallilé hay Hubble… hay trí tuệ siêu việt của Newton, Laplace, Einstein hay Lemaitre cũng không thể nhìn thấy hay quan niệm được.

Nơi đó chỉ có con mắt của tâm linh nhìn tới được. Vì nó đã ra ngoài biên giới của thế giới hữu hình, trong thế giới tâm linh đó vô cực cũng là số không. Xa vô cùng mà thành ra gần trong gang tấc. Đó là Niết Bàn, là Thiên Đường, là Cõi Bồng Lai Tiên Cảnh, là nơi không còn sinh lão bệnh tử, là nơi không còn tham sân si, không còn phải hóa kiếp, là nơi không còn đói khổ, áp bức… Nơi đó, theo một số đông hàng tỷ người, ngự trị Đấng Toàn Năng, toàn trí, kết tinh của Chân Thiện Mỹ ở tột điểm. Mà ở tột điểm thì Chân cũng là Thiện, Thiện cũng là Mỹ. Chân Thiện Mỹ là Một. Và vẫn theo những người này Đấng đó được mệnh danh là Trời, hay Đức Chúa Trời. Chúa Trời ngự trên Trời. Chúa Cứu Thế đã lên Trời (Thăng Thiên). Những tín điều cao siêu, màu nhiệm đó sẽ trở nên dễ hiểu phần nào nếu biết được rằng vì là thuần linh và vì là Tạo Hóa vô thủy vô chung, vừa là Alpha vừa là Omega, nên Trời, Chúa Trời là đấng hằng hữu, hiện hữu khắp nơi. Đối với Người, hiện tại, dĩ vãng, tương lai chỉ là một. Và nơi nào có Người nơi đó là Thiên Đường là bồng lai, là trời. Trời ở đây (lạy cha chúng tôi ở trên trời, Chúa lên trời) cũng như từ heaven của tiếng Anh vừa có nghĩa trời vật chất vừa có nghĩa trời linh thiêng, tức Thiên Đàng, Bồng lai tiên cảnh… Hiểu như vậy thì trời (heaven) là nơi Trời ngự trị cũng ở khắp mọi nơi như Trời, Chúa Trời. Trời, thiên đàng, Niết Bàn ở ngay đây, trong lúc này, trong tâm hồn ta nếu ta theo đúng giới răn của Trời làm lành lánh dữ để “thân tâm hằng an lạc”.

2
Nếu được phép suy diễn theo óc tưởng tượng, ta có thể nói 4 tầng còn lại thuộc về không gian ngoài trái đất: Tầng 6 nằm trong thái dương hệ. Tầng 7 nằm trong thiên hà “Sông Ngân Hà”, hay “Con Đường Sữa” (Milky Way), với khoảng 100 tỷ vì sao mà mỗi vì sao là cả một thái dương hệ. Tầng 8 nằm trong khoảng không bao la, bên ngoài giải ngân hà của chúng ta, gồm khoảng 100 tỷ thiên hà, gần như vô tận (mênh mông bát ngát, khoảng trên 300 triệu năm ánh sáng). Và tầng 9 là tầng ở ngoài cái vũ trụ hữu hình đã xuất hiện từ tiếng nổ Big Bang - thuyết của linh mục Lemaitre, một thuyết về vũ trụ học được nhiều người theo nhất hiện nay - và đang không ngừng bành trướng ra không biết đến bao giờ và cho đến biên giới nào. Chỉ biết rằng từ khi có tiếng nổ Big Bang cho tới nay theo tính toán của các nhà thiên văn thì đã trải qua trên 10 tỷ năm rồi. Vậy ngoài cái vũ trụ bao la này còn cái gì? Các nhà khoa học không trả lời được. Vì nó đụng tới biên giới của vô cực, vô cùng, vô thủy vô chung. Con mắt trần dĩ nhiên không nhìn thấy, mà dù có viễn vọng kính Gallilé hay Hubble… hay trí tuệ siêu việt của Newton, Laplace, Einstein hay Lemaitre cũng không thể nhìn thấy hay quan niệm được.

Trí tuệ của con người dù siêu việt như Newton, hay Einstein, hay linh mục Lemaitre nếu không có ơn thiêng cũng không thể nào vượt được ra ngoài - lên trên? - tầng trời thứ 8 để vào (hay lên) tầng trời thứ 9 vừa nói. Bởi vì cái tầng trời thứ 9 này không còn thuộc về thế giới vật chất, thế giới hữu hình là vũ trụ bao la trong đó có địa cầu của chúng ta. Nếu phủ nhận sự hiện hữu của thế giới siêu nhiên, thế giới tâm linh, phủ nhận sự mẫn cảm của tâm hồn, thì trí tuệ của con người dù siêu việt đến đâu cũng như bị sợi xích vô hình cột chặt lại không bay xa khỏi tầng trời thứ 8 được. Chính niềm tin vô biên của những nhà khoa học Ki Tô giáo nơi cõi siêu nhiên, nơi đấng thiêng liêng trong nhiều thế kỷ đã hướng dẫn, soi sáng trí tuệ, giải phóng trí tuệ khỏi những ràng buộc, trói buộc của tham sân si thuộc thế giới cảm quan, hòng bay bổng lên vượt lên trên những thành tựu khoa học của dĩ vãng, để đưa nhân loại đến những thành tựu khoa học rực rỡ ngày nay, khiến nền văn minh Tây Phương mà nhân loại ngày nay được hưởng mang dấu ấn sâu đậm của Ki Tô Giáo. Bằng chứng là năm 2000 mà nhân loại không phân biệt Đông Tây, và thuộc mọi tôn giáo trên hoàn vũ đã đón chào một cách long trọng chưa từng thấy, chính là năm tính theo lịch của Giáo Hoàng Gregorio, căn cứ vào năm sinh của Đức Giêsu Kitô (10). Năm 2000 mở đầu thế kỷ 21 còn có ảnh hưởng cả đến việc Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất gần đây đã đưa ra một thông điệp mang danh “Thông Điệp hướng về thế kỷ 21”. Có tài liệu của Phật Giáo nói Đức Phật sinh trước Đức Giêsu 624 năm. Đáng lý thông điệp phải nói hướng về thế kỷ 27 mới hợp với Phật Lịch. Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng của Ki Tơ Gio đối với nền văn minh nhn loại thật đng kể, mặc d những lỗi lầm trong qu khứ của một số gio sĩ trong hng lnh đạo khiến ảnh hưởng đĩ đ suy giảm trong một thời gian..


Thiên thần, tiên nữ.... ở tầng trời thứ mấy?

Ở trên chúng tôi đã nói đến 9 tầng trời theo ngôn ngữ Việt Nam (chín tầng trời, mười tầng đất). Măc dù phải thú thực, chưa được biết có ai đã giải thích một cách khoa học và chính xác về điều đó. Cho nên những gì chúng nêu lên chỉ là một cách giải thích theo óc tưởng tượng.

Thiên thần
picoodle.com
Vẫn theo đà tưởng tượng đó, chúng tôi xin lạm bàn thêm cho vui. Xin nhấn mạnh một lần nữa, người viết hoàn toàn theo óc tưởng tưtợng của một người thích tư duy phóng khóang, và mơ mộng. Chứ tuyệt nhiên không dựa vào những dữ kiện khoa học chính xác, hay phương pháp suy luận chặt chẽ của triết học, hay theo một giáo lý thần học nào.

Các họa sĩ Tây phương thường vẽ thiên thần giống hài nhi mấy tháng tuổi có người còn vẽ khỏa thân để cả chim ra, con chim bé bỏng bòng bong. Hình ảnh tiên nữ thì ít thấy hơn. Và thường là những thiếu nữ có y phục đường hoàng. Nhưng phần đông cả tiên cả thần đều có cánh. Cho đến nay giáo hữu thường tin thiên thần từ thiên đàng mà hiện ra, còn tiên nữ thì là do óc tưởng tượng của ai đó cho là cư dân của tin giới hay bồng lai tiên cảnh. Riêng người viết lại tưởng tượng ra một lối giải thích khác, căn cứ vào một vài kiến thức rất thô sơ về thiên văn sơ đẳng, không theo lối suy luận tính toán khoa học của các nhà thiên văn, mà chỉ dựa hờ vào đó để làm đà cho óc tưởng tượng bay bổng lên thôi.

Cho đến nay đã có nhiều tin tức từ các cuộc nghiên cứu, phân tích các thiên thạch hay từ các vệ tinh nhân tạo, phi thuyền không gian cho biết là trên Hỏa Tinh có nước, hoặc đã từng có nước, là điều kiện để có thể có sự sống. Và từ lâu người ta cũng đã nghĩ là không phải chỉ có trên mặt đất này có giống người thông minh. Nếu trong số 9 hành tinh chính của thái dương hệ không hành tinh nào có con người thông minh, trừ trái đất, thì điều đó không có nghĩa là trong toàn vũ trụ không có một hành tinh nào khác, trong số hàng tỷ tỷ hành tinh, có một loài người thông minh tương tự như loài người.

Tôi xin phép mượn trí tưởng tượng của người thanh niên còn tráng kiện minh mẫn để hình dung ra một thế giới như sau.

Trên một số trong hàng tỷ tỷ hành tinh vừa nói cũng có một giống người thông minh như con người hay thông minh gấp trăm, gấp ngàn lần con người trên trái đất, do điều kiện khí hậu, ảnh hưởng của năng lượng “mặt trời” (không phải mặt trời trong thái dương hệ của ta) và cũng do tổ phụ của “loài người” đó không vi phạm luật cấm ăn trái cây biết lành biết dữ như A-Dong, E-Và là tổ phụ của chúng ta.
Hãy chọn một trong những hành tinh đó cho dễ nói. Và hãy đặt cho nó một cái tên cho dễ nhớ: Thay vì gọi đó là trái đất, ta gọi đó là Trái Đào. Trái Đào là hành tinh thứ 3 (giống vị trí của trái đất trong thái dương hệ) của hệ mặt trời sao Thiên Mã. Hãy tạm đặt tên ngôi sao thuộc chùm sao Draco, trong giải thiên hà “The Tadpole” cách chúng ta khoảng bốn triệu năm ánh sáng như vậy.

Sao Thiên Mã có trước mặt trời của chúng ta một triệu năm, và Trái Đào cũng có trước trái đất nửa triệu năm. Loài người trên trái đào xuất hiện trước chúng ta cũng suýt soát nửa triệu năm. (Những con số này hoàn toàn do tưởng tượng không căn cứ vào cách tính nào theo khoa thiên văn hiện đại) Nhưng nhờ điều kiện sinh sống và khí hậu đặc biệt ưu đãi cho nên “con người” trên đó khỏe mạnh, sống lâu và xinh đẹp hơn chúng ta. Tổ tông của họ lại không ăn trái cấm nên không biết xấu hổ, luôn luôn khỏa thân mà không bao giờ có ý nghĩ vớ vẩn tầm bậy. Nghĩa là như cái mà ta gọi ở dưới thế này là “thiên thần” đó. Và cũng vì cái tâm lý đặc biệt đó cho nên tuổi trẻ của những người trên trái đào kéo dài hầu như vô tận. Nếu tính theo tuổi ở trái đất thì họ đã tới một nghìn tuổi, nhưng họ vẫn như trẻ con.

Những đứa “trẻ con” trên nghìn tuổi này cực kỳ thông minh vì trong sạch do không mắc tội tổ tông, lại có được nền giáo dục cực cao do Thượng Đế biệt đãi, cho nên chỉ trong vòng vài thế kỷ họ đã chế tạo được máy bay siêu âm, rồi phi thuyền không gian với tốc độ hàng triệu cây số giờ. Và chỉ ít lâu sau đó, không đầy vài thế kỷ họ đã có thể chế ra được bộ cánh cá nhân cho mỗi con-người-trẻ-con-nghìn-tuổi đó. Và khi lắp bộ cánh đó vào rồi tu luyện theo các phương pháp “thiền” và “dưỡng sinh Osawa” trái đào, chỉ trong vòng vài chục năm họ đã có thể bay nhanh ngang tốc độ ánh sáng nghĩa là suýt soát 300 nghìn cây số một giây! Rồi càng tu luyện thì tốc độ bay của họ càng tăng đến độ gấp trăm nghìn lần tốc độ ánh sáng của chúng ta. Thế là họ có thể bay lượn trên không trung trong không gian vô tận. Thỉnh thoảng có một anh chàng nghìn tuổi lẻ trẻ con thỗn thễn không mặc quần bay lạc vào thái dương hệ của chúng ta. Những người nhìn thấy mấy chú bé nghìn tuổi này buột miệng kêu: “Thiên Thần”. Thế là có thiên thần xuất hiện trên trần thế.

(Phải chăng những “thiên thần” từ trái đào này đã dạy cho một số người may mắn đặc biệt trên trái đất những khoa ảo thuật kỳ diệu như David Copperfield, những nhà bói toán bấm độn, những tác giả ban đầu của tử vi đẩu số, khiến họ làm được, nói được những chuyện mà người thường không làm không nói được? Phải chăng những sao nọ sao kia, nào Văn Xương Văn Khúc, Hồng Loan Đào Hoa…. ở những cung gọi là cung mệnh, cung phu thê, cung tử tức, cung phúc đức v.v... là do những “thiên thần” khỏa thân đó đã tự ý đặt tên rồi truyền dạy cho một vài người hiếm hoi trong nhân loại, sau thành tổ sư ẩn danh của khoa “thái ất”?

Phải chăng anh chàng người Anh hồi thập niên 60 lên đài BBC biểu diễn tài “dùng trí tuệ vặn cong chiếc thìa i-nốc” (bề ngoài xem ra anh ta xử dụng đến nhãn lực, tức chăm chú nhìn xoáy vào chiếc thìa) trước mắt hàng chục nghìn khán giả, cũng đã được một “thiên thần” nào đó tình cờ ghé qua trái đất và bắt gặp, đã chỉ cho ngón nghề “tiểu xảo” của “ông ta”? Có người còn nói anh chàng Ăng Lê đó còn có thể chỉ bằng tư duy khiến cho một máy bay tắt máy và rớt, nếu ông ta có dã tâm giết hại phi công và phi hành đoàn!

Trên báo chí mấy thập kỷ gần đây, thiếu gì những người đã kể lại họ được tiếp xúc với người không gian từ những “đĩa bay” ra nói chuyện với họ…. Đó là do óc tưởng tượng của họ quá mạnh hay họ cố tình bịp để gây chú ý? Hay họ lầm những khí cụ đặc biệt của một siêu cường nào đó với “đĩa bay” từ ngoại tầng không gian? Hay quả thực đã có những điã bay như thế từ một “trái cây” nào đó, mà trình độ “nhân loại” trên đó chưa tiến bằng những người ở trái đào nói trên, nên chưa có bộ cánh thiên thần để tự do du ngoạn vũ trụ, mà còn phải dùng đến kỹ thuật đĩa bay “lạc hậu”?

Xin bạn đừng hỏi làm sao con người trên trái đất có thể hiểu được tiếng nói của người vũ trụ, hay người của những trái đào, trái mận nào đó? Bạn không nhớ là trong sách Tông Đồ Công Vụ (Thánh kinh Kitô giáo) có thuật lại các tông đồ thời mới thành lập giáo hội đã có thể nói đủ mọi thứ tiếng, nghĩa là người nghe dù thuộc người nước nào, nói thứ tiếng gì khi nghe các tông đồ giảng thuyết đều hiểu hết?

Chính kẻ viết bài này đã được nghe một người bà con kể rằng khi ông ta đến nghe nhà hiền triết Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) thuyết pháp bằng Anh ngữ. Tuy lúc ấy Anh ngữ của ông ta chỉ lõm bõm vài chữ nhưng cũng hiểu được hết những gì nhà hiền triết kiêm giáo dục nổi tiếng này nói, nhờ có cái mà ông ta bảo “gần như thần giao cách cảm” hay sự gặp nhau của trí tuệ. Những ai đã từng có kinh nghiệm về thần giao cách cảm có thể hiểu ông ta muốn nói gì. Theo thiển kiến thì đó là nhờ có sự giao dịch giữa các trí tuệ với nhau qua Trí Tuệ Tuyệt Đối là Thượng Đế. Đối với trí tuệ đã được tiếp cận với trí tuệ của Thượng Đế, thì không có biên giới nào, ngăn cách nào hết. (Krishnamurti được nhiều người coi như thánh sống và có ảnh hưởng lớn đối với nền tu học và giáo dục. Ông mất ngày 17/02/1986 tại Cali, thọ 91 tuổi.)

Các “người” thuộc một văn minh cao hơn nhân loại chúng ta, đã không mắc tội tổ tông, lại được tu luyện trong những môi trường thanh cao hơn, rất có thể có khả năng nói nhiều thứ tiếng, hay không cần nói cũng hiểu, “giao tiếp với nhau chỉ bằng tư duy thuần túy. Thành ngữ Việt Nam “nói ít hiểu nhiều” hay hình ảnh hai người yêu nhau, lẳng lặng nhìn nhau không nói, hoặc chỉ nhìn vào mắt nhau đã như giốc hết bầu tâm sự cho nhau cũng nói lên phần nào khả năng “giao tiếp” bằng tư duy của trí tuệ. Tóm lại quả thực có loại ngôn ngữ vô âm thanh, mà chỉ thiểu số biết dùng.)

Những “thiên thần” trên trái đào này cũng biết yêu– bằng tình yêu tuyệt vời hơn hẳn những thứ tình diễm lệ nhất trần gian, biết làm tình và sinh con đẻ cái. Nhưng cách làm tình của họ không giống kiểu cách của con người trái đất. Và đặc biệt là những trẻ con nghìn tuổi thuộc “nữ giới” có thể thụ thai mà không cần giao hợp. Người nữ trẻ thơ mười ngàn tuổi sinh con mà vẫn còn đồng trinh, âm hoa của nữ thiên thần trăm con vẫn ngát hương trinh nữ. (Có lẽ thụ thai trong ống nghiệm hay thụ thai do phép mầu – của thần linh (?)– là những phương pháp thông thường giản dị và “rẻ tiền” trên Trái Đào.)
Cái thế giới trái đào mà các “thiên thần” đó sống so với trái đất của chúng ta thì đó là ở tầng thứ 8 trong 9 tầng trời. Đó là nói theo vị trí trái đất của chúng ta. Nếu nói theo vị trí của họ thì đó không phải là tầng trời nào cả, mà vần chỉ là đời sống trên trái đào cũng tương tự như chúng ta trên trái đất mà thôi, tuy rằng ở một mức độ cao vượt hơn hẳn. Và cũng có thể họ nhìn những trái đất, trái mận hay trái nào khác đối với họ lại là tầng trời thứ 8 của họ.

Nếu loài người trên trái đất biết tự thanh tẩy, rồi tu luyện thì có thể hàng chục vạn năm, hay nửa triệu năm nữa, cũng sẽ đạt tới mức sống văn minh gần như (gần thôi, nghĩa là họ được mười thì mình cũng được một) “nhân loại” trên trái đào, ấy là giả thiết trái đất còn sống giai đến lúc đó.
Có thể là trên “trái mận” hay “ trái nho” ở những thiên hà gần trái đào cũng có những “con người” thông minh tương tự, nhưng mức độ thông minh có cao thấp, hơn kém khác nhau tùy theo hấp lực của những trái cây đó, tùy theo môi sinh trên đó và tùy theo ân huệ hay sở thích của Thượng Đế.

Cũng có thể là ở một “trái cóc” hay “trái xoài riêng” nào đó gần chúng ta hơn có những “con người thông minh” rất độc ác, xấu xa do tổ tông của họ phạm những tội nặng hơn tội Adam và Evà, nên “nhân loại” trên đó có hình thù và tính tình hành vi giống như những quái vật mà nhân loại trên trái đất đã từng gặp và gọi là quỷ, quỷ sứ, satan…. Nền văn minh vật chất của những trái cóc, trái xoài riêng có thể cao hơn nhiều so với chúng ta, nên những “con quỷ” trên đó đã có thể có phương tiện di chuyển tối tân hơn và đã xâm nhập được vào trái đất để quấy phá và hãm hại con người.

Tiếp tục tưởng tượng về những thế giới bên ngoài giải ngân hà của chúng ta, ta sẽ thấy những hành tinh trái nọ trái kia, nơi chốn sinh sống những loài “người-thiên- thần -tiên- nữ -hay -ma- quỷ” đó đều ở tầng trời thứ 8 so với trái đất. Nhưng đối với họ thì họ cũng thấy họ chẳng ở một tầng trời nào cả. Và muốn lên tầng thứ 9 để gặp Thượng Đế họ vẫn cần dùng tới năng lượng của trí tuệ, và/ hoặc ân sủng của Thượng Đế. Có điều đối với một số “trái cây” nhờ môi trường đặc biệt ưu đãi, và nhờ ảnh hưởng thuận lợi về luật hấp dẫn thiên văn trong phạm vi thiên hà và thái dương hệ trong đó họ sinh sống, hoặc do khéo tu luyện, họ có thể dễ thực hiện hơn con người trên trái đất. Nói cách khác, nhờ ơn Chúa, họ có thể lên tầng trời thứ chín với Chúa dễ dàng hơn chúng ta.
Nếu mấy trang mạn đm về chữ Giời trong tiếng Việt dẫn đến chuyện tiếp xúc với Trời ở tầng trời thứ 9 trên đây có làm nhàm tai hay phật ý bạn đọc, thì người viết mong được hai chữ đại xá.


© DCVOnline